Tuyên truyền quảng bá du lịch

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại Quảng Ninh (Trang 102)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1. Tuyên truyền quảng bá du lịch

Đối với công tác đoàn vào: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đón tiếp các đoàn quan khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Quảng Ninh qua các kênh ngoại giao, đồng thời hỗ trợ hiệu quả nhất cho ngành du lịch Quảng Ninh đó là:

Về phía cơ quan Sở Ngoại vụ:

Thứ nhất, Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương chịu trách

nhiệm đón đoàn khách để cập nhật thông tin một cách chính xác, cụ thể, chi tiết về đoàn khách cùng với mục đích, nội dung, lịch trình thăm và làm việc tại Quảng Ninh. Trên cơ sở đó, phối hợp với ngành du lịch, Ban Quản lý Vịnh

Hạ Long, địa phương nơi đoàn đến và các cơ quan liên quan khác xây dựng chương trình, kế hoạch đón tiếp, báo cáo lãnh đạo tỉnh phê duyệt. Nếu chương trình của đoàn có nội dung làm việc với lãnh đạo tỉnh, Sở Ngoại vụ phải tham mưu để lãnh đạo tỉnh phân công đơn vị chuẩn bị nội dung làm việc phù hợp với mục đích, yêu cầu của khách và của tỉnh (bài phát biểu, tài liệu cung cấp, lễ tân đối ngoại ...). Nếu có ký kết thỏa thuận quốc tế, tùy theo từng cấp độ tham mưu làm công tác chuẩn bị từ dự thảo, xin ý kiến các cơ quan liên quan theo quy định, tiến hành trao đổi trước với phía đối tác, công tác lễ tân cho lễ ký ... Quá trình chuẩn bị là quan trọng, đảm bảo cho sự thành công của chuyến thăm của đoàn khách. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác đón tiếp đoàn vào đòi hỏi phải có sự linh hoạt, chắc chắn về nghiệp vụ, chi tiết tỷ mỷ trong công tác lễ tân để tránh tối đa những sai sót, hoặc những phát sinh không thể lường trước. Tính chất, thành phần các đoàn khách là rất đa dạng, phong phú, đoàn khách cấp càng cao, công tác chuẩn bị càng yêu cầu, đòi hỏi cao vì đây không chỉ là đại diện cho tỉnh mà còn đại diện cho quốc gia đón tiếp quan khách quốc tế. Mặt khác, vấn đề ngoại ngữ của cán bộ phiên dịch đóng vai trò quan trọng tạo nên hiệu quả cho các buổi làm việc, tiếp xúc ngoại giao.

Thứ hai, Để công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác đón

đoàn vào có chất lượng hiệu quả cao hơn cần phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo thông qua các lớp bồi dưỡng kiến thức đối ngoại, biên, phiên dịch do Bộ Ngoại giao tổ chức, đồng thời gửi cán bộ của tỉnh lên tham gia thực tiễn trong một số hoạt động sự kiện lớn mang tầm quốc tế, quốc gia do Bộ Ngoại giao (Cục Lễ tân Nhà nước) chủ trì để học hỏi kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế.

Thứ ba,Thông thường các đoàn khách quốc tế đến Quảng Ninh đều có

nguyện vọng được tham quan di sản thế giới Vịnh Hạ Long. Để công tác tuyên truyền quảng bá cho du lịch Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long

nói riêng, Sở Ngoại vụ phải làm việc cụ thể với cơ quan quản lý du lịch và Vịnh Hạ Long để chuẩn bị các ấn phẩm quảng bá, chuyển đến tay khách trước khi đoàn đi tham quan. Việc này tạo cho khách có thời gian xem trước, tạo những ấn tượng ban đầu tốt đẹp, sự háo hức, phấn khích được đến chiêm ngưỡng di sản. Mặt khác, tùy theo ngôn ngữ của đoàn khách, yêu cầu Ban quản lý Vịnh lựa chọn cán bộ hướng dẫn viên trên Vịnh có đủ khả năng về ngoại ngữ, kiến thức đáp ứng để hướng dẫn đoàn. Ở một số tuyến, điểm du lịch khác, do ngành du lịch hoặc địa phương nơi có tuyến điểm du lịch chưa có đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, Sở Ngoại vụ nên tiến hành liên hệ trước, lấy thông tin hoặc yêu cầu bố trí cán bộ địa phương thông thạo tuyến, điểm du lịch đi cùng để giới thiệu với khách.

Thứ tư, Sở Ngoại vụ cần phải nghiên cứu, lựa chọn phù hợp và mang ý

nghĩa đó là những tặng phẩm cho lãnh đạo tỉnh tặng cho trưởng đoàn và thành viên đoàn khách. Vật kỷ niệm nhỏ về giá trị vật chất nhưng lại có ý nghĩa về mặt ngoại giao, đồng thời cũng là thông điệp nhắc khách luôn nhớ đến chuyến công tác tại Hạ Long với những kỷ niệm đẹp đẽ cũng như là một địa danh du lịch đáng nhớ. Hiện tại, những tặng phẩm đang sử dụng là những bức tranh thêu, tranh đá quý, tranh mạ đồng hình ảnh cảnh Vịnh Hạ Long, sản phẩm làm từ than đá ... Tuy nhiên, những sản phẩm này vẫn còn cồng kềnh, nặng nề, gây khó khăn cho khách khi vận chuyển về nước. Sở Ngoại vụ nên nghiên cứu, phối hợp ngành du lịch để có thể đưa ra một sản phẩm đặc trưng cho Quảng Ninh trong đó có điểm nhấn du lịch để báo cáo UBND tỉnh cho sản xuất mang tính đặc trưng Quảng Ninh nói chung và du lịch Quảng Ninh nối riêng.

