Hình ảnh “cái kim”

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn (Trang 73)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.5.Hình ảnh “cái kim”

Hình ảnh “cái kim” xuất hiện trong khoảng 59 câu, chiếm tỉ lệ 4,17% trong tổng số các câu thành ngữ, tục ngữ có hình ảnh vật thể nhân tạo. Từ lâu, mũi kim, sợi chỉ đã luôn là vật dụng quen thuộc dùng trong may vá của người phụ nữ trong gia đình. Do đó, “kim”, “chỉ” thường đi liền thành một cặp và

được dùng nhiều trong thành ngữ, tục ngữ để chỉ mối quan hệ mật thiết giữa hai người, hai sự vật. Ví dụ như hình ảnh “kim, chỉ” trong câu: “바늘 가는데 실 간다” (Kim đi đâu, chỉ đi đó) – nói đến mối quan hệ gắn bó như môi với răng, như hình với bóng.

Cây kim vốn dĩ đã nhỏ nhưng lỗ kim còn nhỏ hơn, do đó hình ảnh “cây kim” hay “lỗ kim” thường được dùng với nghĩa biểu trưng cho những vật hoặc nhưng việc quá nhỏ. Ví dụ như câu: “바늘 구멍으로 황소 바람 들어온다” (Gió mạnh thổi vào lỗ kim) – hàm ý mùa rét, gió thổi mạnh, chỉ cần có khe hở bằng lỗ kim là gió lùa vào rất rét. Hay như câu: “바늘 구멍으로 하늘 보기” (Nhìn trời qua lỗ kim) – ám chỉ những người nhìn đời bằng con mắt hẹp hòi, thiển cận. “바늘 도둑이 소 도둑 된다” (ăn trộm kim thành ăn trộm bò) – ý nói ban đầu chỉ ăn trộm cái nhỏ, không sửa thì sau này quen tay, dần dần ăn trộm cái lớn hơn, “ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt”. “바늘보다 실이 굵다” (Chỉ to hơn kim) – cái đáng to thì lại nhỏ, cái đáng nhỏ thì lại to. “바늘 끝만 한 일을 보면 쇠공이만큼 늘어놓는다” (Nhìn thấy một việc chỉ như đầu kim mà nói phóng đại lên to như quả bóng sắt). “바늘 끝에알을 올려놓지못한다” (Không thể đặt trứng lên đầu cây kim) – hàm ý một việc không dễ dàng thực hiện. “바늘 넣고도끼 낚는다” (Thả cây kim mà câu được chiếc rìu) – hàm ý chỉ dùng một mồi nhỏ mà thu được lợi ích lớn. “바늘로 몽둥이 막는다” (Dùng kim để chống lại cây roi) – hàm ý

mỉa mai những người có hành động ngu ngốc, dại dột muốn chống lại một thế lực lớn không cân sức.

Cây kim có mũi nhọn hoắt, chọc vào da thịt dễ gây cảm giác đau nhức. Xuất phát từ đặc điểm này, tục ngữ tiếng Hàn có câu: “바늘 방석에 앉은 것 같다” (Giống như ngồi trên cái đệm có kim) để diễn tả lòng dạ lo lắng, bồn chồn như thể kim đâm.

2.5. Nhóm chất liệu là bộ phận cơ thể ngƣời

Khi tiến hành khảo sát, thống kê trên tổng số 9603 câu tục ngữ tiếng Hàn, chúng tôi thấy có 1593 câu tục ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể, (chiếm 16,6%). Con số này trong thành ngữ tiếng Hàn là 1202 câu trên tổng số 4577 câu thành ngữ (chiếm 26,3%). Tổng số hình ảnh liên quan đến các bộ phận cơ thể trong cả thành ngữ và tục ngữ tiếng Hàn là 50 bộ phận. (Xem bảng 5.1 và 5.2)28. Trong nhóm các từ chỉ bộ phận cơ thể, có những loại xuất hiện với tần số cao như bộ phận: “mắt”, “chân”, “tay”, “miệng” và “lòng, bụng, dạ”. Còn trong tục ngữ tiếng Việt, các bộ phận cơ thể xuất hiện với tần số nhiều cũng tương tự như trong tiếng Hàn, chỉ có điều trật tự cao thấp khác nhau. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều đó qua bảng thống kê dưới đây.

