Các hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại địa phƣơng

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại Quảng Ninh (Trang 25)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2Các hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại địa phƣơng

phƣơng

Hoạt động đoàn vào: Hoạt động tổ chức đón tiếp các đoàn khách quốc

tế đến thăm/làm việc với tỉnh. Thông qua công tác đón tiếp đoàn vào hỗ trợ ngành du lịch quảng bá giới thiệu về danh lam thắng cảnh, điểm du lịch, sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch … của địa phương đến với các đoàn khách quốc tế, thông qua các cuộc tiếp xúc ngoại giao, mở rộng, tìm kiếm các đối tác hợp tác phát triển du lịch.

Hoạt động đoàn ra: Hoạt động tổ chức các chuyến công tác nước ngoài

do các lãnh đạo cấp cao của tỉnh đi thăm chính thức, làm việc với lãnh đạo cấp cao của nước ngoài có quan hệ hợp tác với tỉnh. Thông qua công tác tham mưu, tổ chức đoàn ra hỗ trợ ngành du lịch địa phương mở rộng tìm kiếm các đối tác mới, củng cố thêm quan hệ hợp tác với đối tác truyền thống, tiến hành ký kết thoả thuận hợp tác, giải quyết các khó khăn vướng mắc, đôn đốc thực hiện các thoả thuận quốc tế đã ký kết, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu du lịch, tổ chức hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du lịch …

Hoạt động thông tin đối ngoại: Phối hợp với các cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài trong việc thực hiện các thông tin đối ngoại của tỉnh đến với bạn bè thế giới, thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội … có liên quan đến các đối tác có quan hệ hợp tác với địa phương phục vụ việc tham mưu định hướng chiến lược phát triển đối ngoại của tỉnh; thống nhất quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại tỉnh, xây dựng chương trình hoạt động, tổ chức việc tiếp, trả lời phỏng vấn của phóng viên nước ngoài của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, cung cấp thông tin có định hướng, theo dõi và quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài theo quy định của pháp luật. Sử dụng các hoạt động trên một cách linh hoạt, khéo léo để hỗ trợ ngành du lịch quảng bá, giới thiệu, thu hút sự quan tâm của nước ngoài.

Hoạt động mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế: Hỗ trợ

ngành du lịch mở rộng thị trường, kêu gọi đối tác hợp tác đầu tư mới, củng cố quan hệ hợp tác truyền thống đã có, quảng bá, giới thiệu các lĩnh vực của du lịch, ký kết thoả thuận quốc tế mới, đôn đốc thực hiện thoả thuận quốc tế đã ký …

Hoạt động phối hợp tổ chức các sự kiện lớn liên quan đến du lịch:

Tham mưu mời các đối tác nước ngoài đến tham dự các sự kiện lớn liên quan đến du lịch, phối hợp trong công tác đón tiếp các đoàn khách quốc tế, tổ chức các buổi tiếp xúc đối ngoại của lãnh đạo tỉnh với các đối tác nước ngoài, hỗ trợ các hoạt động quảng bá, giới thiệu du lịch đến các đoàn quốc tế.

Tóm lại, hầu hết các hoạt động ngoại vụ đều có thể hỗ trợ ngành du lịch trong việc phát triển hợp tác quốc tế. Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài này, sẽ đi sâu, nhấn mạnh, làm nổi bật lên 05 (năm) hoạt động ngoại vụ hỗ trợ ngành du lịch địa phương phát triển kể trên.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI VỤ HỖ TRỢ DU LỊCH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2005 - 2011 2.1. Khái quát về du lịch Quảng Ninh

