7. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Nguồn gốc và tầm quan trọng của thành ngữ, tục ngữ
1.2.2.1. Nguồn gốc của thành ngữ, tục ngữ
Giống như các từ trong ngôn ngữ, thành ngữ, tục ngữ là những đơn vị có sẵn, xuất hiện dần dà từ nhiều nguồn, vào nhiều thời điểm khác nhau và được sử dụng rộng rãi, tự nhiên trong đời sống xã hội. Các kết quả nghiên cứu đã xác nhận rằng các yếu tố tạo nên thành ngữ, tục ngữ vốn là những từ độc lập, tức những đơn vị định danh có nghĩa từ vựng và chức năng cú pháp ổn định. Tuy vậy, trong hệ thống thành ngữ của mỗi ngôn ngữ, cũng có những thành ngữ, xét trên quan điểm đương đại, không dễ dàng nhận biết được ý nghĩa của các yếu tố; do đó, việc suy xét nghĩa thành ngữ cũng như việc tìm kiếm nguồn gốc của nó cũng trở nên khó khăn hơn.
Mặt khác, quan hệ giữa các yếu tố trong thành ngữ, xét về cú pháp, ngữ âm và ngữ nghĩa nói chung là rõ ràng, có quy luật. Song cũng có khá nhiều trường hợp, các yếu tố cấu tạo thành ngữ kết hợp với nhau không theo quy luật thường mà theo lối nói tắt, nói gộp hoặc theo cách kết hợp, cách so sánh lạ, bất ngờ khiến cho việc nhận biết nội dung toàn thành ngữ và việc tìm kiếm xuất xứ của nó trở nên rất khó khăn. Ngoài ra, việc tồn tại các biến thể thành ngữ biểu đạt cùng một ý nghĩa hay biểu đạt các ý nghĩa, các sắc thái nghĩa khác nhau, cũng gây khó khăn đáng kể cho việc luận giải nghĩa thành ngữ và truy tìm xuất xứ của nó.
Tuy nhiên nhờ vào khảo sát những trường hợp phổ biến, có quy luật về ngữ nghĩa, cấu tạo của thành ngữ, tục ngữ của các ngôn ngữ khác nhau, người ta cũng phát hiện ra được những nguồn chủ yếu, phổ biến, tạo nên hệ thống thành ngữ, tục ngữ của một ngôn ngữ. Một trong những trường hợp phổ biến
đó là sử dụng thành ngữ, tục ngữ tiếng nước ngoài dưới các hình thức khác nhau.
Trong tiếng Hàn, thành ngữ được vay mượn nước ngoài chủ yếu là các thành ngữ gốc Hán. Những thành ngữ này khi mượn vào tiếng Hàn, có thể được giữ nguyên hình thái – ngữ nghĩa. Ví dụ như thành ngữ “ 새옹지마” – “Tái ông chi mã”; “ 독일무이” – “Độc nhất vô nhị”. Hoặc dịch từng chữ (một phần hoặc tất cả các yếu tố), dịch nghĩa chung của thành ngữ có thay đổi trật tự các yếu tố cấu tạo.
1.2.2.2. Tầm quan trọng của thành ngữ, tục ngữ
Trong đời sống hằng ngày từ xưa đến nay, tục ngữ, thành ngữ luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, là một nét văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Tục ngữ, thành ngữ chứa đựng đầy đủ nhân sinh quan và vũ trụ quan, được đúc rút từ thực tiễn lao động và kinh nghiệm của con người, có tác dụng định hướng cho việc hình thành nhân cách, hành động và suy nghĩ của con người. Thông qua thành ngữ, tục ngữ, chúng ta có thể hiểu một cách sâu sắc về văn hóa của một dân tộc, các phong tục, tập quán, lối tư duy, phong cách sống của con người thuộc quốc gia đó.
Người Hàn đã đặt cho thành ngữ, tục ngữ một biệt danh là “ thể loại văn học ngắn nhất được tổ tiên truyền lại từ thời xa xưa”16
. Bởi nó chứa đựng trong đó những lời giáo huấn sâu sắc mà dẫu có trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những lời giáo huấn, răn dạy đó vẫn phát huy giá trị tích cực của nó. Do đó, khi chúng ta hiểu một cách trọn vẹn một câu thành ngữ, tục ngữ nào đó thì điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã hiểu được phương thức sống và lối tư duy, hành động của người xưa. Đồng thời, các phong tục và tính cách đặc
16 Kim Seo-yon, “속담, 사자성어, 관용어사전” (Từ điển tục ngữ, thành ngữ 4 chữ, cụm từ cố định), Nxb Văn học, 2004.
trưng của con người từng quốc gia, từng vùng miền cũng được phản ánh một cách hàm súc thông qua thành ngữ, tục ngữ. Vì vậy, để hiểu rõ văn hóa đặc trưng của từng quốc gia thì việc tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với những nhà nghiên cứu về ngôn ngữ và đất nước học.
