Các đề xuất, kiến nghị về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Logo Vinamotor

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Logo Vinamotor tại Công ty TNHH Vàng Bạc và TMDV Tiến Lực (Trang 67)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

3.2. Các đề xuất, kiến nghị về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Logo Vinamotor

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kế toán nói chung cũng như công tác kế toán tập hợp chi phí và tình giá thành sản phẩm nói riêng. Sauk hi phân tích những ưu, nhược điểm trong quá trình thực hiện tại Công ty TNHH Vàng Bạc và TMDV Tiến Lực, vấn đề đặt ra là phải dựa vào những điều kiện thuận lợi, phát huy được tiềm năng vốn có để đề ra các giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục những nhược điểm trong công tác kế toán tại Công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

Trích trước tiền lương nghỉ phép

Công ty TNHH Vàng Bạc và TMDV Tiến Lực là doanh nghiệp sản xuất lớn, lực lượng lao động trực tiếp chiếm 80% tổng số các bộ công nhân viên của Công ty. Do đó cần phải tính toán lập kế hoạch về tiền lương phải trả trong năm để phân bổ đều vào các tháng trong năm (kỳ tính giá thành sản phẩm) nhằm ổn định hơn về chi phí và tính giá thành trong kỳ hạch toán không bị biến động đột ngột.

Công ty có thể thực hiện tính trước lương nghỉ phép và phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ theo dự án. Để đơn giản cách tính tiền lương nghỉ phép của Công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty có thể tính theo tỷ lệ % trên tổng số tiền lương phải trả hạch toán hàng tháng trong năm. Để phản ánh khoản trích trước và thanh toán tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán sử dụng TK 335 – CP phải trả. - Hàng tháng, công ty xác định số tiền lương trích trước

Tỷ lệ trích trước = × 100% Tổng số tiền lương nghỉ phép trích trước cả năm = Tỷ lệ trích trước ×

Tổng số lương cơ bản được nghỉ theo chế độ

Tổng tiền lương nghỉ phép trích trước cho một tháng =

Khi xác định số tiền trích trước theo quy định, kế toán ghi tăng chi phí nhân công trực tiếp (Nợ TK 622) và ghi tăng chi phí phải trả (Có TK 335).

Khi công nhân sản xuất trực tiếp nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của nhân viên. Kế toán ghi giảm chi phí phải trả (Nợ TK 335) và ghi tăng khoản phải trả người lao động (Có TK 334).

+ Nếu số phải trả lớn hơn số trích trước, kế toán ghi tăng chi phí NCTT sản xuất (Nợ TK 622) , ghi giảm chi phí trả trước và ghi tăng khoản phải trả người lao động (Có TK 334).

+ Nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước, kế toán ghi giảm chi phí phải trả (Nợ TK 335), ghi hoàn nhập chi phí NCTT (Có TK 622) và ghi tăng khoản phải trả CNTT (Có TK 334).

Với cách tính lương khoán công ty đang áp dụng có nhiều ưu điểm, nhưng việc xách định đơn giá tiền lương phụ thuộc và năng xuất lao động cả tổ mang nhiều tính chất bình quân. Tính bình quân sẽ không khuyến khích được cá nhân người lao động, dễ dẫn đến tình trạng ỷ lại trông chờ vào người khác. Vì vậy công ty nên đồi mới các tính lương cho bộ phận lao động trực tiếp sản xuất.

Thực hiện trả lương theo ngày công thực tế, hệ số lương mức độ đóng góp lao động. Công thức tính như sau

Tổng lương khoán

Tiền lương CN A = x hệ số x số công CN A Tổng số công x hệ số

Việc đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người lao động phải phản ánh được chất lượng, số lượng lao động thực tế của từng người do tập thể bàn bạc quyết định. Hệ số phản ánh một cách chính xác năng lực làm việc, năng suất lao động của mỗi công nhân và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương mà họ nhận được.

Công tác kế toán tài sản cố định.

Hệ thống sản xuất của công ty gồm 3 phân xưởng sản xuất. Vì vậy để theo dõi khấu hao TSCĐ trong kỳ một cách dễ dàng, thuận lợi đảm bảo chính xác về chi phí khấu hao TSCĐ trong giá thành sản phẩm thì kế toán nên lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ để theo dõi chi tiết chi phí khấu hao TSCĐ ở công ty cho từng đối tượng. Từ đó, sẽ giúp cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tập hợp chi phí sản xuất chung một cách dễ dàng chính xác.

Ngoài những tài sản cố định mới được thay thế, lắp đặt mới trong thời gian gần đây còn lại những tài sản cố định đã cũ, lạc hậu, tính năng kỹ thuật của máy móc thiết bị đã suy giảm nhiều. Công ty phải thường xuyên bỏ ra những chi phí để sửa chữa, TSCĐ sửa chữa hoàn thành ở tháng nào thì chi phí tập hợp được tính trực

tiếp cho chi phí của tháng đó. Chi phí sữa chữa lớn TSCĐ phát sinh trong tháng kế toán tập hợp vào tài khoản 241-“Xây dựng cơ bản dở dang” theo định khoản:

Nợ TK 241:

Có TK liên quan (111,112):

Số chi phí này được tập hợp vào chi phí sản xuất chung vào cuối tháng theo định khoản:

Nợ TK 627:

Nợ TK 241:

Điều này làm cho giá thành của thành phẩm không ổn định giữa các tháng. Như vậy, để khắc phục tồn tại này và đồng thời cũng giúp cho công ty cũng có sự chủ động trong việc tổ chức bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị, công ty nên thực hiện trích trước chi phí sữa chửa lớn tài sản cố định.

