3 CHƯƠNG : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
3.2.1.4 Bộ tài chính cần hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán
quốc tế
Hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam (VAS) tuy cũng được xây dựng dựa trên hệ thống chuẩn mực kế tốn quốc tế ( IAS) tuy nhiên vẫn cịn nhiều điểm khác biệt ảnh hưởng đến cơng tác đánh giá xếp hạng doanh nghiệp và do vậy cần được bổ sung chỉnh sửa như :
- Theo IAS thì giá trị tài sản được ghi nhận theo giá thị trường, cịn theo VAS giá trị tài sản lại được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc, do đĩ, các doanh nghiệp Việt Nam - đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh - thường được định giá thấp hơn giá thị trường khi tiến hành các đánh giá liên quan đến vấn đề sở hữu quyền sử dụng đất tập thể, đất của Nhà nước...
- Tỷ giá hối đối được sử dụng trong các giao dịch bằng ngoại tệ thì IAS thường sử dụng tỷ giá tại ngày lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, hoặc cĩ thể sử dụng tỷ giá trung bình xấp xỉ bằng tỷ giá thực tế. Trong khi VAS thì sử dụng tỷ giá hối đối tại thời điểm phát sinh giao dịch.
- Đối với các khoản lỗ của hợp đồng cĩ thể dựđốn được thì theo IAS nếu tổng chi phí của hợp đồng cĩ thể vượt quá tổng doanh thu của hợp đồng thì khoản lỗ dự tính cần được ghi nhận ngay. Trong khi VAS thì khơng đề cập vấn đề này.
- Việc xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản thì theo IAS khi việc đánh giá lại làm tăng giá trị tài sản, thì số chênh lệch giá này cần được ghi tăng khoản mục thặng dưđánh giá lại (phần nguồn vốn), trừ trường hợp chính tài sản này trước đĩ đã được đánh giá giảm mà số chênh lệch giảm đĩ đã được ghi vào chi phí thì số đánh giá tăng lần này cần được ghi nhận là thu nhập. Khi đánh giá lại làm giảm giá trị tài sản thì số chênh lệch giá vượt quá số cĩ thể ghi giảm vào khoản mục thặng dư đánh giá lại (là số hiện đang ghi nhận là thặng dưđánh giá lại của cùng tài sản) cần được ghi nhận là chi phí. Trong khi VAS lại khơng đề cập vấn đề này.
- Sự giảm giá trị tài sản thì theo IAS khi giá trị cĩ thể thu hồi được giảm xuống thấp hơn giá trị cịn lại, thì giá trị cịn lại cần được điều chỉnh giảm xuống mức giá trị cĩ thể thu hồi được. Phần điều chỉnh giảm vượt quá số hiện đang ghi trên khoản mục thặng dưđánh giá lại của chính tài sản đĩ, cần được ghi nhận là chi phí. Khi tình huống dẫn đến việc ghi giảm giá trị tài sản khơng cịn hiện hữu và chắc chắn sẽ xuất hiện các điều kiện mới, cần ghi nhận một khoản dự phịng tăng giá tài sản. Tuy nhiên, khoản dự phịng ghi tăng này cần được giảm trừ số khấu hao đáng lẽđã được trích nếu trước đĩ khơng ghi giảm giá trị tài sản. Trong khi VAS thì khơng đề cập vấn đề này.