Hoạt động thông tin đối ngoại

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại Quảng Ninh (Trang 53)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2.3.Hoạt động thông tin đối ngoại

Sở Ngoại vụ phối hợp với các cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài trong việc thực hiện các thông tin đối ngoại của tỉnh đến với bạn bè thế giới, làm cho họ hiểu rõ hơn về quê hương Quảng Ninh, những đổi thay, phát triển của vùng đất nơi được thiên nhiên ưu đãi nhiều nguồn tài nguyên phong phú, nơi có bề dày truyền thống văn hoá, lịch sử mà vẫn được ví như “ Việt Nam thu nhỏ”. Đồng thời qua công tác tổ chức thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin về tình hình chính trị - an ninh, kinh tế quốc tế và khu vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, việc thống nhất quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại tỉnh, xây dựng chương trình hoạt động, tổ chức việc tiếp, trả lời phỏng vấn của phóng viên nước ngoài của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, cung cấp thông tin có

quy định của pháp luật, Sở Ngoại vụ tận dụng những cơ hội tốt nhất để hỗ trợ ngành du lịch quảng bá, giới thiệu về du lịch Quảng Ninh; Thường niên có kết hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức các lớp học bồi dưỡng kiến thức đối ngoại cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của tỉnh thông qua việc cập nhật tin tức về tình hình thế giới, khu vực, những chủ trương, chính sách, đường lối, định hướng đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

Việc quản lý đội ngũ các phóng viên báo chí nước ngoài của nhiều quốc gia, hãng truyền thông thông tin trên thế giới cử đến tác nghiệp, đưa tin, làm phóng sự về đất nước, con người Quảng Ninh, đặc biệt là những giá trị nổi trội của Vịnh Hạ Long – Di sản, kỳ quan thế giới mới, Vịnh Bái Tử Long - đang hình thành và phát triển hình thức du lịch sinh thái, những khu vui chơi giải trí, đặc biệt là hiện nay tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn tạo nên lợi thế phát triển cho ngành du lịch, non thiêng Yên Tử - cái nôi của Phật giáo Việt Nam, hiện cũng đang được nghiên cứu đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa... Theo số liệu thống kê của Sở Ngoại vụ số phóng viên nước ngoài đến Quảng Ninh trong thời gian qua như sau:

14 78 30 143 31 200 30 142 30 177 28 119 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Đoàn phóng viên NN Số lượng phóng viên NN

Biểu đồ 2.5. Số lƣợng đoàn phóng viên báo chí và số lƣợng phóng viên báo chí nƣớc ngoài đến Quảng Ninh 2006 – 2011

(Nguồn Sở Ngoại vụ Quảng Ninh)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy số lượng đoàn phóng viên nước ngoài đến tác nghiệp tại Quảng Ninh có sự tham gia hướng dẫn định hướng tuyên truyền đối ngoại của Sở Ngoại vụ năm 2006 là thấp nhất, các năm tiếp theo tăng giảm không nhiều. Trong đó năm 2008 là năm Tổng cục Du lịch phát động Năm Du lịch Việt Nam nên số lượng phóng viên đến tác nghiệp đưa tin về Quảng Ninh – Vịnh Hạ Long tăng lên đáng kể và là cao nhất 200 lượt phóng viên. Các phóng viên nước ngoài đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hà Lan, Italia, Đức, Ba Lan, Bỉ, Bê la rút, Nga, Croatia, Úc, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Thái Lan … trong đó có nhiều hãng truyền hình nổi tiếng thế giới như: CNN, Reuter (Mỹ), VTTH-RAI (Italia), Fox Travel (Hà Lan), VTTH- France (Pháp), Fuji, IVS – TV, VTTH APS (Nhật Bản), Lion TV (Anh), PS Production (Bỉ), Maximus Film GMBII (Đức), KBS (Hàn Quốc) , Chanel News Asia Singapore … Với các đoàn phóng viên này khi đến Quảng Ninh