1.2.3. Phân loại thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn
1.2.3.1. Phân loại tục ngữ
1.2.3.1.1. Tục ngữ chứa đựng ý nghĩa giáo huấn
Những câu tục ngữ như: “콩 심은데 콩 나고 팥 심은데 팥난다” (Trồng đậu đỏ có đậu đỏ, trồng đậu đen có đậu đen) – hàm ý gieo nhân nào thì gặt quả đấy. Hoặc câu tục ngữ “ 낮말은 새가 듣고 밤말은쥐가 듣는다” ( Lời nói ban ngày có chim nghe, lời nói ban đêm có chuột nghe) – hàm ý dù ở đâu, khi nào cũng phải cẩn thận lời nói (Tai vách mạch rừng) là những ví dụ tiêu biểu cho những câu tục ngữ mang tính chất giáo huấn, răn dạy. Trong số những câu tục ngữ loại này, có những câu tục ngữ truyền thống cổ xưa còn truyền lại của người Hàn Quốc nhưng đồng thời cũng có những tục ngữ ngoại lai, vay mượn từ nước ngoài như tục ngữ Nhật Bản, Trung Quốc hoặc các nước phương Tây. Ví dụ như câu: “ 하늘은 스스로돕는 자를돕는다” (Trời chỉ giúp những người biết tự giúp mình), “ 구르는 돌에는 이끼가 끼지 않는다” ( Rêu không bám vào hòn đá đang lăn). Do đó, những thuật ngữ như “cách ngôn”, “châm ngôn”, “ngạn ngữ” phải được xem như những hình thái được cấu tạo, được hình thành khác với những câu tục ngữ mang ý nghĩa giáo huấn.
Những tục ngữ loại này chủ yếu mang tính chất ẩn dụ, châm biếm, ám chỉ bóng gió hơn là chứa đựng ý nghĩa giáo huấn. Ví dụ như: “수박 겉핥기/
중의 빗 / 꿀먹은 벙어리 / 개팔자” (Liếm vỏ dưa hấu / Lược của nhà sư / Người câm ăn mật ong / Số phận con chó). Những cụm từ mang tính chất ví von, ẩn dụ như: “ 두 다리 뻗고 잔다” (Nằm duỗi hai chân mà ngủ) không có cấu tạo dạng tục ngữ nên chỉ được xem như cách biểu đạt theo thói quen mang tính chất ví von đơn thuần.
1.2.3.1.3. Tục ngữ chứa đựng ý nghĩa cấm kỵ
Tục ngữ có nội dung cấm kỵ mang nặng tính chất tín ngưỡng dân gian, là những lời tiên tri về những điều tốt – xấu, vận may – vận rủi và chủ yếu là những tục ngữ liên quan đến những điều khuyên nhủ, cấm kỵ, phân biệt tốt – xấu, giải mộng. Những câu tục ngữ này được hình thành nên dựa trên nền tảng những tri thức, kinh nghiệm của tổ tiên đã sống và đúc kết tại thời điểm đó cho nên chắc chắn sẽ có những điều không thật sự phù hợp với tri thức khoa học hiện đại, thậm chí có những điều mê tín mang tính chất phản khoa học.
Tục ngữ chứa đựng ý nghĩa cấm kỵ có thể kể đến như: “ 밤에 손톱 깎지 말라 / 쌀 먹으면 에미 죽는다” (Đừng cắt móng tay vào ban đêm / Nếu ăn gạo thì mẹ sẽ chết) là những tục ngữ diễn tả những hành động cấm kỵ. Những tục ngữ này gián tiếp ám chỉ nếu phạm phải những điều cấm kỵ trên thì sẽ có những điều không hay xẩy ra.
Những tục ngữ chứa đựng ý nghĩa khuyên nhủ có dạng thức ngược lại với tục ngữ cấm kỵ. Tục ngữ dạng này khuyên nhủ con người nên hành động như thế nào là tốt. Ví dụ như câu: “ 아이 많이 울려야 목청 좋아진다 /
아침에 일찍 일어나면 부자된다” (Phải để cho trẻ con khóc nhiều thì dây thanh âm mới phát triển tốt / Nếu dậy sớm vào buổi sáng thì sẽ trở thành người giàu có).
Tục ngữ chứa đựng điềm báo là dạng tục ngữ chứa đựng những điều tiên tri báo trước một sự việc nào đó thông qua những dấu hiệu, điềm báo. Ví
dụ “ 가마가 둘이면 두번 장가간다 / 아침에 까치 울면 재수 있다” ( Nếu
có 2 cái kiệu thì sẽ có 2 đời vợ / Buổi sáng chim ác là hót là điềm báo may mắn).