Bảng 2.5: Bảng đối chiếu 5 hình ảnh xuất hiện với tần số nhiều nhất trong nhóm chất liệu bộ phận cơ thể người của tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn và tục ngữ tiếng Việt Tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn STT Tên loại Số lƣợng câu Tỉ lệ % (so với tục ngữ, thành ngữ có Tục ngữ tiếng Việt29 STT Tên loại Số lƣợng câu Tỉ lệ % (so với tục ngữ có từ chỉ bộ

28 Xem bảng thống kê tần số xuất hiện của các từ chỉ bộ phận cơ thể trong tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn ở phần Phụ lục.

từ chỉ bộ phận cơ thể) 1 Mắt 410 14,7% 2 Chân 288 10,3% 3 Tay 283 10,1% 4 Miệng 205 7,3% 5 Lòng, bụng, dạ 200 7,2% phận cơ thể) 1 Tay 68 13,4% 2 Lòng, bụng, dạ 59 11,7% 3 Mặt 57 11,3% 4 Miệng 52 10,3% 5 Chân 32 6,3%

Theo thống kê về tần số xuất hiện của các từ chỉ bộ phận cơ thể trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn, các từ chỉ bộ phận “mắt”chiếm tỉ lệ nhiều nhất (410 câu trên tổng số 2795 câu, chiếm tỉ lệ 14,7%); tiếp đến là các thành ngữ, tục ngữ chứa từ “chân” (chiếm 10,3%); “tay” (chiếm 10,1%); các thành ngữ, tục ngữ chứa từ “miệng” (7,3%) và đứng ở vị trí thứ 5 là các thành ngữ, tục ngữ chứa từ “lòng, bụng, dạ” (7,2%).

2.5.1. Bộ phận “mắt”

Các ví von, ẩn dụ về mắt tương đối nhiều vì mắt là một phần của cơ thể nói lên cảm xúc của con người và được ví như cánh cửa của tâm hồn. Không có bộ phận cơ thể nào có thể nhận thức tốt về đối tượng khác như mắt và con người hầu hết tiếp nhận thông tin bằng mắt. Ngoài ra, mắt cũng là bộ phận cơ thể tiêu biểu có khả năng diễn tả cảm xúc bên trong cơ thể một cách trực tiếp thông qua nét mặt hoặc các cử động nhỏ của các bộ phận trên cơ thể.

Từ “mắt” trong tiếng Hàn mang ý nghĩa là một cơ quan giữ chức năng nhìn, có khả năng phán đoán, phân biệt các sự vật. Thị lực, năng lực của mắt có thể nhận biết hình thái của các vật thể. Mắt còn được định nghĩa là bộ phận biểu thị hình hài và thái độ khi nhìn một sự vật. Thành ngữ tiếng Hàn được dùng nhiều với nghĩa là: thị lực, tầm nhìn, khả năng nhận thức, khả năng phán

đoán, sự quan tâm, biểu đạt cảm xúc. Yếu tố “mắt” là từ chỉ bộ phận cơ thể diễn tả đa dạng nhất cảm xúc và số lượng các thành ngữ này cũng rất nhiều trong số các thành ngữ của hai nước Hàn-Việt. Ví dụ biểu đạt cách nói ví von những người có ác cảm trong tiếng Hàn là “ 눈에 가시” - “cái gai trong mắt”. Chúng ta có thể tìm thấy cách diễn đạt tương tự trong tiếng Việt. Có thể thấy điểm giống nhau trong cách biểu đạt ví von được phản ánh trong thành ngữ của hai nước, đó chính là “diễn tả một vật gì đó chui vào mắt gây ra cảm giác đau nhức”. Thành ngữ “gai trong mắt” hay “cái gai trước mắt” đều được dùng để nói đến “những người khiến người khác rất ghét, luôn xuất hiện như cái gai trong mắt” như thể có vật gì đó sắc nhọn chui vào mắt, bị mắc ở trong đó gây ra cảm giác đau rát đến mức không thể nhìn được.

