Những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại Quảng Ninh (Trang 90)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành công mà hoạt động đối ngoại đã hỗ trợ ngành du lịch Quảng Ninh phát triển nêu trên, hoạt động đối ngoại còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục để phát huy có hiệu quả hơn nữa nhằm hướng tới mục tiêu phát triển của du lịch Quảng Ninh từ nay đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và 2030 theo định hướng phát triển của Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đưa ra.

Đối với hoạt động đón tiếp đoàn vào: sự phối hợp giữa cơ quan Sở

Ngoại vụ với ngành Du lịch và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long trong việc cung cấp các tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền quảng bá đến với các đoàn khách quốc tế do Sở Ngoại vụ tổ chức cho lãnh đạo tỉnh đón tiếp còn chưa phong phú, đa dạng. Các ấn phẩm chủ yếu là do Ban Quản lý Vịnh Hạ Long cung cấp chỉ đơn thuần giới thiệu về Vịnh Hạ Long. Ngành Du lịch chưa cung cấp được những ấn phẩm riêng, giới thiệu một cách toàn diện về du lịch Quảng Ninh. Đội ngũ cán bộ làm công tác lễ tân đối ngoại còn thiếu, một số cán bộ còn yếu về nghiệp vụ lễ tân đối ngoại và ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu phiên dịch. Ngoài đội ngũ hướng dẫn viên trên Vịnh Hạ Long do Ban Quản lý Vịnh quản lý, ngành Du lịch chưa chú trọng đào tạo hướng dẫn viên cho ngành Du lịch Quảng Ninh. Chất lượng hướng dẫn viên trên Vịnh cũng chưa cao, chưa chuyên nghiệp nên phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác đón tiếp

chung. Việc cung cấp thiếu thông tin cũng làm kém đi hiệu quả của công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch đến với các đoàn quan khách quốc tế.

Đối với hoạt động tổ chức đoàn ra: Kết quả chuyến công tác nước

ngoài của các đoàn đại biểu cấp cao của tỉnh có liên quan trực tiếp đến các khâu chuẩn bị và thực hiện chương trình, kế hoạch. Trong một số chương trình việc phối hợp giữa cơ quan ngoại vụ với cơ quan quản lý du lịch, các địa phương có hợp tác du lịch còn có bất cập trong việc cung cấp thông tin, dự thảo và ký kết thỏa thuận quốc tế cấp ngành. Đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức đoàn ra còn mang tính tận dụng một người làm nhiều việc nên chưa chuyên sâu. Bộ phận triển khai xây dựng các chương trình, kế hoạch cho các chuyến công tác nước ngoài chủ yếu là nhân sự của Phòng Hợp tác Quốc tế, Sở Ngoại vụ. Nhân sự của bộ phận này thiếu trầm trọng hiện chỉ có 05 cán bộ trong đó có 01 cán bộ tiếng Trung, 03 cán bộ tiếng Anh, 01 cán bộ tiếng Pháp. Trong khi đó hoạt động quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, các chuyến công tác nước ngoài của lãnh đạo tỉnh ngày càng nhiều và đa dạng phong phú về mục đích, nội dung.Việc xây dựng chương trình, kế hoạch nhiều khi chỉ dựa trên các thông tin tổng hợp và sự trợ giúp của các cơ quan trung ương, các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài và của đối tác phía bạn mà thiếu tính thực tiễn. Đây cũng là một hạn chế lớn đối với cán bộ làm công tác tổ chức đoàn ra. Chính vì lý do một cán bộ đi theo đoàn công tác cùng lúc phải làm nhiều công việc, nhiều công đoạn nên chưa thể tổng quát, lường hết các sự việc phát sinh hoặc làm một cách chuyên sâu kỹ lưỡng về các hoạt động mang tính chuyên ngành của cơ quan khác trong đó có ngành Du lịch. Do đó, công việc đòi hỏi, bắt buộc phải có cán bộ ngành Du lịch vào cuộc cùng với cán bộ ngành Ngoại vụ để triển khai nội dung thuộc lĩnh vực du lịch. Việc cán bộ hai cơ quan chưa phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc dẫn đến giảm sút hiệu quả của nội dung đó. Đồng thời công việc cũng

