7. Cấu trúc của luận văn
2.4.3. Hình ảnh “cửa, cổng”
Trong một ngôi nhà, “cửa, cổng” là những phần không thể thiếu, có chức năng che chắn, bảo vệ an toàn cho ngôi nhà đó. Có lẽ vì thế mà hình ảnh
này cũng xuất hiện khá nhiều trong thành ngữ, tục ngữ có hình ảnh vật thể nhân tạo với số lượng câu khoảng 69 câu, chiếm tỉ lệ 4,9% trên tổng số.
Tục ngữ tiếng Hàn sử dụng hình ảnh “cửa, cổng” để biểu thị những quan niệm sống và những triết lí nhân sinh sâu sắc đã được đúc kết và truyền lại từ đời này sang đời khác. Khi đề cập đến quan niệm chọn vợ, người Hàn dùng hình ảnh mang tính chất so sánh, đối chiếu: “문 바를 집은 써도 입 빠른 집은 못 쓴다” (Dùng nhà có cửa lớn nhưng không thể dùng vợ mau miệng). Về mối quan hệ nhân-quả, tục ngữ tiếng Hàn có câu: “문을 연 사람이바로 문을닫은사람” (Người mở cửa cũng chính là người đóng cửa) – hàm ý có nguyên nhân thì mới dẫn đến kết quả, nhân thế nào thì quả thế ấy. Quan niệm về ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, tục ngữ tiếng Hàn dùng hình ảnh: “대문 밖이저승이다” (Ngoài cổng là thế giới bên kia) – mượn hình ảnh liên tưởng gần nhau như trong nhà ngoài cổng để nói đến sự sống chết của con người rất mong manh và khó tiên đoán. Để nhắc nhở con người ta phải biết phân biệt đúng sai, đừng nghe ai nói gì là tin đấy, tục ngữ tiếng Hàn dùng hình ảnh: “대문은넓어야 하고귓문은 좁아야한다” (Cổng thì phải rộng còn lỗ tai thì phải hẹp).
Trong đời sống hàng ngày, hình ảnh “cửa” là một bộ phận được dùng với ý nghĩa biểu trưng cho cái tổng thể, cho một cơ quan, một doanh nghiệp, hay một công ty. Ví dụ người Hàn thường hay nói “문을 닫다 /문을 열다” (Đóng cửa / mở cửa) để nói đến việc ngừng hoạt động kinh doanh, đóng cửa nhà máy, xí nghiệp hoặc việc bắt đầu công việc kinh doanh, khai trương công ty. Từ “cửa” khi được dùng trong tổ hợp từ “ngưỡng cửa” được dùng với
nghĩa biểu trưng cho một giới hạn, một hoàn cảnh, một tình huống nào đó. “문턱을 넘어서다” (Vượt qua ngưỡng cửa) – ý nói vượt qua được một trạng thái hay hoàn cảnh nào đó. Còn trong câu: “문턱이 높다” (Ngưỡng cửa cao) thì lại mang ý nghĩa khó tiếp cận, khó đương đầu.