ngoài việc được sự cấp phép của các cơ quan thẩm quyền trung ương, họ cũng chấp hành một số hướng dẫn, định hướng tuyên truyền của cơ quan Sở Ngoại vụ theo chức năng, thẩm quyền được giao. Một trong những nội dung tuyên truyền được Sở Ngoại vụ hướng dẫn đó là phần quảng bá giới thiệu về Vịnh Hạ Long và ngành du lịch Quảng Ninh. Họ thường đến đây làm những phóng sự, phỏng vấn, đưa tin … về đất nước, con người, cảnh quan, điểm đến du lịch … Đây cũng là một kênh tuyên truyền hữu hiệu, quan trọng mang những thông điệp về Quảng Ninh nói chung và ngành du lịch, Vịnh Hạ Long nói riêng đến với bạn bè khắp nơi trên thế giới, làm cho nhân dân thế giới hiểu hơn về Việt Nam, Quảng Ninh, Vịnh Hạ Long thông qua các kênh truyền hình và một số phương tiện truyền thông khác. Thông qua định hướng tuyên truyền như thế, Sở Ngoại vụ cũng rất tích cực hỗ trợ ngành du lịch Quảng Ninh quảng bá gián tiếp thông qua các phóng viên nước ngoài đến tác nghiệp tại Quảng Ninh. Nhất là trong chiến dịch vận động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới vừa qua.

Một kênh thông tin đối ngoại hiệu quả khác được lãnh đạo Quảng Ninh quan tâm đó là trả lời phỏng vấn phóng viên nước ngoài và đăng các bài phát biểu, giới thiệu về Quảng Ninh trong đó có lĩnh vực du lịch một mũi nhọn trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trên một số tạp chí đối ngoại như Báo Thế giới và Việt Nam, tạp chí Quê hương, Bản tin đối ngoại, kênh truyền hình VTV4, thông tin trên Website của các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài... Đây cũng là hình thức tuyên truyền, thông tin có sức lan tỏa không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài thông qua những ấn phẩm cung cấp cho các cơ quan ngoại giao của ta tại nước ngoài đến với nhân dân bản xứ, kiều bào ta.

Hiện nay, Sở Ngoại vụ cũng thường xuyên cho xuất bản Bản tin Đối ngoại Quảng Ninh mỗi quý 01 số với những thông tin về đường lối, chủ

trương chính sách, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, chính sách ưu tiên, ưu đãi thu hút đầu tư, môi trường đầu tư, tiềm năng lợi thế phát triển, đất nước, con người Quảng Ninh, hỗ trợ các doanh nghiệp quảng cáo ... Nội dung Bản tin phong phú đa dạng nhưng luôn có một chuyên mục dành giới thiệu về quê hương Quảng Ninh, phong cảnh, địa danh nổi tiếng của Quảng Ninh nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của người đọc, gián tiếp hỗ trợ tuyên truyền cho ngành du lịch Quảng Ninh. Tỉnh cũng đã có Quyết định về hợp tác với các cơ quan báo chí để đăng các tin bài theo định kỳ trong đó có ủy quyền cho các cơ quan phụ trách chuyên môn ký hợp đồng với các cơ quan làm báo. Sở Ngoại vụ đã ký hợp đồng với Báo Thế giới và Việt Nam để cùng phối hợp viết, đăng các tin bài về những hoạt động ngoại vụ tại địa phương.

Bên cạnh đó, cổng thông tin điện tử Quảng Ninh

(http://quangninh.gov.vn) cũng là một công cụ hữu hiệu để giới thiệu chi tiết cụ thể hơn về Quảng Ninh với các đường dẫn giới thiệu tổng quan Quảng Ninh, bộ máy hành chính từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thị xã, thành phố. Mỗi cơ quan, đơn vị lại có giao diện riêng để cập nhật đưa tin về các hoạt động do cơ quan, đơn vị đó phụ trách ... Tỉnh cũng chỉ đạo cơ quan Thông tin Truyền thông của tỉnh mở rộng quan hệ hợp tác để tạo được nhiều đường dẫn trên các báo điện tử để hỗ trợ thông tin đối ngoại của tỉnh phát triển. Sở Ngoại vụ là cơ quan đầu mối để làm việc với Bộ ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để xin cấp giao diện đặt đường dẫn đến Công thông tin điện tử Quảng Ninh trên các website thuộc Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài.

