Thành ngữ vay mượn phương Tây

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn (Trang 33)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.2.2. Thành ngữ vay mượn phương Tây

Là các thành ngữ được dịch từ các thành ngữ phương Tây: “판도라의

상자 뜨거운 감자 황금알 낳는 거위” ( “ Chiếc hộp Pandora” – chiếc hộp

của tội ác và tai ương, hàm ý gặp phải chuyện rắc rối / “Khoai tây nóng” – nuốt cũng không được mà nhổ ra cũng không được, hàm ý gặp phải tình huống khó khăn, làm cũng không được mà không làm cũng không được / “Ngỗng đẻ trứng vàng”).

1.2.3.2.3. Thành ngữ vay mượn từ tiếng Hán

17시치미 (Si-chi-mi) là miếng sừng hình vuông được buộc vào đuôi của con chim ưng, trên đó ghi rõ địa chỉ, tên để phân biệt chủ nhân của con chim ưng đó. Thời xa xưa, tổ tiên người Hàn Quốc thường nuôi chim ưng để trợ giúp trong công việc săn bắn.

18저고리 (Jeo-go-ri) là chiếc áo lửng mặc bên ngoài bộ Hanbok truyền thống của người Hàn Quốc.

Là các thành ngữ tiếng Trung Quốc, được du nhập vào Hàn Quốc và được người Hàn sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay. Có thể kể đến một số câu thành ngữ quen thuộc như: “풍전등화” (“Đèn treo trước gió” – nói đến tình huống nguy cấp, khó khăn); “결초보은” (“Kết cỏ báo ân” – hàm ý không quên công ơn của những người đã giúp đỡ mình); “만사일생” (“Vạn tử nhất sinh” – hàm ý may mắn sống sót sau nhiều lần thoát khỏi cái chết trong gang tấc).

Tiểu kết

Những vấn đề lý thuyết mà đề tài sử dụng đều nhằm hướng đến mục đích giải quyết tốt nhất các vấn đề mà đề tài đặt ra:

- Các lý thuyết về tín hiệu thẩm mỹ sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc về đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu. Dựa trên những đặc điểm của tín hiệu thẩm mỹ, chúng tôi có cách tiếp cận và tìm hiểu về tín hiệu thẩm mỹ một cách có định hướng. Nhờ đó, các kết quả nghiên cứu thu được sẽ có tính thuyết phục hơn.

- Mặc dù khái niệm thành ngữ là một phạm trù hết sức rộng trong tiếng Hàn và có khá nhiều định nghĩa xoay quanh khái niệm này. Tuy nhiên dựa trên những kết quả nghiên cứu chuyên sâu của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc về thành ngữ, tục ngữ, chúng tôi đã đưa ra định nghĩa chung, cơ bản nhất về thành ngữ, phân biệt với tục ngữ và đưa ra những đặc trưng, phân loại thành ngữ, tục ngữ.

- Dựa trên nền tảng những vấn đề lý thuyết đó, chúng tôi đi vào giải thích, tìm hiểu một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn.

Chƣơng 2:

CHẤT LIỆU VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC TÍN HIỆU THẨM MỸ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN

Nội dung chính của chương này là khảo sát những hình ảnh được dùng làm chất liệu của các tín hiệu thẩm mỹ. Để hiểu được ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ, phải hiểu được nội dung ẩn bên trong

những chất liệu đó. Chất liệu làm nên các tín hiệu thẩm mỹ là cái làm nên vẻ đẹp riêng của tục ngữ, thành ngữ trong kho tàng văn hóa dân gian của mỗi một dân tộc. Khảo sát một cách đầy đủ và có hệ thống chất liệu sẽ giúp chúng ta biết thêm nhiều điều thú vị về truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời khám phá được những nét đẹp và vốn quý ẩn chứa bên trong lớp vỏ ngôn ngữ ấy của thành ngữ, tục ngữ.