yêu cầu cán bộ ngành Du lịch có thêm kiến thức đối ngoại để cùng nhau thực hiện nội dung liên quan đến du lịch một cách bài bản, đúng lễ nghi đối ngoại, hỗ trợ cho sự thành công của các cuộc tiếp xúc ngoại giao, đàm phán của lãnh đạo cấp tỉnh, cấp ngành du lịch.

Đối với hoạt động thông tin đối ngoại: Bên cạnh việc chủ động thực

hiện các nội dung tuyên truyền đối ngoại của Sở Ngoại vụ về tỉnh Quảng Ninh trong đó có lĩnh vực du lịch thì Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch còn bị động trong việc cung cấp thông tin, liên kết để quảng bá, tuyên truyền trên các kênh đối ngoại. Đối với phóng viên nước ngoài đến tác nghiệp tại tỉnh chủ yếu vẫn tập trung nhiều về việc đưa tin giới thiệu về phong cảnh, giá trị đặc sắc của Vịnh Hạ Long, những tour, tuyến, điểm du lịch khác vẫn chưa có thông tin nhiều. Quảng Ninh có tiềm năng phát triển du lịch lớn, nguồn tài nguyên phong phú, nhiều tuyến điểm du lịch khác nếu tuyên truyền quảng bá cùng với tổ chức quản lý, khai thác có chiến lược, kế hoạch hứa hẹn mang lại những khởi sắc mới như: du lịch sinh thái Vân Đồn, Du lịch biển đảo Cô Tô, du lịch tâm linh Yên Tử, du lịch biên giới Móng Cái ... Website về du lịch Quảng Ninh hoạt động kém hiệu quả, chưa đặt nhiều giao diện trên các website có khả năng thu hút sự chú ý nhiều của các thị trường khách du lịch được cho là trọng điểm của Quảng Ninh. Việc cử cán bộ ngành du lịch tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức đối ngoại và cập nhật thông tin đối ngoại hàng năm do Sở Ngoại vụ phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức còn chưa nhiều, chưa phổ biến rộng rãi trong cán bộ, công chức ngành.

Đối với hoạt động quan hệ hợp tác quốc tế: Việc củng cố tăng cường

hợp tác du lịch với các đối tác có quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống thì việc thường xuyên phải tiến hành rà soát lại nội dung các bản thỏa thuận đã ký kết, tổng kết đánh giá những việc cụ thể đã làm được, việc chưa làm được, khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, bàn bạc về khả