2.2.2.4..Hoạt động mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế

Với chức năng, nhiệm vụ mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các đối tác truyền thống, thiết lập quan hệ hợp tác với các đối tác mới, Sở Ngoại vụ tiến hành nghiên cứu, tổng hợp, tham mưu cho lãnh đạo tỉnh chỉ đạo

các cơ quan liên quan triển khai nội dung các thoả thuận quốc tế tỉnh đã ký kết và lập các mối quan hệ hợp tác với các đối tác mới có những điều kiện tương đồng, lợi thế hỗ trợ nhau, có cùng sự quan tâm hợp tác… Đối với Quảng Ninh, phát triển du lịch luôn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và là một nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh. Sở Ngoại vụ luôn luôn chú trọng và hỗ trợ tích cực về mặt đối ngoại để phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch của tỉnh. Đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan trong và ngoài nước để tìm hiểu, kêu gọi các đối tác đầu tư nước ngoài đến nghiên cứu các dự án đầu tư trọng điểm của Quảng Ninh trong đó có những dự án liên quan đến phát triển du lịch.

Ngoại giao cấp tỉnh: Ngoại giao cấp tỉnh luôn mang tính định hướng, đặt những viên gạch móng để các ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp dựa trên đó phát triển hợp tác những nội dung, dự án cụ thể. Một số hoạt động ngoại giao cấp tỉnh chủ yếu: Ký kết các thỏa thuận quốc tế, quan hệ hợp tác với các cơ quan trung ương, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam ... Thông qua các hoạt động này, Quảng Ninh mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế.

Thứ nhất, các thỏa thuận quốc tế đã tham gia ký kết tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành du lịch:

Các thỏa thuận đã ký với các địa phương của Trung Quốc: Quan hệ giao

lưu hợp tác giữa Quảng Ninh (Việt Nam) và các địa phương của Trung Quốc được xây dựng và thực hiện theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt " láng giếng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt' mà Chính phủ hai nước đã xác định; hợp tác giữa các ngành, địa phương các cấp trên cơ sở bình đẳng,

tôn trọng và cùng có lợi, tạo những điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai bên, tạo điều kiện xây dựng khu vực biên giới hoà bình, ổn định và cùng phát triển, xứng với tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương.Thực trạng hợp tác giữa Quảng Ninh và các địa phương của Trung Quốc như sau:

Hợp tác với Khu tự trị dân tộc choang Quảng Tây: Từ năm 1997 đến

nay, Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) Quảng Ninh (Việt Nam) và Chính quyền nhân dân khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã tiến hành trao đổi, hợp tác trên nhiều lĩnh vực theo các cơ chế được thống nhất giữa hai Bên trong các cuộc gặp và hội đàm cấp cao. Lãnh đạo Quảng Ninh và Quảng Tây đã ký kết một số thỏa thuận quốc tế song phương, đa phương tạo cơ sở pháp lý cần thiết để các ngành, các cấp, các địa phương của hai bên hợp tác cụ thể trên từng lĩnh vực đó là: Biên bản hội đàm giữa hai đoàn đại biểu Quảng Ninh và Quảng Tây tháng 12/1997, tháng 6 năm 1998, tháng 04/2002 phía tỉnh Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Văn Miện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký; Bản ghi nhớ cuộc hội đàm về việc xây dựng cơ chế trao đổi hợp tác vùng biên giới giữa UBND tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và Chính quyền nhân dân khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc ký ngày 14/4/2005, phía tỉnh Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó chủ tịch UBND tỉnh ký; Biên bản ghi nhớ giữa Uỷ ban nhân dân bảy tỉnh biên giới phía BắcViệt Nam gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên với Chính quyền nhân dânVân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) do Bộ Công Thương chủ trì, phía tỉnh Quảng Ninh do đồng chí Nhữ Thị Hồng Liên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký; Biên bản ghi nhớ về việc xây dựng cơ chế hợp tác tiện lợi cho việc thông quan giữa Quảng Ninh, Việt Nam và Quảng Tây, Trung Quốc ký ngày 15/4/2006 và Biên bản hội đàm giữa đoàn đại biểu tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và đoàn đại biểu khu tự

