5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.2.2.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp
Nguyên vật liệu của công ty là những đối tượng lao động mua ngoài chủ yếu dùng cho việc chế tạo sản phẩm. Nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm, do đó việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả sẽ góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm và nâng cao quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nguyên vật liệu khi tham gia vào chu kỳ sản xuất và chuyển hóa thành sản phẩm, do đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành giá thành sản phẩm. Kế toán vật tư cần phải lựa chọn phương pháp kế toán chi tiết, tổng hợp sao cho thích hợp để theo dõi chặt chẽ và phản ánh kịp thời, chính xác chi phí nguyên vật liệu phát sinh khi sản xuất sản phẩm.
Nhìn chung, các loại nguyên vật liệu Công ty cần cho sản xuất rất đa dạng, tùy theo đặc điểm của từng sản phẩm theo từng đơn đặt hàng. Và vì Công ty đặt mua vật tư theo tiến độ và theo những mặt hàng của từng khách hàng riêng nên kế toán mở các tài khoản chi tiết và theo dõi riêng từng loại nguyên vật liệu.
a. Chứng từ và sổ sách kế toán
Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng cho tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu tại Công ty bao gồm:
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Hóa đơn GTGT
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ chi tiết nguyên vật liệu. ………..
b. Tài khoản sử dụng.
Công ty sử dụng Tài Khoản 621 “ Chi phí NVLTT” phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, nó được mở chi tiết cho từng phân xưởng. Bao gồm các khoản mục sau:
- Chi phí về nhựa ABS DECE,…
Nguyên tắc hạch toán:
Kế toán sử dụng TK 621, chi tiết cho phân xưởng mạ (sản phẩm Logo Vinamotor) là
TK 6211 – chi phí NVL của phân xưởng mạ (sản phẩm Logo Vinamotor). TK 152 (Mika) – Nguyên vật liệu sơn đen Mika.
TK 152 (ABS) – nguyên vật liệu nhựa ABS DECE TK 152 (NK) – nguyên vật liệu Niken 600 (dương cực) TK 152 (AS) – Nguyên vật liệu Axit Sunfurich (H2SO4). TK 152 (ĐS) – Nguyên vật liệu Đồng Sianua
TK 152 (KTC) – Nguyên vật liệu khử tạp chất 999 TK 152 (NS) – nguyên vật liệu Natri Sinua.
c. Trình tự hạch toán
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm sản xuất. Vì vậy việc hạch toán chi phí này chính xác và đầy đủ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định lượng chi phí thực tế tiêu hao trong sản xuất, đồng thời đảm bảo cho tính chính xác giá thành sản phẩm sản xuất.
CPNVLTT được công ty hạch toán vào từng đối tượng sử dụng .
- CPNVL chính: Tại phân xưởng mạ là: Sơn đen Mika, nhựa ABS DECE, niken 600 (dương cực),…
- CPNVL phụ: Tại phân xưởng mạ là đồng Sianua, axit sunfurich (H2SO4),… NVL trực tiếp được phản ánh vào tài khoản 152 và chi tiết cho từng loại vật liệu: TK 1521 – NVLC
TK 1522 – NVLP TK 1523 – Nhiên liệu TK 1524 – Phụ tùng.
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Vì nguyên liệu đa dạng nên nhiệm vụ của kế toán phải theo dõi, phán ánh chi tiết và tổng hợp về tình hình nhập – xuất kho nguyên vật liệu theo số lượng và giá trị trên các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp nhằm giúp nhà quản lý nâng cao hiệu quả điều hành quá trình sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Phụ lục 2.1: Phiếu đề nghị xuất vật tư Phụ lục 2.2: Phiếu xuất kho
Giá xuất kho nguyên liệu, vật liệu được Công ty tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Cuối tháng, kế toán tính giá NVL xuất kho
Ví dụ: nguyên vật liệu Sơn đen Mika tồn đầu kỳ là 46 hộp trị giá 46.000.000đ, trong kỳ nhập mua 54 hộp với đơn giá 1.300.000đ
Đơn giá bình quân Sơn đen
Mika
=
46.000.000 + (54 x 1.240.000)
= 1.129.600 đ 46 + 54
Các nguyên vật liệu khác được tính tương tự.