Những loại hình ảnh thường được dùng làm chất liệu của các tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ là: hình ảnh tự nhiên, động vật, thực vật, vật thể nhân tạo và bộ phận cơ thể người. Những chất liệu này giữ vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên các tín hiệu thẩm mỹ của thành ngữ, tục ngữ. Và sau đây, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu, khảo sát cụ thể từng nhóm chất liệu.

2.1. Nhóm chất liệu là tự nhiên

Từ xa xưa, con người sinh ra và lớn lên, sống và tồn tại trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với tự nhiên. Các yếu tố tự nhiên, hình ảnh tự nhiên như trời, đất, mây, mưa, núi, sông, biển.v.v... đã trở thành những hình ảnh rất đỗi quen thuộc, gần gũi trong tiềm thức của mỗi con người. Có lẽ vì thế mà hình ảnh tự nhiên xuất hiện khá phổ biến trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Khi tiến hành khảo sát, thống kê trên tổng số 9603 câu tục ngữ tiếng Hàn, chúng tôi thấy có 1264 câu tục ngữ có hình ảnh tự nhiên (chiếm 13,2%). Con số này trong thành ngữ tiếng Hàn là 291 câu trên tổng số 4577 câu thành ngữ (chiếm 6,4%). Tổng số hình ảnh liên quan đến chất liệu tự nhiên trong cả thành ngữ và tục ngữ tiếng Hàn là 36 hình ảnh. (Xem bảng 1.1 và 1.2)20

. Trong số các chất liệu tự nhiên, hình ảnh “nước”, “lửa”, “đá”, “núi” và “gió” có tần số xuất hiện nhiều nhất trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Còn trong tục ngữ tiếng

Việt, các yếu tố “nước”, “mưa”, “gió”, “sông”, “trời” có tần số xuất hiện nhiều nhất. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều đó qua bảng thống kê dưới đây.

Bảng 2.1: Bảng đối chiếu 5 hình ảnh xuất hiện với tần số nhiều nhất trong nhóm chất liệu tự nhiên của tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn và tục ngữ tiếng Việt Tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn STT Tên loại Số lƣợng câu Tỉ lệ % (so với tục ngữ, thành ngữ có hình ảnh tự nhiên) 1 Nước 313 20,1% 2 Lửa 180 11,6% 3 Đá 151 9,7% 4 Núi 136 8,7% 5 Gió 117 7,5% Tục ngữ tiếng Việt21 STT Tên loại Số lƣợng câu Tỉ lệ % (so với tục ngữ có hình ảnh tự nhiên) 1 Nước 91 17% 2 Mưa 84 15,7% 3 Gió 56 10,4% 4 Sông 41 7,6% 5 Trời 39 7,2% 2.1.1. Hình ảnh “nƣớc”

Trong tục ngữ và thành ngữ tiếng Hàn, hình ảnh “nước” xuất hiện trong khoảng 313 câu, chiếm tỷ lệ 20,1% trong tổng số 1555 câu thành ngữ, tục ngữ có hình ảnh tự nhiên. Khi đi vào thành ngữ, tục ngữ, hình ảnh “nước” được dùng biểu trưng nhiều mặt về con người và đời sống xã hội. Hàn Quốc, cũng giống như Việt Nam là một đất nước chịu ảnh hưởng của nền văn hóa văn minh nông nghiệp phương Đông, do đó nước có vị thế rất quan trọng trong đời sống văn hóa và sinh hoạt của người Hàn Quốc. Trong số đó, có nhiều câu thành ngữ được người Hàn sử dụng thường xuyên như những câu nói cửa miệng dùng phổ biến trong đời sống sinh hoạt hằng ngày như câu thành ngữ: “물에 빠진 새앙쥐” (Chuột nhắt rơi vào nước) hàm ý “Ướt như chuột lột”

hay câu “물 쓰듯” (Tiêu tiền như nước) hàm ý sử dụng đồ dùng hoặc tiền bạc một cách quá lãng phí. Để ví von những thứ không thể hòa hợp, không dung hòa nhau được, người Hàn dùng hình ảnh “물 위에 기름” (Dầu nằm trên nước), “dầu” và “nước” vốn là hai chất không thể hòa tan được, “dầu” nhẹ hơn nên sẽ luôn nổi trên mặt nước. Những thứ không ăn nhập với nhau hay hai người với hai tính cách trái ngược nhau, không thể hòa hợp sẽ được dùng ví von với hai hình ảnh này.