Tục ngữ mang ý nghĩa giải mộng là dạng tục ngữ thông qua những nội dung trong giấc mơ để tiên đoán về những điều có thể sẽ xẩy ra ở thế giới hiện thực để con người biết cẩn thận trong từng hành động hoặc là điềm báo những dự cảm tốt lành. Ví dụ “ 꿈에 흰옷 입으면 안 좋다 / 꿈에 똥만지면 운이 트인다” ( Trong giấc mơ trông thấy bản thân mặc áo trắng là điều không tốt / Sờ vào đống phân trong giấc mơ là điềm báo may mắn).
1.2.3.2. Phân loại thành ngữ
Số lượng những câu thành ngữ hiện đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày của người Hàn Quốc hết sức phong phú và đa dạng. Tuy nhiên nếu xét theo lịch sử hình thành thì có thể chia thành ngữ tiếng Hàn thành 3 loại như sau.
1.2.3.2.1. Thành ngữ truyền thống (thành ngữ thuần Hàn)
Đó là những câu thành ngữ đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử
Hàn Quốc. Ví dụ như “뒤를 보다 낯을 붉히다 싸우다 한잔하다 애쓰다
먹다”( Nhìn lại đằng sau / Mặt đỏ bừng bừng / Làm một chén / Quyết tâm / Làm tan chảy xì dầu / Gồng mình nỗ lực, cố gắng / Thiếu kiên nhẫn / Lo lắng / Nghiến răng / Ăn mất tai (tai điếc)). Và cũng có những thành ngữ phản ánh tính chất đặc trưng của thời đại như: “시치미떼다 바지저고리 산통깨지다 국수먹다 깡통차다 시집가다 장가가다 파리날리다 비행기태우다”
( “Lấy cắp, dứt mất Si-chi-mi”17 – hàm ý giả vờ như không biết / “ Áo Jeo-go- ri18 lẫn với quần” – chỉ những người không có chính kiến hoặc không có năng lực, một ý khác nữa là ám chỉ những người nhà quê / “ Hộp quẻ của thầy bói bị vỡ” – những việc đang suôn sẻ thì tự dưng bị đổ bể / “Ăn mỳ Guk-su19” – hàm ý khi nào thì tổ chức lễ cưới và mời mọi người đến ăn cưới / “Đá cái lon” – không còn một xu dính túi / “Về nhà chồng” / “Về nhà vợ” – cưới vợ / “Ruồi bâu đầy” – làm ăn, buôn bán ế ẩm / “Cho đi máy bay” – tâng bốc ai lên tận mây xanh).
1.2.3.2.2. Thành ngữ vay mượn phương Tây
Là các thành ngữ được dịch từ các thành ngữ phương Tây: “판도라의
상자 뜨거운 감자 황금알 낳는 거위” ( “ Chiếc hộp Pandora” – chiếc hộp
của tội ác và tai ương, hàm ý gặp phải chuyện rắc rối / “Khoai tây nóng” – nuốt cũng không được mà nhổ ra cũng không được, hàm ý gặp phải tình huống khó khăn, làm cũng không được mà không làm cũng không được / “Ngỗng đẻ trứng vàng”).
1.2.3.2.3. Thành ngữ vay mượn từ tiếng Hán
17시치미 (Si-chi-mi) là miếng sừng hình vuông được buộc vào đuôi của con chim ưng, trên đó ghi rõ địa chỉ, tên để phân biệt chủ nhân của con chim ưng đó. Thời xa xưa, tổ tiên người Hàn Quốc thường nuôi chim ưng để trợ giúp trong công việc săn bắn.
18저고리 (Jeo-go-ri) là chiếc áo lửng mặc bên ngoài bộ Hanbok truyền thống của người Hàn Quốc.
Là các thành ngữ tiếng Trung Quốc, được du nhập vào Hàn Quốc và được người Hàn sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay. Có thể kể đến một số câu thành ngữ quen thuộc như: “풍전등화” (“Đèn treo trước gió” – nói đến tình huống nguy cấp, khó khăn); “결초보은” (“Kết cỏ báo ân” – hàm ý không quên công ơn của những người đã giúp đỡ mình); “만사일생” (“Vạn tử nhất sinh” – hàm ý may mắn sống sót sau nhiều lần thoát khỏi cái chết trong gang tấc).
Tiểu kết
Những vấn đề lý thuyết mà đề tài sử dụng đều nhằm hướng đến mục đích giải quyết tốt nhất các vấn đề mà đề tài đặt ra:
- Các lý thuyết về tín hiệu thẩm mỹ sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc về đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu. Dựa trên những đặc điểm của tín hiệu thẩm mỹ, chúng tôi có cách tiếp cận và tìm hiểu về tín hiệu thẩm mỹ một cách có định hướng. Nhờ đó, các kết quả nghiên cứu thu được sẽ có tính thuyết phục hơn.