Từ phiếu xuất kho trên kế toán có thể hạch toán như sau: Nợ TK 621 (LV): 142.798.000 Có TK 152 (Mika): 33.888.000 Có TK 152 (ABS): 63.000.000 Có TK 152 (AS): 19.200.000 Có TK 152 (NK): 19.980.000 Có TK 152 (ĐS): 4.900.000 Có TK 152 (KTC): 750.000 Có TK 152 (NS): 1.080.000
Phụ lục 2.3: Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu chính.
Kế toán NVL phụ ghi sổ chi tiết cho TK 152 – NVL phụ, cuối tháng lập bảng tổng hợp nhập – xuất tồn nguyên vật liệu phụ vào sổ Cái TK 152 (phụ lục 2.4: Bảng tổng hợp chi tiết NVL phụ)
Từ tờ kê xuất nguyên vật liệu kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ (phụ lục 2.5: Chứng từ ghi sổ)
Phụ lục 2.6: Sổ chi tiết TK 621
Từ chứng từ ghi sổ kế toán tổng hợp có nhiệm vụ ghi sổ Cái các tài khoản. Mỗi tài khoản được mở rộng hoặc một số trang (Phụ lục 2.7: Sổ Cái TK 621)
2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.a. Chứng từ và sổ sách kế toán. a. Chứng từ và sổ sách kế toán.
Bảng thanh toán tiền lương hàng tuần, hàng tháng Bảng kê các khoản trích nộp theo lương
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Sổ hạch toán chi tiết 334, 338, 622.
b. Tài khoản sử dụng:
TK 622 : “Chi phí nhân công trực tiếp” để tập hợp chi phí nhân công và chi tiết cho từng đối tượng: TK 6221 – chi phí nhân công tại phân xưởng mạ (sản phẩm Logo Vinamotor).
TK 334 – Phải trả người lao động TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
c. Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Tại Công ty TNHH Vàng Bạc và TMDV Tiến Lực trả lương trên cơ sở đơn giá được duyệt tính cho sản phẩm thực hiện thực tế. Công ty áp dụng một hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, đó là hình thức khoán sản phẩm. Các nhân viên ở bộ phận quản lý sẽ trả lương theo cấp bậc và ngày đến làm việc.
Phụ cấp ăn ca được tính cho tất cả các công nhân viên là 20.000đ/người/1 công. Phụ cấp ăn ca = 20.000 x Số công lao động trong tháng.
Công ty tính lương sản phẩm dựa trên khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành nên phụ cấp trách nhiệm được tính luôn trong đơn giá.
Tổng thu nhập của công nhân bao gồm: Lương sản phẩm, tiền lương nghỉ hưởng 100%, tiền làm thêm, tiền bồi thường độc hại, BHXH trả thay lương và các khoản khác (nếu có).
Để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm kế toán áp dụng phương pháp trích trước chi phí nhân công trực tiếp sản xuất đề đặn đưa vào giá thành sản phẩm, coi như một khoản chi phí phải trả.
Các khoản trích theo lương của người lao động.
- BHXH: trích 24% trên tiền lương của người lao động. trong đó 17% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, còn lại 7% do người lao động chịu trừ vào tiền lương hàng tháng.
- BHYT: Cũng được tính dựa trên tiền lương của công nhân trong đó 3% do doanh nghiệp chịu và được tính vào chi phí sản xuất, 1,5% do người lao động chịu trừ vào lương.
- KPCĐ: Tỷ lệ trích là 2% khoản này do công ty chịu và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- BHTN: Tỷ lệ trích là 2% trong đó 1% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% do người lao động chịu trừ vào lương.
- Các khoản khấu trừ: 7% BHXH, 1,5% BHYT. BHXH= Lương ngày x 26 x 7%
BHYT= Lương ngày x 26 x 1,5%
Căn cứ vào bảng chấm công ở phân xưởng, kết quả sản xuất đơn giá tiền lương quy định và mức lương cơ bản phòng tổ chức hành chính tính lương và các khoản theo lương.
Theo như quy định của Công ty một tuần chỉ được nghỉ 1 ngày chủ nhật. Hệ số lương từng lao động phụ thuộc vào trình độ tau nghề, công việc được giao.
Tổng quỹ lương tháng
tại phân xưởng mạ =
Sản lượng xuất
trong tháng X
Đơn giá tiền lương 1 dm2 Lương tháng 1 lao động = Lương tháng bộ phận X Hệ số lương lao động đó x Số ngày làm việc thực tế của lao động Tổng hệ số lương bộ phận 26 (ngày công chế độ)
Ngoài lương còn có các khoản phụ cấp: Tiền trách nhiệm, tiền độc hại, tiền bồi dưỡng ca 3,…
Theo số liệu của phòng kế toán số sản phẩm hoàn thành sẽ được tính ra số Dm2, tổng này sẽ nhận với đơn giá 1 Dm2 là 1200 đồng.