Về phía cơ quan quản lý du lịch, quản lý di sản Vịnh Hạ Long, các địa

Thứ nhất,Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Sở Ngoại vụ mỗi khi đón tiếp các đoàn khách, cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan, cử cán bộ lãnh đạo cấp ngành tham gia cùng đón đoàn.

Thứ hai, Cung cấp những ấn phẩm quảng bá du lịch để phục vụ công

tác tuyên truyền, xúc tiến. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nên có những ấn phẩm riêng, đặc sắc, giới thiệu toàn diện về du lịch Quảng Ninh, các ấn phẩm thường xuyên cập nhật thông tin mới, sản phẩm du lịch mới hoặc có ấn phẩm cẩm nang du lịch Quảng Ninh bằng nhiều ngôn ngữ để tiện lợi cho du khách khi đến du lịch Quảng Ninh và dễ dàng phát tán, tạo hiệu ứng lan tỏa, thu hút sự chu ý của du khách. Đồng thời có thể tạo nên logo du lịch Quảng Ninh để du khách có thể đeo trên ve áo, làm quà tặng cho bạn bè, lưu niệm về chuyến thăm Quảng Ninh, Vịnh Hạ Long.

Thứ ba, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long nên chú trọng đào tạo đội ngũ

hướng dẫn viên có trình độ , am hiểu sâu sắc về di sản, có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt, tác phong chuyên nghiệp để xứng tầm với Di sản - kỳ quan thế giới. Một số địa phương có tuyến điểm du lịch như Uông Bí ( Yên Tử), Vân Đồn (du lịch sinh thái Vịnh Bái Tử Long), Cô Tô (du lịch biển đảo Cô Tô) nên đào tạo một số cán bộ hướng dẫn hiểu biết về địa phương, về điểm du lịch để phối hợp đón tiếp khách trong và ngoài nước đồng thời quảng bá giới thiệu cho du lịch địa phương phát triển.

Đối với hoạt động thông tin đối ngoại: Để công tác tuyên truyền quảng bá cho ngành du lịch qua kênh thông tin đối ngoại đạt hiệu quả, một số giải pháp cho các cơ quan liên quan như sau:

Đối với Sở Ngoại vụ:

Thứ nhất, Luôn luôn chủ động cập nhật các thông tin liên quan đến tình

hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, những định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Quảng Ninh, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao

và Du lịch để làm cơ sở cho việc định hướng đối ngoại cho phóng viên nước ngoài khi đến tác nghiệp, đưa tin, làm phóng sự về Quảng Ninh nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Thứ hai, Trong một số trường hợp cụ thể nhận thấy có cơ hội tốt, thuận

lợi để phối hợp với phóng viên nước ngoài làm những phóng sự chuyên đề du lịch Quảng Ninh, Sở Ngoại vụ kết nối, giới thiệu phóng viên nước ngoài đến làm việc cơ quan quản lý du lịch, địa phương có tuyến điểm du lịch để trao đổi thông tin, cách thức làm việc, nội dung cho phép thực hiện nhằm mang lại những lợi ích cho ngành du lịch Quảng Ninh thông qua các đội ngũ phóng viên nước ngoài.

Thứ ba, Tăng cường mở rộng việc tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị

Bộ Ngoại giao cho đặt giao diện website về Quảng Ninh, du lịch Quảng Ninh trên các trang mạng ngoại giao, tăng cường những bài viết, đưa tin về du lịch Quảng Ninh trên báo, tạp chí, kênh phát thành, truyền hình đối ngoại.

Thứ tư, Tham mưu UBND tỉnh phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức

thường xuyên liên tục các lớp bồi dưỡng kiến thức đối ngoại, một số nghiệp vụ trong công tác lễ tân đối ngoại, quá trình hội nhập quốc tế của đất nước, địa phương ... cho các cán bộ công chức, viên chức của tỉnh, trong đó có cán bộ ngành du lịch.

Đối với Sở Văn hóa Thể thao và du lịch, các địa phương liên quan :

Chủ động, tích cực phối hợp với cơ quan ngoại vụ cung cấp thông tin cập nhật về lĩnh vực du lịch, những tài liệu ấn phẩm quảng bá du lịch phục vụ cho công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn phóng viên nước ngoài đến thực hiện các nội dung theo giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền cấp theo hướng hữu ích cho ngành du lịch, tránh đưa những thông tin không chính xác làm ảnh hưởng đến hình ảnh Quảng Ninh, ngành du lịch và đặc biệt là di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại Quảng Ninh (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)