- Mặc dù khái niệm thành ngữ là một phạm trù hết sức rộng trong tiếng Hàn và có khá nhiều định nghĩa xoay quanh khái niệm này. Tuy nhiên dựa trên những kết quả nghiên cứu chuyên sâu của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc về thành ngữ, tục ngữ, chúng tôi đã đưa ra định nghĩa chung, cơ bản nhất về thành ngữ, phân biệt với tục ngữ và đưa ra những đặc trưng, phân loại thành ngữ, tục ngữ.
- Dựa trên nền tảng những vấn đề lý thuyết đó, chúng tôi đi vào giải thích, tìm hiểu một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn.
Chƣơng 2:
CHẤT LIỆU VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC TÍN HIỆU THẨM MỸ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN
Nội dung chính của chương này là khảo sát những hình ảnh được dùng làm chất liệu của các tín hiệu thẩm mỹ. Để hiểu được ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ, phải hiểu được nội dung ẩn bên trong
những chất liệu đó. Chất liệu làm nên các tín hiệu thẩm mỹ là cái làm nên vẻ đẹp riêng của tục ngữ, thành ngữ trong kho tàng văn hóa dân gian của mỗi một dân tộc. Khảo sát một cách đầy đủ và có hệ thống chất liệu sẽ giúp chúng ta biết thêm nhiều điều thú vị về truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời khám phá được những nét đẹp và vốn quý ẩn chứa bên trong lớp vỏ ngôn ngữ ấy của thành ngữ, tục ngữ.
Những loại hình ảnh thường được dùng làm chất liệu của các tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ là: hình ảnh tự nhiên, động vật, thực vật, vật thể nhân tạo và bộ phận cơ thể người. Những chất liệu này giữ vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên các tín hiệu thẩm mỹ của thành ngữ, tục ngữ. Và sau đây, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu, khảo sát cụ thể từng nhóm chất liệu.
2.1. Nhóm chất liệu là tự nhiên
Từ xa xưa, con người sinh ra và lớn lên, sống và tồn tại trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với tự nhiên. Các yếu tố tự nhiên, hình ảnh tự nhiên như trời, đất, mây, mưa, núi, sông, biển.v.v... đã trở thành những hình ảnh rất đỗi quen thuộc, gần gũi trong tiềm thức của mỗi con người. Có lẽ vì thế mà hình ảnh tự nhiên xuất hiện khá phổ biến trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Khi tiến hành khảo sát, thống kê trên tổng số 9603 câu tục ngữ tiếng Hàn, chúng tôi thấy có 1264 câu tục ngữ có hình ảnh tự nhiên (chiếm 13,2%). Con số này trong thành ngữ tiếng Hàn là 291 câu trên tổng số 4577 câu thành ngữ (chiếm 6,4%). Tổng số hình ảnh liên quan đến chất liệu tự nhiên trong cả thành ngữ và tục ngữ tiếng Hàn là 36 hình ảnh. (Xem bảng 1.1 và 1.2)20
. Trong số các chất liệu tự nhiên, hình ảnh “nước”, “lửa”, “đá”, “núi” và “gió” có tần số xuất hiện nhiều nhất trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Còn trong tục ngữ tiếng
Việt, các yếu tố “nước”, “mưa”, “gió”, “sông”, “trời” có tần số xuất hiện nhiều nhất. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều đó qua bảng thống kê dưới đây.
Bảng 2.1: Bảng đối chiếu 5 hình ảnh xuất hiện với tần số nhiều nhất trong nhóm chất liệu tự nhiên của tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn và tục ngữ tiếng Việt Tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn STT Tên loại Số lƣợng câu Tỉ lệ % (so với tục ngữ, thành ngữ có hình ảnh tự nhiên) 1 Nước 313 20,1% 2 Lửa 180 11,6% 3 Đá 151 9,7% 4 Núi 136 8,7% 5 Gió 117 7,5% Tục ngữ tiếng Việt21 STT Tên loại Số lƣợng câu Tỉ lệ % (so với tục ngữ có hình ảnh tự nhiên) 1 Nước 91 17% 2 Mưa 84 15,7% 3 Gió 56 10,4% 4 Sông 41 7,6% 5 Trời 39 7,2% 2.1.1. Hình ảnh “nƣớc”
Trong tục ngữ và thành ngữ tiếng Hàn, hình ảnh “nước” xuất hiện trong khoảng 313 câu, chiếm tỷ lệ 20,1% trong tổng số 1555 câu thành ngữ, tục ngữ