Để diễn tả “sự khinh bỉ”, thành ngữ tiếng Hàn có câu “ 눈아래 두다” - “đặt dưới mắt”, “ 눈 밑으로 보다” - “nhìn dưới con mắt” ý nói không thèm nhìn thẳng đối phương mà chỉ để dưới tầm mắt. Tiếng Việt có câu „Coi (người) bằng nửa con mắt‟ cũng mang ý nghĩa tương tự. Ngoài ra, các câu “ 눈에 거슬리다” - “gai mắt” , “ 눈에 걸리다” - “vướng mắt” trong tiếng Hàn và „Chướng tai gai mắt‟, „Ngang tai chướng mắt‟, „ Ngang tai trái mắt‟ trong tiếng Việt cũng có ý nghĩa tương tự nhau, đều để diễn tả “không được dễ dàng chấp nhận nên mang đến cảm giác xấu khiến tâm trạng không vui”.

Thành ngữ diễn tả sự “phẫn nộ” có tương đối nhiều các cách diễn tả thông qua sự biến đổi hình dạng và cử động của đôi mắt, có thể phân tích cụ thể như sau. Thông thường nếu một người tức giận thì sẽ cho đối phương biết cảm xúc của bản thân, ánh mắt trở lên sắc lạnh, hung dữ để uy hiếp đối phương và cách nói chuyển sang công kích. Các thành ngữ “눈을 치켜뜨다”,

“눈을 부라리다” trong tiếng Hàn và „Tức lòi con ngươi‟ trong tiếng Việt là những thành ngữ miêu tả con mắt khi tức giận.

Các thành ngữ “ánh nhìn giận dữ”, “nhìn trừng trừng” và „Tức lòi con ngươi‟ diễn tả trạng thái tức giận, mở to mắt một cách giận dữ để nhìn đối phương. Các thành ngữ như vậy là các cách biểu đạt đa dạng diễn tả cảm xúc phẫn nộ thông qua hình dáng của đôi mắt sắc và dữ dội. Đặc trưng của tiếng Hàn là sử dụng rất đa dạng các cách biểu đạt ví von để diễn tả trạng thái “phẫn nộ”. Tiếng Hàn sử dụng các hình ảnh ví von là các đồ dùng sắc nhọn để nói về ánh mắt tức giận như: các vật thể có góc cạnh, dao, rìu khi muốn công kích, khi mang lòng thù địch đối phương. Ví dụ như câu “눈에 모 칼 를 세우다” “dựng dao trong mắt”, “도끼눈을 하다” “mắt hình lưỡi rìu” ý là nhìn trừng trừng vào đối phương, dự tính trả thù và khuất phục đối phương.

Một cách diễn tả đặc biệt trong tiếng Hàn đó là ví von sự phẫn nộ với hình ảnh “lửa” như trong câu “눈에 불이 나다” “lửa cháy trong mắt”, “눈에

쌍심지를 켜다” “thắp ngọn bấc đôi trong mắt”. Đó là những thành ngữ mà

chỉ có thể tìm thấy trong tiếng Hàn bởi đó là cách diễn đạt xuất hiện từ trong “văn hóa đèn lồng” của Hàn Quốc. “Ngọn bấc đôi” là nói đến ngọn lửa tạo thành bởi hai ngọn bấc, ngọn lửa này chắc chắn là rất nóng và do đó nó mang ý nghĩa chỉ cơn giận rất dữ dội. Còn câu “lửa cháy trong mắt” mang ý nghĩa “gặp phải một chuyện hết sức bực mình gây ra cảm xúc dữ dội”.

Trong các bộ phận trên cơ thể của con người, “mắt” được coi là “cửa sổ của tâm hồn”, người ta có thể đoán biết tính cách hay tâm trạng của một người thông qua ánh mắt. Phải chăng vì thế mà số lượng câu tục ngữ tiếng Hàn có hình ảnh này chiếm số lượng nhiều nhất. Ví dụ như câu: “눈 뜨고

도둑 맞는다” (Mở mắt mà vẫn bị trộm) ý nói biết rõ sự việc mà vẫn bị thiệt hại. Hay như câu: “제 눈에안경” (Kính đúng với mắt mình) hàm ý có những vật bình thường, không có gì đặc biệt nhưng khi bản thân mình đã thấy thích, thấy ưng ý thì lại coi là đồ đẹp. Trong câu này hình ảnh “mắt” biểu trưng cho quan điểm, cách nhìn nhận sự việc, hiện tượng. “눈은 있어도 망울이 없다” (Có mắt mà chẳng có con ngươi) ám chỉ những người có mắt như mù, không biết phân biệt thật giả, đúng sai.