trị dân tộc Choang Quảng Tây,Trung Quốc, ký ngày 28/8/2007, Bản ghi nhớ Hội nghị lần thứ nhất, lần thứ hai , lần thứ ba Ủy ban Công tác liên hợp giữa các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh (Việt Nam) với Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), phía tỉnh Quảng Ninh do đồng chí Nhữ Thị Hồng Liên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký; Biên bản ghi nhớ Hội nghị lần thứ tư của Ủy ban Công tác liên hợp phía Quảng Ninh do đồng chí Vũ Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký. Trong nội dung của các Thỏa thuận quốc tế được cấp tỉnh ký kết nêu trên đều có phần nội dung liên quan đến lĩnh vực du lịch với những định hướng, cơ sở pháp lý khung để hai cơ quan quản lý du lịch của Quảng Ninh - Quảng Tây căn cứ nghiên cứu, xây dựng chương trình hợp tác. Ví dụ ngay tại Biên bản hội đàm giữa Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Ninh và Đoàn đại biểu Khu tự trị dân tộc Choang ký kết ngày 03/12/1997 đã thống nhất một số nội dung về hợp tác phát triển lữ hành của các doanh nghiệp hai bên như sau: " Hai Bên thông báo cho nhau danh sách các công ty được phép làm du lịch lữ hành quá cảnh giữa tỉnh Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây cho khách du lịch đi bằng giấy thông hành và khuyến khích các doanh nghiệp này ký hợp đồng hợp tác nghiệp vụ với nhau, cho phù hợp với quy định của mỗi bên. Cụ thể do các ngành quản lý du lịch của mỗi bên bàn bạc và thống nhất với nhau" [ 32, Tr.121 ]. Bản ghi nhớ cuộc hội đàm về việc xây dựng cơ chế trao đổi hợp tác ở vùng biên giới giữa UBND tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và Chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc ký 2005 nêu: "Tiến hành trao đổi bàn bạc về các vấn đề hợp tác ngành du lịch khu vực biên giới, cùng khai thác tuyến du lịch, xây dựng và giữ gìn điểm du lịch, du khách quá cảnh, an ninh"; Về phương pháp thực hiện tại Bản ghi nhớ này hai Bên thống nhất: " 1/ Việc liên lạc giữa chính quyền cấp tỉnh, khu tự trị do cơ quan ngoại vụ của hai Bên phụ trách. Việc liên hệ giữa cơ quan cùng ngành, cùng cấp của hai Bên do cơ

quan đó đảm nhiệm, đồng thời thông báo cho cơ quan ngoại vụ. 2/ Hội đàm (cuộc gặp) do Bên chủ trì đưa ra kiến nghị sắp xếp chương trình.Trước khi tổ chức hội đàm (cuộc gặp), hai Bên cùng bàn bạc quyết định về thời gian, địa điểm và nội dung trao đổi, căn cứ nhu cầu để xác định thành phần Đoàn đại biểu. Nếu một Bên nhận thấy có nhu cầu hội đàm (cuộc gặp) bất thường, có thể nêu ra với phía Bên kia bằng văn bản trước 10 ngày. 3/ Mỗi cuộc hội đàm (cuộc gặp), tuỳ theo nhu cầu có thể lập biên bản hoặc bản ghi nhớ; dự thảo biên bản hoặc dự thảo ghi nhớ do Bên chủ trì hội đàm chuẩn bị" [33, Tr.121 ]. Như vậy, Bản ghi nhớ này đã quy định rất rõ cơ quan đầu mối, thu xếp các chương trình đàm phán cấp cao giữa lãnh đạo Quảng Ninh - Quảng Tây là do cơ quan Ngoại vụ hai Bên làm đầu mối, quan hệ của các ban, ngành, địa phương hai Bên có thể tiến hành trao đổi nghiệp vụ chuyên môn nhưng phải thông báo cho cơ quan ngoại vụ để tổng hợp tình hình hợp tác, đồng thời giao nhiệm vụ cho cơ quan ngoại vụ hai Bên trong công tác chắp nối, xây dựng các

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại Quảng Ninh (Trang 53)