Tại Công ty TNHH Vàng Bạc và TMDV Tiến Lực không có sự trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất nên không sử dụng TK 335 – Chi phí phải trả và sẽ không có bút toán trích trước.
Với đơn giá này tiền lương như vậy cùng với sản lượng sản xuất trong tháng và hệ số lương phòng hành chính sẽ tính lương cho toàn phân xưởng mạ trên bảng thanh toán lương. Hàng tháng khi phòng tổ chức hành chính gửi các bảng thanh toán
lương đến, kế toán tiền lương sẽ lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản theo lương.
Ta có: Phụ lục 2.8: Bảng chấm công. Phụ lục 2.9: Bảng thanh toán tiền lương.
Từ phụ lục 2b ta tính được tiền lương cho anh Lê Huy Hoàng là:
Theo bảng sản lượng sản xuất hoàn thành trong tháng quy đổi là 3.894 dm2 trong đó 1.387 dm2 là của sản phẩm linh kiện xe máy với đơn giá là 9.500, 2.462 dm2 là của sản phẩm linh kiện ô tô với đơn giá là 12.700.
Nên ta có tổng lương = (1.387 x 9.500) + (2.462 x 12.700) = 44.438.900 đồng. Lương tháng = 16.428.900 X 4 X 26 = 4.311.734 42,5 26
Phụ cấp ăn ca = 26 x 20.000/người/1 ngày công = 520.000 đồng. Tổng thu nhập = 4.311.734 + 520.000 = 4.831.734 đồng.
Các khoản khấu trừ BHXH 7% và BHYT 1,5% BHXH = 4.831.734 x 7% = 289.904 đồng BHYT = 4.831.734 x 1,5% = 72.476 đồng.
Còn lĩnh = 4.831.734 – (289.904 + 72.476) = 4.469.354 đồng.
Qua bảng chấm công, bảng tính lương công nhân sản xuất, kế toán hạch toán lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Logo Vinamotor.
Nợ TK 622 (LV): 452.046.234 Có TK 334: 452.046.234
Kế toán tiến hành trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính vào các đối tượng chịu chi phí có liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 622 (LV): 128.833.177 Có TK 338: 128.833.177 (Có TK 3382: 9.040.925) (Có TK 3383: 99.450.171) (Có TK 3384: 20.342.081)
Phụ lục 2.10: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tại phân xưởng mạ.
Từ bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ở phân xưởng mạ, kế toán tiền lương sẽ lập các chứng từ ghi sổ (Phụ lục 2.11: Chứng từ ghi sổ).
Phụ lục 2.12: Sổ chi tiết TK 622.
Cuối tháng căn cứ vào chứng từ ghi sổ trên, kế toán tiền lương nhập số liệu vào sổ Cái tài khoản 622 (phụ lục 2.13: Sổ cái TK 622).
2.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là chi phí ở các bộ phận phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp, nó là chi phí có tính chất sử dụng chung cho nhiều loại sản phẩm. Đây là một loại chi phí rất khó quản lý vì nó có rất nhiều mục, nhiều mục không thể xác định được. Kế toán cần chú ý tiết kiệm loại chi phí này.
a. Chứng từ sử dụng,
- Phiếu xuất kho hàng hóa
- Chứng từ ghi sổ
- Hóa đơn bán hàng thông thường, hóa đơn GTGT
- Bảng tính khấu hao TSCĐ
- Sổ chi tiết
- Sổ cái các tài khoản ………
b. Tài khoản sử dụng.
TK 627-“ Chi phí sản xuất chung”: TK này dùng để tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất chung.Tài khoản này cũng được mở theo phân xưởng sản xuất.
Kế toán sử dụng TK 627- “ Chi phí sản xuất chung” để tập hợp và phân bổ chi phí và sử dụng các tài khoản cấp 2:
- TK 627.1 - Chi phí nhân công trực tiếp ở phân xưởng.