2.5.2. Bộ phận “chân”

Hình ảnh “chân” xuất hiện với tần suất đứng thứ 2 trong các câu tục ngữ, thành ngữ chỉ bộ phận cơ thể của tiếng Hàn. “Chân” có thể mang ý nghĩa biểu trưng cho bản chất con người “발이 바르면 신이 비틀어지지 않는다” (Chân có ngay thì giày mới không vẹo) ý nói người có bản chất tốt thì không có hành vi sai trái. “Chân” có thể tượng trưng cho năng lực, khả năng của một người “발을 벗고따라가도 못 따라겠다” (Đã cởi cả giày xỏ ở chân mà vẫn không chạy theo kịp) ý nói sự chệnh lệch về năng lực giữa 2 người là quá lớn nên không thể theo kịp. Hoặc có thể dùng hình ảnh “chân” để nói về cách ứng xử như trong câu “발을 뻗을 자리를 보고 누우랬다” (Hãy nhìn vào chỗ duỗi chân rồi hẵng nằm), câu này bằng với câu “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” trong tiếng Việt. Trong các bộ phận cơ thể người, “chân” thường dùng cặp đôi với “tay” và mối quan hệ này cũng có những nét nghĩa biểu trưng khá phong phú. Ví dụ như câu: “손발을 치다” (Khua chân múa tay) – diễn tả ý ra hiệu cho người khác biết thứ mà mình vừa mới phát hiện ra. “손발이맞다” (Tay chân hợp nhau) – ý nói hai người rất hợp nhau về ý kiến,

suy nghĩ cũng như cách thức làm việc khi cùng làm chung một việc gì. “손발이 닳도록 빌다” (Cầu xin đến mức mòn cả chân tay) – ý nói van vỉ, cầu xin tha thứ cho những điều sai trái đã gây ra. Hay như câu: “손발이 되어 일하다” (Trở thành chân tay để cùng làm việc) – hàm ý sử dụng ai như một công cụ.

Để hàm ý mỉa mai những người cố tình nói phóng đại về chuyện của người khác, tục ngữ tiếng Hàn có câu: “발만 보고도 무엇까지 보았다고” (Mới chỉ nhìn thấy cái chân mà dám nói là đã nhìn thấy cả những thứ khác). Câu tục ngữ: “발바닥에 털 나겠다” (Mọc lông ở bàn chân) phê phán những người lười vận động, chỉ thích ngồi yên một chỗ. Mối quan hệ giữa “chân” và “ngón chân” trong câu tục ngữ: “발보다 발가락이 더 크다” (Ngón chân còn to hơn bàn chân) phản ánh một điều trái với quy luật tự nhiên, đó là những vật gắn thêm vào lại còn nhiều hơn, to hơn những vật vốn có.

Để đề cao vai trò của đôi chân trong việc giúp con người di chuyển, đi lại, đến những nơi cần đến, tục ngữ tiếng Hàn có câu: “발이 효도자식보다 낫다” (Đôi chân còn tốt hơn đứa con có hiếu) – có một đôi chân lành lặn giúp chúng ta có thể đi tham quan được nhiều nơi, thưởng lãm được nhiều cảnh đẹp, gặp gỡ nhiều người và thưởng thức những món ăn ngon, do đó nó còn có giá trị, còn tốt hơn một đứa con có hiếu. Một đứa con có hiếu cũng không thể phụng dưỡng chúng ta được tốt như vậy.