Để làm được điều đó, cuối năm phòng kế hoạch và phòng kế toán xem xét tình hình, khả năng hoạt động của TSCĐ , từ đó lập ra kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định trong tháng bằng cách lấy tổng chi phí sữa chữa lớn tài sản cố định cả năm theo kế hoạch chia cho 12 tháng.

Khi trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ dùng cho sản xuất ở các phân xưởng, kế toán nhập số liệu vào máy để lập “Sổ tổng hợp TK 627” theo định khoản:

Nợ TK 627: “Chi phí sản xuất chung”. Có TK 335 : “Chi phí trả trước”.

Khi công tác sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao, giá trị quyết toán của quá trình sản xuất xong được phản ánh và ghi theo định khoản:

Nợ TK 335 : Chi phí phải trả Có TK 241(2413) :

Cuối niên độ kế toán xử lý chênh lệch giữa các khoản đã trích trước với chi phí thực tế phát sinh theo quy định của chế độ tài chính hiện hành đối với công ty.

Nếu số trích trước về sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn số thực tế phát sinh thì số chênh lệch sẽ làm giảm chi phí phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK 335: (phần chênh lệch)

Có TK 627: (phần chênh lệch)

Nếu số trích trước về sửa chữa lớn TSCĐ nhỏ hơn số thực tế phát sinh thì số chênh lệch được tính bổ sung vào chi phí theo định khoản:

Nợ TK 627: (phần chênh lệch) Có TK 335: (phần chênh lệch)

Việc bóc tách chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi giúp công ty có thể quản lý và theo dõi chặt chẽ hơn các khoản chi phí phát sinh trong công ty, đặc biệt là sự thay đổi của chi phí sản xuất chung biến đổi. Điều này giúp cho công ty thực hiện tốt khâu tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành chính xác. Do vậy, việc bóc tách chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi rất quan trọng việc phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, đề ra các biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất, tạo điều kiện xác định điểm hòa vốn, là cơ sở cho các nhà quản lý tiến hành hoạch định các chính sách về sản xuất và định giá bán sản phẩm.

Để thực hiện các biện pháp này, trước hết ta cần phải xác định các khoản chi phí sản xuất chung của công ty. Chi phí SXC của công ty bao gồm biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.

- Định phí của công ty bao gồm: Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng, …

- Biến phí cuả công ty bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, … - Chi phí hỗn hợp: Tiền điện, tiền nước…

Muốn quản lý tốt các chi phí này thì ngay khâu đầu vào là các chứng từ kế toán, công ty nên ghi rõ các khoản mục chi phí SXC thuộc loại chi phi nào vào các chứng từ ban đầu. Đồng thời, công ty cũng nên thuê chuyên gia thiết kế phần mềm kế toán thiết kế mục theo dõi các khoản chi phí này. Điều này sẽ hết sức đơn giản khi mà kế toán nhập liệu vào máy các chi phí sản xuất chung được ghi trên chứng từ, chạy phần mềm kế toán sẽ cho kết quả đầu ra là bảng theo dõi chi phí sản xuất chung. Ví dụ : Trong kỳ, khi trích khấu hao TSCĐ, chi phí khấu hao là chi phí sản xuất chung cố định, kế toán ghi tăng chi phí sản xuất chung cố định (Nợ TK 6271) và ghi tăng chi phí khấu hao (Có TK 214)

Cơ sở ghi sổ là chứng từ đầu vào đã được ghi nhận biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp và bảng phân bổ chi phí sản xuất chung…

Các vấn đề phân bổ CCDC và sản phẩm hỏng.

Công ty cần tiến hành phân loại các loại CCDC có giá trị lớn và sử dụng nhiều kỳ với các loại CCDC có giá trị nhỏ để có thể tiến hành phân bổ một cách hợp

lý ổn định giá thành sản phẩm. Còn đối với sản phẩm hỏng công ty cần theo dõi chi tiết để có thể kiểm soát và tính toán chi phí hợp lý cũng như quản lý chặt chẽ chống thất thoát.

Máy móc thiết bị là một trong những nguyên nhân làm cho sản phẩm của Công ty chưa đạt được chất lượng tốt và giá thành sản phẩm cao. Do đó công ty nên tiến hành trích chi phí sửa chữa, có kế hoạch sử dụng chi phí một cách hợp lý, lập sổ dự toán mua sắm nâng cấp, cải tạo TSCĐ cân đối với khả năng của Công ty và quỹ KH TSCĐ khuyến khích tăng năng suất.

Công tác luân chuyển chứng từ.

Công ty nên tiến hành tổ chức công tác kế toán ngay tại phân xưởng sản xuất để tiến hành tính giá trực tiếp cho các phân xưởng. Điều này giúp cho các chứng từ sản xuất được tiến hành xử lý ngay tại phân xưởng không mất thời gian luân chuyển, đồng thời kế toán tại xưởng cũng sẽ quản lý các chi phí tốt hơn tránh thất thoát gây lãng phí.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Logo Vinamotor tại Công ty TNHH Vàng Bạc và TMDV Tiến Lực (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w