5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.1.1.2. Tổng quan tình hình về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại các doanh nghiệp sản
doanh nghiệp sản xuất hiện nay.
Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố thuận lợi được đặt lên hàng đầu nên bất cứ một nhà sản xuất nào cũng phải quan tâm đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vì giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng, hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm sản xuất được nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và giá thành hạ thấp. Như vậy để tồn tại và phát triển được trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, tiêu thụ nhanh sản phẩm, thu hồi vốn nhanh và thu lãi lợi nhuận lớn. Do vậy kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là nội dung không thể thiếu được trong toàn bộ nội dung tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất.
Bên cạnh đó trong các doanh nghiệp sẽ áp dụng các quy định, sổ sách, báo cáo khác nhau nên phần hạch toán chi phí và tính giá thành ở các doanh nghiệp sản xuất là khác nhau. Những doanh nghiệp mà cùng sản suất 1 loại hàng hóa thì chi phí bỏ ra để sản xuất hàng hóa đó ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau, hạch toán chi phí cũng khác nhau, có doanh nghiệp sẽ quyết định theo quyết định số 15/QĐ – BTC, có
doanh nghiệp quyết định theo quyết định số 48/QĐ – BTC, ngoài ra còn sử dụng các hình thức ghi sổ khác nhau, dẫn đến phương pháp hạch toán khác. Về tính giá