Tục ngữ tiếng Hàn còn mượn hình ảnh “chân” để phản ánh những quan niệm về cuộc sống, qua đó nhắn nhủ con người ta phải học cách sống sao cho

둬라” (Nếu muốn chân thoải mái thì phải may giầy rộng, nếu muốn trong nhà yên ấm thì hãy chỉ nên có một vợ) – hàm ý nếu có vợ lẽ thì gia đình sẽ không được yên ấm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành ngữ tiếng Hàn thì dùng hình ảnh “발을 구르다” (Chân xoắn cả vào nhau) để nói lên tâm trạng tiếc nuối hoặc rơi vào tình huống gấp gáp. Đặc tính của đôi bàn chân là giúp con người di chuyển, đi lại, gặp gỡ bạn bè và từ đó thiết lập các mối quan hệ xã hội. Do đó, hình ảnh “chân” trong thành ngữ tiếng Hàn biểu trưng cho các mối quan hệ xã hội. “발이 넓다” (Chân rộng) là nói đến những người quen biết nhiều, có mối quan hệ xã giao tốt. “발을 끊다” (Cắt chân) là nói đến việc không qua lại một nơi nào đó nữa, cũng có nghĩa là cắt đứt quan hệ với một người nào đó.

2.5.3. Bộ phận “tay”

Theo kết quả thống kê của chúng tôi, từ “tay” xuất hiện trong khoảng 283 câu, chiếm tỉ lệ 10,1% trong tổng số các câu thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn có từ chỉ bộ phận cơ thể người. Từ “tay” được dùng để biểu trưng cho sức lao động, hành động, việc làm. Ví dụ như trong câu: “손끝이 거름” (Bàn tay chính là phân bón) – hàm ý làm nông đòi hỏi người nông dân phải làm việc chăm chỉ, phải dùng bàn tay của mình để cày cấy, cuốc đất, gieo hạt.v.v... thì mới có thể tạo nên những mùa màng bội thu. Vì thế chỉ cần có đôi bàn tay, có sức lao động là có thể làm nên tất cả. Ngược lại, trong câu tục ngữ: “손도 안 대고 코 풀려고 한다” (Không muốn động tay mà lại muốn hỉ mũi) có ý phê phán những người không muốn bỏ sức lao động mà lại muốn được lợi. Chê bai những kẻ lười lao động, chỉ ham chơi, tục ngữ tiếng Hàn dùng hình ảnh:

“손바닥에 털이 나겠다” (Lông mọc ở bàn tay). Nói đến một công việc quá sức dễ dàng, không mất nhiều công sức, tiếng Hàn có câu: “손바닥을뒤집는 것처럼 쉽다” (Dễ như trở bàn tay). Dựa trên mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể, “tay” còn được dùng để biểu trưng cho con người nói chung. Ví dụ như trong câu “손이 모자라다” – “thiếu tay” thì từ “tay”ở đây mang ý nghĩa biểu trưng cho con người, hàm ý là khối lượng công việc quá nhiều mà lại thiếu người làm. “손이 많으면 일도 쉽다” (Nhiều tay thì công việc cũng dễ dàng hơn) – dù làm bất kì công việc gì, nếu có nhiều người cùng làm thì công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hay trong câu “손을 씻다” – “rửa tay”, hàm ý cắt đứt quan hệ với những kẻ xấu, không làm những điều xấu nữa. “손에 익다” – “quen tay” hàm ý thành thạo một công việc nào đó thì từ “tay” ở đây mang ý nghĩa biểu trưng chỉ năng lực, kỹ năng.

“Tay” là một bộ phận trên cơ thể con người nhưng trong tục ngữ, “tay” được dùng nhiều với nghĩa biểu trưng cho tổng thể, biểu trưng cho con người. Ví dụ như trong câu: “손가락도 길고 짧다” (Tay cũng có ngón dài, ngón ngắn) hàm ý người cũng có người hay, người dở; anh em cùng một mẹ sinh ra cũng có người thế nọ, người thế kia, không thể ai cũng như ai được. Để nói bóng nói gió những người chẳng làm gì cả mà chỉ có chơi, tục ngữ tiếng Hàn mượn hình ảnh: “손끝으로물만튀긴다” (Dùng ngón tay để búng nước).

Cũng giống như từ “chân”, từ “tay” mang ý nghĩa biểu trưng cho các mối quan hệ xã hội. Vì thế khi nói: “손을 끊다” (Cắt đứt tay) – có nghĩa là

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn (Trang 73)