Kế toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Logo Vinamotor tại Công ty TNHH Vàng Bạc và TMDV Tiến Lực (Trang 30)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

1.3.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh không phải là chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của công ty như:

- Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm: Tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khaorn trích theo lương của công nhân sản xuất: BHXH, BHYT, KPCĐ, BNTH.

- Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất, quản lý và sử dụng.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng đội sản xuất.

- Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng.

 Chứng từ sử dụng: - Phiếu xuất kho

- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ - Bảng phân bổ tiền lương

- Bảng phân bổ khấu hao - chứng từ ghi sổ

- Sổ chi tiết - Sổ cái

Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.

Kết cấu TK 627:

- Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh như: lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương của công nhân viên quản lý phân xưởng, khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của phân xưởng và những chi phí khác có liên quan tới hoạt động của phân xưởng.

- Bên Có:

+ Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. + Kết chuyển hay phân bổ chi phí vào TK 154.

+ Kết chuyển biến phí SXC vượt mức bình thường vào TK 632.

+ Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức công suất bình thường.

Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp.

Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi kế toán sẽ phân bổ cho lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức công suất bình thường thì phần định chi phí sản xuất chung phải phân bổ theo mức công suất bình thường, trong đó số định phí sản xuất chung tính cho lượng sản phẩm chênh lệch giữa thực tế so với mức bình thường được tính vào giá vốn hàng tiêu thụ.

 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu.

- Khi tính tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 627 – CP SXC

Có TK 334 – Phải trả người lao động

- Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định hiện hành, kế toán ghi: Nợ TK 627 – CP SXC Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Có TK 3382 – KPCĐ) (Có TK 3383 – BHXH) (Có TK 3384 – BHYT) (Có TK 3389 – BHTN)

- Tập hợp chi phí nguyên vật liệu, căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, và các chứng từ có liên quan khác, kế toán ghi:

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

- Tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất, căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ và các chứng từ khác có liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – CP SXC

Có TK 153 – Công cụ dụng cụ

- Trường hợp khi xuất công cụ dụng cụ sản xuất một lần có giá trị cho phân xưởng phải phân bổ dần, khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – CP SXC

Có TK 142, 242 – CP trả trước

- Khi trích trước hoặc phân bổ dần chi phí sửa chữa TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 627 – CP SXC

Có TK 142, 242, 335

- Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ: Trích khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng sản xuất,… thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – CP SXC

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

- Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toán ghi: Nợ TK 627 – CP SXC

Có TK 111 – Tiền mặt Có TK 112 – TGNH

Có TK 331 – Phải trả người bán

- Tập hợp chi phí khác bằng tiền: Căn cứ vào bảng chứng từ gốc (Phiếu chi tiền mặt, giấy báo Có ngân hàng,…) các tài liệu liên quan kế toán ghi:

Nợ Tk 627 – CP SXC Có TK 111, 112 Có TK 141 – Tạm ứng

- Phân bổ dần chi phí sửa chữa TSCĐ, các loại dụng cụ nhỏ sử dụng … kế toán ghi: Nợ TK 627 – CP SXC

Có TK 142 – CP trả trước

Hoặc trích trước CP sửa chữa TSCĐ dùng ở phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 627 – CP SXC

Có TK 335 – CP phải trả

- Căn cứ vào kết quả tính toán phân bổ, kế toán kết chuyển CP SXC vào chi phí chế biến sản phẩm bằng bút toán:

Có TK 627 – CP SXC

- Trường hợp CP SXC ko phân bổ cuối kỳ sẽ kết chuyển cho TK 632 Nợ TK 632 – GVHB

Có TK 627 – CP SXC

Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí sản xuất chung.

TK 334, 338 TK 627 TK 152, 153, 111

Trả lương lao động gián Các khoản thu hồi ghi giảm tiếp ở phân xưởng Chi phí sản xuất chung TK 152, 153

Chi phí vật liệu, công cụ TK 632

Kết chuyển CP sản xuất chung

TK 214 (không phân bổ) vào giá vốn

Chi phí khấu hao

TSCĐ TK 154

TK 331, 111 Kết chuyển chi phí sản xuất

chung để tính giá thành Chi phí mua bên ngoài

TK 133 Thuế GTGT

(nếu có)

Sau khi đã tập hợp chi phí như là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. chi phí sản xuất chung thì cuối kỳ hạch toán (tháng, quý) phải kết chuyển vào bên Nợ của TK 154 để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. TK 154 phải được mở chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành.

1.3.2. Giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Logo Vinamotor tại Công ty TNHH Vàng Bạc và TMDV Tiến Lực (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w