“Nước” trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn là tín hiệu thẩm mỹ mang ý nghĩa biểu trưng cho chính con người, lòng người. “물방아 무로 서면 언다” (Cối xay nước mà cứ đứng không, không làm việc thì cũng sẽ bị đóng băng). Hình ảnh “nước” trong tổ hợp từ “cối xay nước” biểu trưng cho con người, hàm ý con người mà không chịu vận động, không chịu làm việc thì sẽ có hại cho sức khỏe. “물은 건너 보아야 알고 사람은 지내 보아야 안다” (Nước có lội qua mới biết nông sâu, người có sống cùng mới hiểu lòng nhau). “Nước” được ví như tấm lòng, bụng dạ con người. Nước có chỗ nông, chỗ sâu. Con người cũng có người tốt, người xấu và muốn đánh giá đúng một người thì phải có thời gian gần gũi, sống với nhau thì mới hiểu được lòng nhau.

“Nước” trong tục ngữ tiếng Hàn thiên về biểu đạt lí trí, nhận thức về cuộc đời; phản ánh kinh nghiệm được đúc kết từ những quan hệ ứng xử, nếp nghĩ chung của một cộng đồng. Ví dụ như trong câu: “물이 아니면 건너지 말고 인정이 아니면 사귀지 마라” (Không phải nước thì đừng có lội, người không có tình thì đừng có chơi) nói lên quy luật quan hệ giữa người với người phải dựa trên tình cảm, nếu sống với nhau mà không có tình cảm thì không

thể duy trì mối quan hệ lâu dài. “물은 낮은 곳으로흐른다” (Nước chảy vào chỗ thấp / Nước chảy chỗ trũng), đây là một quy luật hợp lẽ tự nhiên, nước chỉ có thể chảy từ cao xuống thấp chứ không thể chảy ngược lại từ thấp lên cao được. “물은 트는 대로 흐른다” (Nước chảy theo kẽ hở) – con người thay đổi theo điều kiện giáo dục, sống trong môi trường giáo dục tốt thì con người sẽ được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần để trở thành những người tốt và ngược lại, con người không thể hình thành phẩm chất tốt nếu sống trong môi trường thiếu giáo dục. Có nhiều quy luật cuộc sống được đúc kết trong thành ngữ, tục ngữ mà đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. “물이 깊어야 고기가 모인다” (Nước sâu thì cá mới nhiều) – người đức cao, tài rộng thì mới có nhiều người theo đến học. Hay như câu: “물은 깊을수록 소리가 없다” (Nước càng sâu càng đằm tiếng) – người càng cao, càng học rộng thì càng khiêm tốn.

“Nước” còn biểu trưng cho môi trường sống của con người. “물 밖에 안고기” (Cá sinh ngoài nước) – đối với các loài cá, nước chính là môi trường sống của chúng, ra khỏi môi trường này thì cá không thể nào sống được. Con người chúng ta cũng vậy, sống ở đâu thì quen đó, nếu ra khỏi môi trường quen thuộc, đến với một môi trường xa lạ thì sẽ rất khó khăn để có thể thích nghi, giống như “cọp ra khỏi rừng” vậy. Hay như trong câu “ 고기도 저 놀던 물이좋다” (Cá cũng thích vùng nước nó từng sống) nghĩa là con người ai cũng thích sống trong môi trường quen thuộc. “Nước” cũng có thể tượng trưng cho những điều mong muốn, khát khao của con người trong cuộc sống

như trong câu: “물 본 기러기 꽃 본 나비” (Vịt trời thấy nước, bướm thấy hoa) – hàm ý được thỏa lòng mong muốn, ao ước bấy lâu.

