0
Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM I Đặc điểm chung tự nhiên Việt Nam

Một phần của tài liệu TƯ LIỆU DAY VÀ HỌC ĐỊA LÝ 8 (PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VN) (Trang 36 -37 )

III. Sông ngòi Nam Bộ

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM I Đặc điểm chung tự nhiên Việt Nam

I. Đặc điểm chung tự nhiên Việt Nam

1. thiên nhiên Việt Nam mang sắc thái của tự nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

– Đặc điểm cơ bản và nổi bật nhất của tự nhiên Việt Nam là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Đặc điểm này vừa phản ánh đƯợc bản chất của tự nhiên Việt Nam vừa có tác động sâu sắc đến các đặc điểm cơ bản khác của tự nhiên.

Căn cứ vào các chỉ tiêu khí hậu và qua đó chi phối trực tiếp đến các yếu tố và chế độ thuỷ văn của nước ta, đồng thời căn cứ vào lớp phủ thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật nguyên sinh, vào các dạng và các kiểu địa hình cũng có thể thấy được bản chất tự nhiên nước ta mang sắc thái nhiệt đới ẩm gió mùa rất rõ nét.

a) Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa biểu hiện qua đặc điểm khí hậu

Toàn bộ lãnh thổ nước ta nằm trong vành đai nóng của bán cầu Bắc. Điểm cực Bắc của nước ta nằm sát chí tuyến Bắc, điểm cực Nam trên đất liền chỉ cách xích đạo trên 8o vĩ tuyến. Khí hậu nước ta có nền nhiệt độ cao do tiếp nhận bức xạ Mặt Trời rất lớn quanh năm. Tính chung trong cả nước, lượng bức xạ tổng cộng thường đạt 120 – 130kcl/cm2/năm, cán cân bức xạ 75 – 90kcal/cm2/năm, đều đạt và vượt các chỉ tiêu của khí hậu xích đạo và nhiệt đới. Vì thế, nhiệt độ trung bình hàng năm tại các khu vực ở nước ta thường từ 21 – 260C và tổng nhiệt độ hàng năm thường đạt 8000 – 90000C. Sự dồi dào về chế độ nhiệt, ánh sáng là điều kiện vô cùng thuận lợi cho lớp phủ thực vật nhiệt đới và á xích đạo phát triển mạnh mẽ.

Ngoài chế độ nhiệt tiêu biểu cho vùng nhiệt đới, khí hậu nước ta còn có một đặc điểm rất đặc sắc là ẩm. Đặc điểm này làm cho khí hậu nước ta khác với khí hậu nóng, khô hạn và có tính chất hoang mạc của một số nước và khu vực ở Tây Nam Á và hoang mạc Sahara. Chế độ ẩm của khí hậu nước ta được thể hiện rõ ở độ ẩm tương đối và lượng mưa. Lượng mưa ở nước ta cũng khá dồi dào, trung bình hàng năm đạt từ 1500 – 2000mm.

Chế độ ẩm cao của nước ta có được là do có nguồn cung cấp rất dồi dào và dường như vô tận của Biển Đông rộng lớn và nóng ẩm quanh năm. Lượng ẩm này còn được bổ sung bằng nguồn hơi nước và nước mưa từ các khối không khí nóng ẩm của vùng chí tuyến Tây Thái Bình Dương và vùng xích đạo thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương định kì và thường xuyên mang đến nước ta theo cơ chế hoạt động của chế độ gió mùa và tín phong. Chế độ gió mùa được thể hiện rõ ở nước ta bởi sự thay đổi luân phiên của hai mùa gió trong năm : mùa hạ, từ tháng 5 đến tháng 10 là gió mùa Tây Nam và mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 là gió mùa Đông Bắc.

Gió mùa Tây Nam mang đến nước ta các khối không khí nóng và ẩm của vùng xích đạo làm cho nhiệt độ cao, độ ẩm lớn và mưa nhiều. Gió mùa Đông Bắc mang đến nước ta các khối không khí lạnh và khô của lục địa phương Bắc giá lạnh vào thời kì mùa đông. Tuy vậy, khi đến lãnh thổ nước ta các khối không khí này đã biến tính đi nhiều trở nên nóng ẩm và bớt khô hơn. Điều này được thể hiện rất rõ là vào thời kì mùa đông ở miền Bắc Việt Nam, cho đến giới hạn phía nam là núi Bạch Mã (ở khoảng vĩ độ 16oB), có một mùa đông lạnh và tương đối khô với khoảng 3 tháng (từ tháng 12 đến tháng 2) có nhiệt độ trung bình hàng tháng xuống dưới 20oC, nhưng từ Đà Nẵng trở vào thì hầu như không còn khái niệm mùa đông lạnh nữa vì không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 20oC. Từ phía Nam của dãy núi Bạch Mã trở vào khí hậu nóng quanh năm. Ở đây khái niệm mùa chỉ thích hợp với mùa khô và mùa mưa do cơ chế gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam chi phối.

b. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần tự nhiên khác

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên nước ta không chỉ được phản ánh bằng những chỉ số khí hậu cụ thể mà còn được biểu hiện trong tất cả các thành phần của tự nhiên, trong các cảnh quan thiên nhiên ở khắp mọi miền đất nước.

Đặc tính nóng ẩm đã làm cho các quá trình phong hoá, đặc biệt là phong hoá học diễn ra mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hoá nhiệt đới ẩm rất dày.

Sự xen kẽ kế tiếp giữa mùa mưa và mùa khô đã tạo những điều kiện thuận lợi cho sự tích tụ sắt và nhôm hình thành đất feralit đỏ vàng rất phổ biến ở vùng đồi núi nước ta.

Chế độ gió mùa cũng được phản ánh trực tiếp trong các đại lượng đặc trưng cho dòng chảy, thuỷ chế của các sông ngòi, hồ đầm và n-ớc ngầm tại các lưu vực bởi nguồn cung cấp nước chủ yếu của chúng là nước ngầm (cũng do nước mưa lưu trữ lại). Trên khắp lãnh thổ Việt Nam ở lưu vực sông nào có thuỷ chế theo hai mùa: mùa lũ, tương ứng với mùa mưa, và mùa cạn, tương ứng với mùa khô, khác biệt nhau rất rõ rệt.

Các quá trình ngoại lực cũng diễn ra mạnh mẽ trong các điều kiện nóng ẩm, nhất là trong thời kì mưa lũ làm tăng cường các hoạt động xâm thực, xói mòn làm phá huỷ và hạ thấp địa hình của các dòng chảy, nhưng đồng thời cũng đẩy mạnh quá trình bồi lấp, lắng đọng phù sa ở các vùng trũng, ở khu vực hạ lưu và cửa sông.

Chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện một cách trực quan và sinh động nhất ở giới sinh vật. Thảm thực vật rừng nhiệt đới và á xích đạo thường xanh và tươi tốt quanh năm với lượng sinh khối và năng suất sinh động cao vào loại nhất trên thế giới có mặt trên khắp đất nước ta , từ Bắc vào Nam, từ vùng núi biên giới đến các bãi triều ngập mặn ven biển đã chứng minh các điều kiện tự nhiên là môi trường sống lí tưởng của muôn loài sinh vật nhiệt đới. Sự phong phú về số lượng các loài sinh vật, trong đó có nhiều loại bản địa, đặc hữu quý hiếm đã làm cho thiên nhiên nước ta thêm phong phú, đa dạng và đặc sắc.

Sắc thái thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa luôn là nguồn gốc và động lực của mọi quá trình tự nhiên, là nền tảng có tính chất ổn định, bền vững của thiên nhiên nước ta. Cho dù có thể có sự phân hoá của các thành phần tự nhiên hay của các khu vực khác nhau trên đất nước thì sự phân hoá đó chỉ làm phong phú và đa dạng hơn hẳn bản chất nền tảng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta mà thôi.

c. Đặc tính nhiệt đới ẩm gió mùa đã mang lại cho đất nước ta nhiều nguồn tài nguyên quý giá

Trong những tài nguyên thiên nhiên nước ta, tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước là những tài nguyên do chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa trực tiếp mang lại.

Ngoài ra đất, sinh vật được thừa hưởng nhiều nhất những điều kiện tự nhiên thuận lợi để trở thành các nguồn tài nguyên quý giá. Điều đáng chú ý là các loại tài nguyên này được xếp vào loại tài nguyên luôn được tái tạo và có khả năng được phục hồi, nếu được bảo vệ và khai thác hợp lí sẽ không bao giờ cạn kiệt, mang lại những lợi ích to lớn và lâu dài cho đất nước.

Một phần của tài liệu TƯ LIỆU DAY VÀ HỌC ĐỊA LÝ 8 (PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VN) (Trang 36 -37 )

×