- TK 627.2 - Chi phí vật liệu
- TK 627.3 - Chi phí công cụ dụng cụ
- TK 627.4 - Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 627.5 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 627.6 - Chi phí bằng tiền khác
c. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Tập hợp các khoản chi phí trên kế toán đưa vào sổ cái tài khoản 627, cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm. Quá trình hạch toán được thực hiện như sau:
Hạch toán chi phí nhân công gián tiếp ở phân xưởng (TK627.1)
Khoản chi phí này là toàn bộ tiền lương của cán bộ quản lý xưởng (quản đốc). Hạch toán như là chi phí nhân công trực tiếp, sử dụng tài khản 627.1. Hình thức trả lương theo thời gian, tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động đã ký.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn Nam là nhân viên tại phân xưởng mạ. Theo ký kết hợp đồng trả là 3.500.000đ, ngoài ra còn có các khoản phụ cấp, tiền thưởng, tiền ăn trưa là 20.000đ/1 ngày làm việc. Tháng 6/2013 anh Nam đã đi làm được 25 ngày, vậy lương anh Nam nhận được là:
Lương thời gian = (3.500.000/26) x 25 = 3.365.385đ Phụ cấp ăn ca = 25 x 20.000 = 500.000đ
Tiền thưởng = 200.000đ
Tổng thu nhập trong tháng 6 của a Nam là: 3.365.585 + 500.000 + 200.000 = 4.065.385đ
Hạch toán chi phí vật liệu (Tk 627.2)
Đó là các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế,… phục vụ cho sản xuất chung. Các chi phí này được tập hợp trên bảng kê vật liệu cho sản xuất.
Phụ lục 2.14: Bảng kê xuất nguyên vật liệu cho phân xưởng mạ Phụ lục 2.15: Chứng từ ghi sổ số 16
Hạch toán công cụ dụng cụ (TK 627.3)
Là toàn bộ chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất như: lưỡi dao cắt, băng dính, ủng, găng tay cao su, bình nhựa,… cũng tương tự được kế toán tập hợp trên bảng kê xuất công cụ dụng cụ. Cuối tháng kế toán lập chứng từ ghi sổ số 17 (Phụ lục 2.16: chứng từ ghi sổ số 17)
Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ (TK 627.4)
Chi phí này bao gồm toàn bộ khấu hao về máy móc, thiết bị nhà xưởng phục vụ cho quá trình sẩn xuất sản phẩm tại các phân xưởng. Để theo dõi TSCĐ, kế toán mở sổ theo dõi TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ. Khi TSCĐ mua mới hoặc thanh lý, nhượng bán kế toán sẽ theo dõi trên sổ về nguyên giá, tỷ lệ khấu hao, mức khấu hao
và giá trị còn lại của TSCĐ. Hiện nay Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng để tính khấu hao TSCĐ (phụ lục 3d: Bảng tính khấu hao TSCĐ). Dựa vào số tổng cộng của bảng tính khấu hao TSCĐ kế toán lập chứng từ ghi sổ số 18 (phụ lục 2.17: Chứng từ ghi sổ số 18).
Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 627.5).
Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình Công ty tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các khoản chi phí đã nêu trên. Chi phí này bao gồm: tiền điện, tiền nước,… Chứng từ dùng để hạch toán là các phiếu chi lập trên cơ sở các hóa đơn của nhà cung cấp, chứng từ ghi sổ,..
- Quy trình hạch toán:
+ Căn cứ vào hóa đơn phát sinh, kế toán tiến hành viết phiếu chi
+ Cuối tháng căn cứ vào các hóa đơn phát sinh tập hợp giữa tháng kế toán ghi sổ quỹ và ghi sổ cái TK 111
+ Đồng thời từ chứng từ gốc lập chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ Cái TK 627, ghi sổ chi tiết TK 627, từ chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ Cái tài khoản 627. Cuối kỳ kế toán giá thanhd kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK 154 (phụ lục 2.18: Phiếu chi).
Hạch toán các khoản chi phí bẳng tiền khác (TK 627.6)
Hàng tháng kế toán nhận được bảng kế theo dõi các khoán chi này của phòng tổ chức cùng với chứng từ chứng minh các hoạt động đó.
Phụ lục 2.19: Bảng kê chi tiền dùng sản xuất chung tháng 06 năm 2013.
Dựa vào tổng cộng của bảng kê, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 19 (phụ lục 2.20: Chứng từ ghi sổ số 19)
Cuối kỳ từ các chứng từ ghi sổ chi tiết trên, kế toán thống kê và lập chứng từ ghi sổ