2.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch

Tài nguyên du lịch: Quảng Ninh là một tỉnh nằm trong tam giác phát

triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và nằm trong vùng phát triển kinh tế động lực phía Bắc, Việt Nam. Quảng Ninh có diện tích 6.110 km2, có 118,825 km biên giới trên bộ chung với Khu tự dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, dân số khoảng 1.161.600 người. Tài nguyên du lịch Quảng Ninh phong phú đa dạng, có tài nguyên được xếp vào hàng đặc sắc của Việt Nam và thế giới. Nói như thế là chúng ta phải kể đến Vịnh Hạ Long, hai lần được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị địa chất, địa mạo và cảnh quan. Năm 2011, Vịnh Hạ Long lại được công nhận là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Bên cạnh Vịnh Hạ Long còn có Vịnh Bái Tử Long với những đảo đá, đảo đất, vườn quốc gia, bãi biển cát trắng, và rừng nguyên sinh... vô cùng thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch sinh thái. Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa với trên 600 di tích, trong đó có nhiều di tích có quy mô lớn và giá trị nổi bật như Trung tâm Phật giáo Việt Nam nổi tiếng với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ( thành phố Uông Bí), quần thể di tích lịch sử Bạch Đằng (huyện Yên Hưng), khu di tích lịch sử, văn hoá (huyện Đông Triều), đền Cửa Ông (Cẩm Phả), đình làng Trà Cổ ( Móng Cái), Đình Quan Lạn, chùa Cái Bầu (Vân Đồn), Khu du lịch biển trên đảo Cô Tô (nơi duy nhất Hồ Chủ Tịch đã cho xây dựng tượng của mình khi Người còn sống) .... Quảng Ninh còn có nguồn tài nguyên suối nước khoáng nóng Quang Hanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng.

Như vậy, hệ thống tài nguyên du lịch của Quảng Ninh có tính đặc thù, giá trị nổi bật và lợi thế cạnh tranh cao so với các tỉnh trong khu vực phía Bắc và các tỉnh trong cả nước.

Điều kiện kinh tế - xã hội : Xác định mục tiêu phát triển kinh tế với tốc

độ cao, ổn định, bền vững, phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, phát triển năng động trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015, tỉnh Quảng Ninh đã bám sát chỉ đạo, định hướng của trung ương, vận dụng nội lực cùng với một cơ chế hoạt động linh hoạt kết hợp trải nghiệm thực tiễn và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị để thu hút và huy động được các nguồn lực đầu tư, khuyến khích các doanh nhân, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đầu tư chất xám và vật chất cho các dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,7 %; Khu vực công nghiệp tăng 15,8 %; Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,7%; Khu vực dịch vụ tăng 19,1%; du lịch tăng 22,5%; thu ngân sách tăng 24,9%. Cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ - Nông nghiệp. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 24,666 triệu đồng. Đầu tư ngân sách cho phát triển giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa tăng bình quân 35,6%/năm. An sinh xã hội tăng bình quân 59%/năm,.... Kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ lực, hàng năm chiếm tỷ lệ gần 70% GDP toàn tỉnh.

2.1.2.Tình hình phát triển du lịch Quảng Ninh

Đánh giá cao tầm quan trọng của việc phát triển ngành du lịch Quảng Ninh, Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 08- NQ/TU, ngày 20/11/2001 về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2010. Quan điểm và mục tiêu là phát huy và khai thác triệt để

các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, tạo ra bước phát triển mới cả về lượng và chất, tiếp tục mở rộng không gian du lịch, phát triển các tuyến, điểm, sản phẩm du lịch mới; củng cố, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch; Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; Phấn đấu đưa du lịch Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước và là một trung tâm du lịch quốc tế trong khu vực.

Nghị quyết đã đi vào thực tiễn, làm thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội, tạo sự đồng tâm hợp lực của toàn hệ thống chính trị và nhân dân, từng bước đưa du lịch Quảng Ninh thay đổi diện mạo, tự tin vượt qua khó khăn, giữ vững tốc độ phát triển. Điều đó thể hiện qua một số kết quả kinh doanh du lịch sau:

Bảng 2.1. Lƣợng khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2007 – 2011

