Khái niệm thành ngữ

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn (Trang 25)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.2.Khái niệm thành ngữ

Khái niệm thành ngữ trong tiếng Hàn không thể định nghĩa một cách dễ dàng. Xét nghĩa hẹp thì thành ngữ là cụm từ hoặc từ có cấu tạo hoặc mang ý nghĩa đặc biệt khác với phương thức diễn đạt thông thường của một ngôn ngữ. Xét theo nghĩa rộng thì thành ngữ là tất cả hệ thống đặc trưng mang tính chất tương đối giữa một ngôn ngữ nào đó với một ngôn ngữ khác. Nếu xét theo nghĩa rộng thì có thể thấy bản thân ngôn ngữ đã là thành ngữ. Phạm vi của thành ngữ đa dạng và rộng lớn như thế nhưng ngược lại, bản thân thuật ngữ diễn tả nó còn rất mơ hồ, do đó khái niệm và phạm trù thành ngữ khác nhau theo từng học giả. Những từ tương đương với từ “thành ngữ” của phương Tây được dịch ra với nhiều hình thái đa dạng và không thống nhất như: thành ngữ, quán ngữ, quán dụng cú, ngữ quán dụng, cách biểu đạt quán dụng, những lời nói quen thuộc hay lời nói thường xuyên sử dụng .v.v... Có thể phân biệt thành ngữ với các khái niệm khác như sau:

Tiếng Hàn Điểm giống nhau Điểm khác nhau Từ đa nghĩa và

thành ngữ

Thường có nghĩa dị

biệt.

Khó có thể đoán được nghĩa của nó nếu chỉ dựa vào nghĩa đen nhìn thấy trên bề mặt câu chữ.

Có những từ đa nghĩa có nghĩa chính và các nghĩa phụ nhưng vẫn không tách rời hẳn khỏi nghĩa cơ bản.

Có những từ đa nghĩa chỉ

của câu chữ là có thể hiểu được nghĩa của từ.

Từ phức hợp và thành ngữ

Hình thái tương tự nhau. (Từ phức hợp và thành ngữ dạng từ)

Từ phức hợp chỉ đơn thuần có nghĩa đen mà không có nghĩa thứ 3.

Tục ngữ và thành ngữ

Là những câu nói

quen thuộc được sử dụng rộng rãi trong dân gian.

Có cấu trúc cố định, không thể tùy ý thay đổi hình thái hoặc cấu tạo bên trong của từ.

Nếu chỉ nhìn bên ngoài câu văn thì rất khó để đoán nghĩa vì nó không tồn tại nghĩa đen mà tồn tại nghĩa thứ 3.

Thường thì tục ngữ phản ánh ý nghĩa triết học nhân sinh, chân lý, giáo huấn, châm biếm còn thành ngữ thì

không.

Thông thường tục ngữ là

một câu độc lập hoặc được sử dụng theo hình thức câu văn trích dẫn, còn thành ngữ là một thành phần cấu tạo câu.

Thành ngữ có độ dài ngắn hơn so với tục ngữ và khả năng kết hợp đa dạng hơn. Từ ẩn dụ và thành

ngữ

Phương pháp tu từ trong phương thức biểu đạt ngôn ngữ tương tự nhau.

Có những trường hợp

cả hai đều có tính đại

Theo phương thức ẩn dụ, có những từ ẩn dụ chỉ có nghĩa đen đơn thuần hoặc thiếu tính đại chúng, hoặc không bị hóa thạch hóa.

chúng và đồng thời nghĩa quán dụng đã bị hóa thạch hóa. Thành ngữ và quán ngữ Thông thường thành

phần cấu tạo luôn cố định, không thể tùy ý thay thế hay biến đổi.

Được sử dụng rộng rãi trong đời sống sinh họa hàng ngày cả trong văn viết và văn nói. Đều là một thành phần cấu tạo câu. Hình thái tổ hợp khác nhau hoàn toàn. Khác với thành ngữ, quán ngữ không có nghĩa thứ 3. Nếu diễn giải thành ngữ 4 chữ trong tiếng Trung Quốc ra tiếng Hàn thì thành ngữ đó có thể trở thành quán ngữ tiếng Hàn.

Có rất nhiều khái niệm về thành ngữ và các khái niệm đều có chung một điểm, đó là các yếu tố cấu thành nên thành ngữ không mang ý nghĩa cơ bản, nghĩa đen mà mang nghĩa bóng. Nhà nghiên cứu nào cũng đồng tình về điểm này nhưng vẫn chưa thể hệ thống hóa được tên gọi và khái niệm bằng tiếng Hàn Quốc về thuật ngữ “thành ngữ” của phương Tây. Tuy nhiên đến bây giờ, căn cứ vào định nghĩa trong từ điển và các nghiên cứu trước đây về thành ngữ, chúng ta có thể định nghĩa khái niệm thành ngữ như sau. “Thành ngữ là cách biểu đạt đặc biệt của ngôn ngữ một quốc gia nào đó được dùng như một thói quen mang tính phổ biến và tính đại chúng, mặc dù có những lúc nó mang tính phi lôgic và phi ngữ pháp. Xét về mặt cú pháp, thành ngữ được hình thành bởi các cụm từ hoặc câu do 2 từ trở lên mang ý nghĩa kết hợp thành. Xét về mặt ý nghĩa, thành ngữ là một chuỗi các cụm từ đã được ổn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định hóa mang ý nghĩa ẩn dụ và mang nghĩa bóng, ý nghĩa đặc thù không thể phán đoán được về mặt ngữ pháp hoặc ý nghĩa của từng từ cơ bản”.

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn (Trang 25)