năng, phương hướng hợp tác trong giai đoạn tiếp theo là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên công tác này, cả cơ quan Ngoại vụ và Du lịch đều thực hiện chưa tốt, chưa đều đặn. Việc rà soát, báo cáo, Sở Ngoại vụ có thực hiện nhưng không thường xuyên mà chỉ mang tính sự vụ, khi cần thông tin mới có văn bản đề nghị báo cáo. Ngành Du lịch chưa chủ động tiến hành rà soát và liên hệ với cơ quan quản lý du lịch phía đối tác cùng rà soát. Thỏa thuận quốc tế ký nhiều nhưng có một số nội dung ký trên văn bản mà chưa bao giờ đưa vào thực hiện. Việc trao đổi đoàn, tiến hành gặp gỡ lãnh đạo cấp ngành du lịch trong thỏa thuận quốc tế nào cũng nêu nhưng việc tiến hành theo định kỳ, hàng năm thì hạn chế, chưa đều và còn mang tính hình thức. Đặc biệt, trong những năm gần đây vì lý do chủ quan, khách quan của ngành du lịch, quan hệ hợp tác du lịch giữa Quảng Ninh và một số địa phương của Trung Quốc trầm lắng hơn, hoạt động đối ngoại cấp ngành giảm sút đáng kể. Biểu hiện rõ nhất là từ năm 2009 đến nay không có bản thỏa thuận quốc tế nào cấp ngành du lịch hai bên được ký kết. Hoạt động chủ yếu là việc Sở Ngoại vụ tiến hành tổng hợp một số kiến nghị, đề xuất của ngành du lịch để đưa vào các báo cáo hoặc tổng hợp làm dự thảo thỏa thuận quốc tế cấp tỉnh tại các kỳ hội nghị UBCTLH hoặc hội nghị Hợp tác hành lang kinh tế với phía Trung Quốc. Với việc mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác mới chưa được triển khai một cách bài bản, tập trung vào đối tác chiến lược. Trong quá trình nghiên cứu, phối hợp với Bộ ngoại giao, cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam để mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác mới có những điều kiện tương đồng, có cùng sự quan tâm với Quảng Ninh, Sở Ngoại vụ đã chủ động đề xuất phát triển hợp tác trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên đây mới chỉ là những tham mưu mang tính định hướng chung, việc triển khai nội dung cụ thể hợp tác từng vấn đề của ngành du lịch

thì rất khó khăn vì mang tính chuyên môn ngành. Việc này đòi hỏi mỗi cơ quan phải chủ động trao đổi thông tin và tích cực hợp tác để việc mở rộng quan hệ hợp tác với đối tác quốc tế mới mang tính khả thi, tránh hình thức. Mặt khác, đối với các địa phương trực thuộc tỉnh có những ký kết thỏa thuận quốc tế với các đối tác ngang cấp trong lĩnh vực du lịch, Sở Ngoại vụ đã phối hợp để thẩm định các dự thảo bản ghi nhớ, tham gia ý kiến để các địa phương căn cứ, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, một số địa phương đô khi đã không tuân thủ quy trình ký kết nên dẫn đến có sự hợp tác thiếu sự cân xứng về mặt đối ngoại hoặc tham mưu cho lãnh đạo tỉnh không sát, chưa đối đẳng về mặt ngoại giao. Ví dụ như sự hợp tác giữa thành phố Móng Cái với thành phố Đông Hưng và thành phố Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc. Theo cơ quan hành chính của phía đối tác, Đông Hưng là thành phố trực thuộc thành phố Phòng Thành Cảng.Về mặt đối đẳng ngoại giao thành phố Phòng Thành Cảng ngang cấp với thành phố Móng Cái. Tuy nhiên về kết cấu hành chính của Việt Nam không có mô hình thành phố trực thuộc thành phố nên cũng gây khó khăn cho quá trình hợp tác. các vụ việc xảy ra trên biên giới thường liên quan đến Móng Cái và Đông Hưng. Vụ việc sẽ được giải quyết nhanh chóng, thuận lợi hơn khi Móng Cái - Đông Hưng có mối quan hệ hợp tác trực tuyến. Đây cũng là một khó khăn cho cả phía ta và phía bạn trong quá trình hợp tác phát triển và giải quyết các vấn đề liên quan. Hơn nữa, có một số vấn đề du lịch cấp ngành, địa phương không giải quyết được vì liên quan đến cơ chế, chính sách, thẩm quyền cấp tỉnh, cấp trung ương, Sở Ngoại vụ, cơ quan quản lý du lịch, các địa phương thuộc tỉnh cần trao đổi, tận dụng và phát huy tối đa vai trò cầu nối, phát ngôn ngoại giao chính thức để lên tiếng đềnghị phía bạn hợp tác giải quyết. Về việc này các bên cũng thực hiện chưa tốt, chưa phát huy được. Hạn chế lớn khác đối với cơ