“Nước” cần thiết và quan trọng đối với con người, nhưng không phải lúc nào “nước” cũng luôn mang lại cảm giác mát mẻ, dịu dàng, không phải lúc nào “nước” cũng có vẻ ngoài êm ả. Trong một loạt những thiên tai do tự nhiên mang lại, lịch sử loài người luôn phải chứng kiến những trận “đại hồng thủy” mà sức lực con người không thể chống chọi với hiểm họa tự nhiên. Có lẽ vì lí do đó mà từ lâu, “nước” cùng với “lửa” còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những gian nguy, trở ngại trong cuộc đời. “물불을 가리지 않는다” (Không từ lửa nước) – ý nói không sợ gian nguy. Hay như câu: “물에 빠지면

지푸라기도 잡는다” (Khi rơi xuống nước, dù là một cọng rơm cũng cố gắng

bám lấy) – con người trong lúc gian nguy sẽ bấu víu, trông cậy vào tất cả những gì mình thấy được trước mắt để có thể vượt qua khó khăn. Tục ngữ tiếng Hàn còn dùng hình ảnh “nước” trong một câu ví von hết sức dí dỏm. “물과 불과 악처는 삼대 재액” (Nước, lửa và một người vợ hư là ba tai ách lớn trong cuộc đời). Trong cuộc sống, những tưởng “nước” và “lửa” đã là những tai ách lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho cuộc sống con người vậy mà còn một tai ách nữa cũng nguy hiểm không kém mà không ai ngờ được, đó lại chính là “một người vợ hư”. Lấy phải một người vợ không tốt thì quả là một điều bất hạnh lớn trong cuộc đời.

2.1.2. Hình ảnh “lửa”

Hình ảnh “lửa” xuất hiện trong khoảng 180 câu thành ngữ, tục ngữ, chiếm 11,6% trong tổng số câu thành ngữ, tục ngữ có hình ảnh tự nhiên. Từ xa xưa, “nước” và “lửa” đã là 2 yếu tố quan trọng không thể thiếu trong đời

sống con người. Có “nước” và “lửa” thì con người mới có thức ăn, nước uống, có “lửa” để nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ, giữ ấm khi đông về. Tuy nhiên đây cũng là hai hiểm họa thiên nhiên luôn rình rập để phá hủy cuộc sống con người. Vì vậy mà cũng giống như yếu tố “nước”, “lửa” mang ý nghĩa biểu trưng cho những tình huống khó khăn, nguy cấp. “불난 강변에서덴 소 날뛰듯 하다” (Giống như bò bị bỏng lửa lồng lên ở bờ sông) ngụ ý chỉ những người lúng túng không biết phải xử lý như thế nào trong lúc nguy cấp. Hay như câu: “불난 데 부채질 한다” (Quạt thêm vào đống lửa đang cháy), câu này mang ý nghĩa tương tự câu “đổ thêm dầu vào lửa” trong tục ngữ Việt Nam. “Lửa” biểu trưng cho thiên tai, hỏa hoạn. “ 불난 끝은 있어도 물난 끝은 없다” (Hỏa hoạn thì có lúc kết thúc nhưng lũ lụt thì không) – Cháy thì có thể cứu được ít nhiều của cải, nhưng lụt thì ngập cả, lũ lụt nguy hại hơn hỏa hoạn. “Nhất thủy nhì hỏa”. Trong thành ngữ tiếng Hàn, hình ảnh “lửa” cũng được sử dụng với nghĩa biểu trưng cho những tình huống nguy cấp, cho những tai ương như trong tục ngữ. Ví dụ như câu: “불을 받다 / 불을 주다” (Nhận lửa / cho lửa) hàm ý làm hại người khác, gây thiệt hại cho người khác hoặc phải chịu thiệt hại, tai ương do người khác gây ra. Hay như câu: “ 불을 끄다” (Dập lửa) với ý nghĩa giải quyết, xử lý được tình huống khó khăn, nguy cấp. Ngoài ý biểu trưng trên, hình ảnh “lửa” trong thành ngữ tiếng Hàn còn chủ yếu được dùng để diễn tả sự tức giận trong trạng thái cảm xúc của con người như trong câu “눈에불이 나다”- “lửa cháy trong mắt”.