Đơn vị tính: ngàn lượt khách

Năm Tổng số lƣợng khách Khách quốc tế Khách nội địa

2007 3600 1437 2163

2008 4373 2309 2064

2009 4800 2009 2791

2010 5400 2200 3200

2011 6300 2300 4000

Đơn vị trính: ngàn lượt khách 3,600 4,373 4,800 5,400 6,300 1,437 2,309 2,009 2,200 2,300 2,163 2,064 2,791 3,200 4,000 0 1 2 3 4 5 6 7 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng Quốc tế Nội địa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.1. Lƣợng khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2007 – 2011

(Nguồn: Sở Văn hoá Thể Thao và Du lịch Quảng Ninh)

Bảng 2.2. Doanh thu du lịch Quảng Ninh 2007- 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Stt Năm Doanh thu

1 2007 2.294

2 2008 2.645

3 2009 2.800

4 2010 3.200

5 2011 3.551

Đơn vị tính: Tỷ đồng 3.2 3.551 2.298 2.645 2.801 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 2007 2008 2009 2010 2011 Doanh thu

Biểu đồ 2.2. Doanh thu du lịch Quảng Ninh 2007 - 2011

(Nguồn : Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Quảng Ninh)

Qua số liệu thống kê trên về một số chỉ tiêu chủ yếu của hoạt động du lịch Quảng Ninh năm 2007- 2011, cho thấy:

Khách du lịch, Lượng khách du lịch tăng trung bình khoảng 15%, một

năm, trong đó khách quốc tế 19,63%. Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch đạt từ 1,3 đến 1,5 ngày/khách. Chỉ tiêu này chưa cao do nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch Quảng Ninh chưa đa dạng đủ sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Năm 2008, du lịch Quảng Ninh đã thực hiện thành công chương trình kích cầu Du lịch do Tổng cục Du lịch phát động, do vậy lượng khách du lịch quốc tế đạt trên 2,3 triệu lượt, cao hơn các năm khác.

Doanh thu du lịch tăng trung bình khoảng hơn 11%/ năm, cùng với sự tăng trưởng về doanh thu, các khoản thu nộp ngân sách từ các hoạt động du lịch như thuế, phí xuất nhập cảnh, lệ phí tham quan Vịnh Hạ Long…đều tăng trưởng đóng góp quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách của Tỉnh.

Một số loại hình kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như sau:

Hoạt động kinh doanh lữ hành: Quảng Ninh có cửa khẩu quốc tế Móng Cái (đường bộ) và cửa khẩu quốc tế Hòn Gai (đường thuỷ) tạo sự thuận lợi cho du khách xuất nhập cảnh. Đây cũng là lợi thế để các công ty lữ hành quốc tế của Quảng Ninh có cơ hội kinh doanh trực tiếp với các công ty lữ hành quốc tế nước ngoài và nối tour du lịch. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ 27 đơn vị năm 2007, đến năm 2010 Quảng Ninh đã có 36 đơn vị, phục vụ 1.254.798 lượt khách quốc tế nhập, xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế tại Quảng Ninh đi du lịch các tỉnh trong và ngoài nước. Trong đó, lượng khách nước ngoài nhập, xuất cảnh tăng từ 275.709 lượt năm 2007 lên 309.000 lượt năm 2010. Tốc độ tăng bình quân về số lượng doanh nghiệp là 8%; lượt khách là 5%, trong đó khách nước ngoài là 12%.

Hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú trên bờ: Loại hình kinh doanh du

lịch này chiếm tỷ trọng cao trong các hoạt động dịch vụ du lịch (doanh thu lưu trú chiếm khoảng 56- 60 %/ tổng doanh thu). Mấy năm qua, số lượng các khách sạn có xu hướng giảm, các khách sạn nhỏ kinh doanh không hiệu quả đã phải tự chuyển mục đích sử dụng (từ 866 cơ sở năm 2007 xuống còn 820 cơ sở năm 2010, giảm bình quân 1,4%) nhưng về mặt chất lượng dịch vụ được quan tâm, đầu tư. Lượng khách du lịch lưu trú tăng bình quân 6,3%, trong đó khách quốc tế tăng 10%.