quan ngoại vụ là chưa có sự phân công cán bộ theo dõi chuyên sâu, nghiên cứu, cập nhật thông tin các đối tác có quan hệ hợp tác với Quảng Ninh hoặc có tiềm năng hợp tác. Ví dụ, trong bộ máy tổ chức của Bộ Ngoại giao có định hướng rất rõ ràng cho các cơ quan trực thuộc theo dõi các quốc gia có quan hệ hợp tác như Vụ Đông Bắc Á phụ trách các vấn đề liên quan đến các quốc gia thuộc Đông Bắc châu Á, Vụ Đông Nam Á- Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Vụ Châu Âu, Vụ Châu Mỹ ... Sở Ngoại vụ hiện chưa có cán bộ để phân công theo dõi cụ thể, mang tính chuyên gia về một/ một vài đối tác để tham mưu cho tỉnh hiệu quả hơn trong hợp tác quốc tế. Hiện một cán bộ phải kiêm cùng một lúc nhiều đối tác thuộc nhiều quốc gia khác nhau dẫn đến việc tham mưu chưa có chiều sâu, mang lại hiệu quả hợp tác chưa cao, chưa chuyên nghiệp.

Đối với hoạt động tổ chức các sự kiện lớn về du lịch của tỉnh: thường

với vai trò thành viên Ban tổ chức cấp tỉnh phụ trách về mặt đối ngoại trong các sự kiện lớn về du lịch của tỉnh, Sở ngoại vụ có nhiệm vụ chính là phối hợp cơ quan du lịch mời các đối tác quốc tế tham dự, tổ chức đón tiếp các đoàn khách quốc tế, các cuộc tiếp xúc xã giao của lãnh đạo tỉnh ... Tuy nhiên các chương trình lễ hội du lịch Hạ Long hàng năm cũng đơn thuần là mời khách quốc tế đến tham dự sự kiện, chưa có nhiều nội dung thảo luận, đàm phán hoặc ký kết nhân sự kiện để tạo dấu mốc cho quan hệ hợp tác. Việc chỉ mời tham dự lễ hội thường niên sẽ dẫn đến gây nhàm chán cho đối tác, chưa tạo được bứt phá, ảnh hưởng lớn tác động đến hợp tác phát triển du lịch. Hạn chế của Sở Ngoại vụ nói riêng và của cả tỉnh nói chung là thiếu cán bộ phiên dịch có đẳng cấp, có thể phiên dịch trong các chương trình lớn, phiên dịch ca bin để đáp ứng yêu cầu hội nghị, hội thảo quốc tế, đi công tác cùng đoàn ra ... Hầu hết các chương trình cấp tỉnh đều phải đi thuê phiên dịch của Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán ... Tạo nên sự thiếu chủ động và bị phụ thuộc.

Tóm lại, trong những năm qua, hoạt động ngoại vụ đã đạt được những thành công nhất định hỗ trợ du lịch Quảng Ninh phát triển. Bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác, phát huy những thành công, giải quyết, tháo gỡ những hạn chế để cùng nhau đưa du lịch Quảng Ninh phát triển xứng tầm một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, khu vực và thế giới. Đó cũng là căn cứ để chương 3 đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ngoại vụ hỗ trợ du lịch Quảng Ninh phát triển.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 đã tiến hành nghiên cứu về tiềm năng du lịch của Quảng Ninh, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ Quảng Ninh và đi sâu nghiên cứu thực trạng năm hoạt động ngoại vụ chính hỗ trợ ngành du lịch địa phương phát triển đó là: hoạt động đón tiếp đoàn vào, tổ chức đoàn ra, thông tin đối ngoại, phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và tổ chức các sự kiện du lịch lớn của tỉnh. Qua đó đưa ra những thành công và những hạn chế , Trên cơ sở những phân tích, đánh giá thực trạng tại chương 2, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động ngoại vụ hỗ trợ Du lịch Quảng Ninh phát triển tại Chương 3.

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ HỖ TRỢ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI VỤ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN

DU LỊCH TẠI QUẢNG NINH

4

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại Quảng Ninh (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)