Hình ảnh “đá” xuất hiện trong khoảng 151 câu thành ngữ, tục ngữ, chiếm 9,7% trong tổng số câu thành ngữ, tục ngữ có hình ảnh tự nhiên trong tiếng Hàn. Hình ảnh này xuất hiện nhiều như vậy trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn cũng là điều dễ hiểu. Bởi 70% diện tích của Hàn Quốc là núi, đồng bằng rất ít, ở đâu cũng có thể nhìn thấy núi và đá. Đặc tính của đá là được cấu tạo hết sức chắc chắn, có độ bền cao. Do đó, hình ảnh “đá” thường được dùng với nghĩa biểu trưng cho những việc chắc chắn. “ 돌다리도 두들겨 보고 건너라” (Dù là cây cầu xây bằng đá thì cũng phải gõ thử rồi hãy đi qua) – dù là việc mình biết rất rõ, có chắc chắn đến mấy thì cũng phải chú ý thật tỉ mỉ. Hay như câu: “돌 정구도 밑 빠질 날이 있다” (Có ngày cối đá thủng đáy) – cái gì dù bền chắc đến mấy nhưng dùng mãi rồi cũng sẽ hỏng. Câu tục ngữ này khuyên con người ta cái gì cũng có mức chịu đựng giới hạn của nó, đừng dồn ép, đè nén người khác đến mức họ không thể chịu đựng được. Trong thành ngữ tiếng Hàn, người Hàn Quốc dùng hình ảnh “돌을 던지다” (Ném đá) để diễn tả ý phê bình, chỉ trích những sai lầm, khuyết điểm của người khác.

2.1.4. Hình ảnh “núi”

Hình ảnh “núi” xuất hiện trong khoảng 136 câu tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn, chiếm 8,7% trong tổng số câu tục ngữ, thành ngữ có hình ảnh tự nhiên. Hình ảnh những ngọn núi trùng trùng điệp điệp, hiểm trở luôn biểu trưng cho những khó khăn, trở ngại, những thế lực ngăn cản công việc mà con người phải đương đầu. “가면 갈수록 첩첩산중이다” (càng đi, núi càng trùng điệp) có ý chỉ công việc ngày càng khó khăn. Hay câu “가자니

đằng nào cũng khó khăn, tiến thoái lưỡng nan. “산은 오를수록 높고 물은 건널수록 깊다” (Núi càng đi càng cao, nước càng lội càng sâu) – công việc, hoàn cảnh đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hình ảnh “núi” cũng được dùng để biểu trưng cho con người. Ví dụ như trong câu: “산이 높으면 그늘도 길다” (Núi cao thì bóng rộng) – ý nói con người có đạo đức, tài năng lớn thì càng đóng góp được nhiều cho xã hội. Ở đây, hình ảnh những người có tài cao, đức rộng được ví như hình ảnh những ngọn núi cao sừng sững.

2.1.5. Hình ảnh “gió”

Hình ảnh “gió” xuất hiện trong khoảng 117 câu, chiếm 7,5% trong tổng số câu tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn có hình ảnh tự nhiên. Hình ảnh “gió” được sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ ngoài ý nghĩa đúc kết kinh nghiệm về mặt thời tiết, hình ảnh này còn góp phần thể hiện những triết lí nhân sinh sâu

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)