Quy trình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Logo Vinamotor tại Công ty TNHH

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Logo Vinamotor tại Công ty TNHH Vàng Bạc và TMDV Tiến Lực (Trang 49)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2.1.2. Quy trình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Logo Vinamotor tại Công ty TNHH

Công ty TNHH Vàng Bạc và TMDV Tiến Lực.

Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Logo Vinamotor bao gồm 4 bước.

- Bước 1: Căn cứ vào chi phí tại phân xưởng mạ tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh theo các khoản mục tính giá thành bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

- Bước 2: Tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh có liên quan tới sản xuất sản phẩm Logo Vinamotor.

- Bước 3: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Bước 4: Tính giá thành sản phẩm và tiến hành nhập kho.

2.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất.a. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. a. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố.

Đối với công ty chi phí sản xuất bao gồm các yếu tố chi phí sau:

- Chi phí vật liệu bao gồm: vật liệu chính như nhôm, tôn… nhiên liệu như xăng dầu… Và công cụ dụng cụ như quần áo bảo hộ lao động.

- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên. - Chi phí khấu hao tài sản cố định là các khoản chi phí tính cho hao mòn của các loại TSCĐ như nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc vận tải và các TSCĐ dùng trong quản lý như máy in, máy tính…

- Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện nước, điện thoại… Chi phí bằng tiền khác.

b. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.

Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Cũng như cách phân loại theo yếu tố, số lượng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm tùy thuộc vào trình độ quản lý và hạch toán ở mỗi đơn vị. Theo quy định hiện hành, giá thành sản xuất bao gồm ba khoản mục sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu…tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm và thường bao gồm: Sơn đen Mika, nhựa ABS DECE, niken 600… Giá trị của chúng được xác định theo giá thực tế, bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn và các khoản chi phí thu mua thực tế phát sinh như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản…

- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp, tiền thưởng và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN của công nhân sản xuất.

- Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ bộ máy quản lý phân xưởng, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho quản lý, dụng cụ bảo hộ lao động, chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí về điện nước, điện thoại và các khoản chi bằng tiền khác.

Như vậy cách phẩn loại này có tác dụng phục vụ cho quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, là cơ sở để lập định mức chi phí và kế hoạch giá thành cho kỳ sau.

Cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào tại công ty TNHH Vàng Bạc và TMDV Tiến Lực cũng dùng 3 loại chi phí:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Logo Vinamotor tại Công ty TNHH Vàng Bạc và TMDV Tiến Lực (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w