Tam giang – Đầm phá lớn nhất nước ta

Một phần của tài liệu Tư liệu day và học Địa lý 8 (Phần Địa lí tự nhiên VN) (Trang 47 - 48)

Từ đầu thế kỉ 19, người dân Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế đã lưu truyền câu ca : Thương anh em cũng muốn vô

Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang

Xưa kia người ta sợ phá (đầm) Tam Giang vì phá đầm này thuộc loại rộng lớn nhất nước ta, có chiều dài tới 70km, chiều rộng có nơi tới 20km, và nằm dọc theo duyên hải tỉnh Thừa Thiên Huế. Phá được ngăn cách với Biển Đông bởi những trảng cát cao ngút ngàn. Phá rộng lớn như vậy nên việc đi lại trên phá rất nguy hiểm vì mỗi khi gặp gió to, sóng cả, thuyền dễ bị lật chìm.

Gọi là phá Tam Giang vì phá này có ba con sông đổ vào : sông Hương, sông Ô Lâu và sông Bồ. Vào mùa mưa lũ, lũ sông tràn về, phá Tam Giang đầy ắp nước và sau đó thoát ra biển bằng 2 cửa Thuận An và Tư Hiền. Vào mùa khô, nước phá cạn, triều lên đem mặn vào phá và ngược theo các sông, đi sâu vào đất liền. ở sông Hương, nước mặn xâm nhập tới địa phận Thiên Mụ.

Theo qui luật tự nhiên thì những đầm phá dù lớn đến mấy cũng mau chóng bị các sông mang phù sa tới lấp đầy. Tuy nhiên vì sông Hương và sông Bồ, sông Ô Lâu là những con sông nhỏ, lượng phù sa ít, nên quá trình bồi lấp phá Tam Giang xảy ra rất chậm. Song nếu so với đầu thế kỉ 19 thì phá Tam Giang ngày nay đã bị lấp hẹp và nông đi rất nhiều, không còn sóng dữ, khách qua lại an toàn hơn hẳn xưa.

Phá Tam Giang có mặt n-ớc rộng tới 21.600ha, trong đó 1600ha là bãi triều (1). Trên mặt phá mênh mông sóng nước, có tới 10 vạn người sinh sống. Coi thuyền là nhà ở, cư dân Tam Giang sinh ra trên mặt nước, lớn lên trong những chiếc thuyền, lấy vợ, lấy chồng, sinh con đẻ cái và ngay cả hội hè cũng tổ chức trên mặt phá. Cả đời họ sống trên thuyền, đến lúc chết họ nằm dưới mộ, đắp đất theo hình thuyền. Thuyền của cộng đồng người sống trên phá Tam Giang cũng có nhiều loại, phản ánh sự giàu có hoặc nghèo nàn của chủ thuyền. Những người giàu đóng thuyền to, trang bị máy móc hiện đại nên có thể đi đánh bắt ngoài khơi xa, dài ngày. Song đại bộ phận ngư dân có thuyền nhỏ, chỉ đánh bắt ở trong phá. Tài nguyên thuỷ sản của phá Tam Giang rất phong phú. Tôm cua có tới 21 loài có giá trị, cá có 162 loài, trong đó 22 loài có khả năng khai thác với sản lượng cao. Ngoài ra còn rau câu, mỗi năm xuất khẩu được 4.000 tấn.

Ở Tam Giang, người dân khai thác thuỷ sản 24/24 giờ trong ngày. Ban đêm ngư dân soi đèn bắt cá, đèn giăng trên mặt nước tựa như một bầu trời đầy sao.

Sáng còn chưa nhìn rõ mặt người, mặt phá đã rộn ràng nhịp gõ mạn thuyền, đuổi cá vào lưới. Tại cửa sông và các cửa phá, nơi thuỷ triều lên xuống, cũng là nơi các luồng cá di chuyển ngược xuôi theo dòng nước, ngư dân giăng ra đủ các loại phương tiện để bắt cá.

(1) Bãi triều là bãi bị ngập nước khi có thuỷ triều

Bài 43

MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ I. Chim yến Khánh Hoà I. Chim yến Khánh Hoà

Sử sách có ghi lại những bữa tiệc mà nhà vua chiêu đãi các quan trong triều. Đó là những bữa tiệc sang, nấu bằng tổ yến. Tổ yến được làm nên từ chất liệu một tuyến dịch đặc biệt do chính con chim yến thải ra. Có người nói nôm na : tổ yến làm từ dãi con chim yến.

Hiện nay trên thị trường quốc tế, tổ yến là một đặc sản cao cấp. Một tổ yến sào có màu đỏ (yến huyết) giá 25 đô la Mĩ, tổ màu hồng từ 20 - 22 đô la, tổ màu trắng 15 - 17 đô la.

Có lẽ trong chúng ta còn rất nhiều người chưa hề nhìn thấy con chim yến và tổ yến. Chim yến nhỏ bé, nhỏ hơn cả chim sâu, trông tựa như con chim én. Chim thường làm tổ trên vách đá cheo leo ở các đảo ngoài khơi. Một năm, chim làm tổ hai lần vào tháng 3 và tháng 8 âm lịch. Chim tiết ra từ mỏ một chất dịch kéo dài thành sợi và chim cứ dùng mỏ kéo đi kéo lại đan vào nhau để thành tổ có dạng như tai người và vì vậy, tổ yến còn có tên là tai yến. Tai yến có trọng lượng 20 gam, trong khi đó con chim yến chỉ nặng có 10 gam. Chim yến nhỏ như vậy

nhưng nó có thể bay suốt ngày trên mặt biển mà không cần 1 phút nghỉ ngơi. Có lẽ chim yến chỉ nghỉ khi chúng về tổ để ngủ qua đêm và lạ thay, có những vách đá chi chít hàng vạn tổ yến nhưng không bao giờ chúng về nhầm tổ. Ngay cả trứng của nó cũng vậy. Người ta chuyển trứng từ tổ nọ sang tổ kia, đánh dấu cẩn thận và ngày hôm sau lại thấy chúng trở về đúng tổ của nó. Vách đá dù dốc đến đâu, các mỏm núi dù chênh vênh thế nào, cũng có yến làm tổ, vì nước dãi yến dính chặt vào vách đá, không dời được. Làm nghề bóc tổ yến phải là người trèo núi thiện nghệ và rất dũng cảm.

Một phần của tài liệu Tư liệu day và học Địa lý 8 (Phần Địa lí tự nhiên VN) (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w