Kinh doanh vận chuyển khách thăm vịnh Hạ Long: Các chỉ tiêu phản

ánh tốc độ tăng trưởng bình quân 2007 - 2010: Tổng số tàu tăng 9,4%, trong đó tàu lưu trú tăng 17%; khách du lịch tăng 17,4%, trong đó khách quốc tế tăng 21% . Kinh doanh vận chuyển khách thăm vịnh Hạ Long là một loại sản phẩm mang tính đặc trưng của du lịch Hạ Long - Quảng Ninh, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Vào những ngày cao điểm, đội tàu vận chuyển khách thăm vịnh Hạ Long phục vụ hơn 10.000 lượt/ngày, bình quân mỗi ngày có từ 5.000 đến 7.500 lượt khách thăm Vịnh

và hàng trăm lượt khách lưu trú qua đêm. Các dịch vụ trên tàu và tại các điểm thăm quan ngày càng phong phú, chất lượng từng bước được cải thiện tạo ấn tượng cho du khách. Khách du lịch được trải nghiệm thực tế cùng cuộc sống ngư dân làng chài, đánh bắt cá, thưởng thức ẩm thực biển, tìm hiểu văn hoá làng chài, câu cá dưới trăng, bơi thuyền thể thao, thể dục dưỡng sinh, tắm biển, thăm quan hang động,...

Bên cạnh đó, một số sản phẩm du lịch mới có sức cạnh tranh làm tăng thêm sức hấp dẫn như: Hệ thống cáp treo và các công trình khu du lịch Yên Tử, Khu du lịch quốc tế Tuần Châu với âu cảng tàu lớn có thể đưa đón khách đi tham quan Vịnh Hạ Long, Cát Bà, giúp giảm tải cho Bến tàu du lịch Bãi Cháy cùng với các dịch vụ vui chơi giải trí như biểu diễn cá heo, nhạc nước, nhà văn hoá, bảo tàng và hệ thống nhà hàng dân tộc, Âu, Á, khu biệt thự sang trọng thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng; Khu du lịch Bãi Dài, Vân Đồn, Du lịch Móng Cái với bãi biển Trà Cổ, các khu vui chơi giải trí của các công ty liên doanh nước ngoài như sân golf Vĩnh Thuận, khu giải trí Lợi Lai, các khu chợ thương mại biên giới, những tour du lịch khám phá, sinh thái trên đảo Cô Tô … Cùng các loại hình dịch vụ, thông tin bưu điện, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải lưu thông hàng hoá, dịch vụ thương mại, cung ứng tầu biển,...phát triển với tốc độ nhanh tạo ra sự đồng bộ về cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

Tóm lại, Du lịch Quảng Ninh đã có sự chuyển đổi cả về lượng và chất,

bước đầu đã tận dụng và phát huy những tiềm năng, lợi thế. Công tác quản lý nhà nước được quan tâm, nâng cao tư duy nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư về vai trò, vị trí của du lịch trong đời sống kinh tế - xã hội. Hoạt động phát triển du lịch đã có sự gắn kết cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, tạo sức hấp dẫn thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ du lịch được nâng cấp, bổ sung mới với tốc độ nhanh. Du lịch ngày càng được khẳng định là ngành kinh tế có

tiềm lực lớn, có sức cạnh tranh và có triển vọng phát triển mạnh, tác động tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi diện mạo, cảnh quan các khu đô thị. Quan hệ hợp tác quốc tế được tăng cường mở rộng, hình ảnh và thương hiệu du lịch Hạ Long, Quảng Ninh ngày càng trở nên nổi tiếng, được biết đến rộng rãi hơn đối với bạn bè quốc tế, tạo tiền đề thuận lợi cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2. Thực trạng hoạt động ngoại vụ hỗ trợ du lịch Quảng Ninh

2.2.1. Giới thiệu về Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ninh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 2.1. Sở Ngoại vụ Quảng Ninh

(Nguồn: Sở Ngoại vụ Quảng Ninh)

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ Quảng Ninh được quy định tại Quyết định số 2458/QĐ-UBND, ngày 14 /8/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh như sau:

Sở Ngoại vụ Quảng Ninh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại Quảng Ninh (Trang 25)