0
Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Việc quan trọng hàng đầu là phải bảo vệ tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu TƯ LIỆU DAY VÀ HỌC ĐỊA LÝ 8 (PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VN) (Trang 35 -36 )

III. Sông ngòi Nam Bộ

3. Việc quan trọng hàng đầu là phải bảo vệ tài nguyên rừng

Năm 1943, theo số liệu thống kê của Mô răng, tỉ lệ che phủ rừng của cả nước là 43,8%, riêng ở Bắc Bộ tới 60% thì đến năm 1983, chỉ còn 23,6%, nghĩa là sau nửa thế kỉ diện tích rừng đã bị thu hẹp gần một nửa. Đây cũng là thời điểm tài nguyên rừng bị kiệt quệ nhất, diện tích đất hoang, đồi trọc lên tới 14 triệu ha (chiếm hơn 2/5 diện tích lãnh thổ). Sau 15 năm, với mọi nỗ lực nhằm phục hồi rừng, thực hiện dự án trồng rừng đã được nâng dần, năm 1990 là 27,7% năm 1999 đạt được 33,2% do diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể. Theo số liệu kiểm kê rừng năm 1999, thì trên toàn quốc có hơn 10,9 triệu ha rừng, rừng tự nhiên chiếm hơn 9,4 triệu ha, rừng trồng đạt gần 1,5 triệu ha (gần gấp 4 lần so với diện tích rừng trồng năm 1983). Những năm qua, chúng ta đã nỗ lực bằng nhiều biện pháp hồi phục rừng, làm giảm đáng kể diện tích đất trống đồi trọc từ trên 10 triệu ha (năm 1999), đến năm 2003 còn gần 7 triệu ha, tổng diện tích có rừng trên toàn quốc trên 12 triệu ha, đạt độ che phủ 36,1%. Tuy nhiên, tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái mạnh, thể hiện rõ nhất ở tình trạng suy giảm chất lượng rừng.

Năm 1943, cả n-ớc có trên 14 triệu ha rừng, thì loại rừng có trữ lượng trên 150m3/ha chiếm gần 10 triệu ha, trong đó rừng tốt có trữ lượng trên 300m3/ha chiếm 2,5 triệu ha. Theo thống kê năm 1990, diện tích rừng có trữ lượng trên 150m3 ha cả nước chỉ còn hơn nửa triệu ha ; năm 1999, rừng có trữ lượng tốt chỉ còn gần 200 nghìn ha. Chỉ còn hiếm hoi những cánh rừng nguyên sinh giàu có với quang cảnh rừng già âm u, tĩnh mịch. Dưới tán rừng hầu như khép kín, mặt đất ẩm ướt bao phủ một lớp thảm thực vật tươi tốt. Trên cao vượt lên tán rừng là những cây đại thụ chứng minh cho sự tồn tại của rừng nguyên sinh. Thảm rừng nguyên sinh ở nước ta đang có dấu hiệu phục hồi làm tăng tỉ lệ che phủ. Tuy nhiên đó vẫn là những thực bì thức sinh kém chất lượng.

Tác động của con người nhanh chóng biến những khu rừng giầu có thành nghèo kiệt. Điều kiện khí hậu ẩm cao đã tạo thuận lợi cho sự phục hồi lớp phủ thực vật, mặc dù vậy thời gian để quá trình diễn thế ng-ợc trở lại từ rừng nghèo thành rừng giàu thì phải tính bằng hàng trăm năm, thậm chí không có thể. Hiện chúng ta còn gần 10 triệu ha đất hoang, đồi trọc cần được cải tạo trồng rừng che phủ. Nước ta là một nước nhiều đồi núi, mà diện tích rừng theo đầu người rất thấp, trung bình chỉ có 0,14ha (cao nhất ở Tây Nguyên là 1,33ha, thấp nhất ở Đông Nam Bộ còn 0,07ha) thấp hơn cả trị số trung bình của châu á (0,4ha) và của thế giới (1,6ha), kém xa so với châu Đại Dương (6,7ha) và Mĩ La Tinh (5,2ha).

Song song với hoạt động phá rừng làm mất nơi cư trú và nguồn thức ăn của giới động vật, cùng với việc săn bắn quá mức các loài chim thú đã làm suy giảm đáng kể số lượng các loài động vật hoang dã và nguồn gen thực, động vật qúi hiếm. ở n-ớc ta bước đầu đã xác định được có gần 500 loài hoặc nhóm loài thực vật, 85 loài thú, 63 loài chim, 40 loài bò sát, lưỡng cư đạng bị mất dần, trong đó số loài thực, động vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt lên tới 100 loài thực vật, 54 loài thú và 60 loài chim. Trong sách đỏ Việt Nam “đã thống kê, phân loại 360 loài thực vật và 350 loài động vật thuộc loài quí hiếm theo mức độ nguy cấp cần được phải bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều loài cây gỗ quí đang có nguy cơ cạn kiệt như đinh, lim, sến, táu, hoàng đàn, giáng h-ơng, cẩm lai, trắc, mun, gụ.

Nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đã gây được sự chú ý của các tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới. Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN) đã đưa vào danh sách các loài cần được bảo vệ ở Việt Nam gồm các loài voi, vẹt ngũ sắc, vượn đen, hổ, nai cà tong, bò xám, bò tót, trâu rừng và xếp loài bò xám (Bos sauveli) là loài thứ hai trong danh sách 12 loài động, thực vật trên thế giới cần được bảo vệ. Nước ta có 4 loài trong số 8 loài trâu bò hoang dã của vùng Đông Nam á là bò xám, bò rừng Ban teng, bò tót và trâu rừng. Sau chiến tranh Đông Dương, các nhà khoa học cho rằng, loài bò xám đã bị tiêu diệt, nhưng sau giải phóng miền Nam đã phát hiện còn vài chục con ở sát vùng biên giới. Cũng phát hiện được loài tê giác một sừng ở vùng Bù Gia Mập, dự kiến chỉ còn khoảng 10 – 15 con còn sót lại. Các loài chim trĩ, sếu cổ trụi, trĩ sao, gà lam mào trắng, gà lam mào đen, gà lam đuôi trắng đã được Tổ chức bảo vệ chim trĩ quốc tế và Hiệp hội bảo vệ chim quốc tế chấp nhận hỗ trợ từng bước trong chương trình bảo vệ.

Không chỉ trên đất liền mà nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt. Nguồn lợi cá nổi (cá trích, cá lục, cá lầm ...) ở ven biển vịnh Bắc Bộ đang có chiều hướng giảm dần. Vùng biển Tây Nam, nơi có nguồn hải sản rất lớn thì sản lượng đánh bắt cá, tôm cũng giảm sút đáng kể. Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng như cá mòi, cá cháy, ... nhiều loài đang giảm mức độ tập trung như cá chim, cá gúng, cá hồng. Đó là hậu quả của sự khai thác đánh bắt quá mức và tình trạng gia tăng ô nhiễm môi trường nước, nhất là ở các vùng cửa sông, ven biển. Sự suy giảm tính đa dạng, giàu có của nguồn tài nguyên sinh vật tự nhiên đã trở

thành một đặc điểm của giới sinh vật Việt Nam hiện tại. Do vậy, cần đặc biệt chú ý đặc điểm này trong khai thác, sử dụng tài nguyên sinh vật.

Bài 39

Một phần của tài liệu TƯ LIỆU DAY VÀ HỌC ĐỊA LÝ 8 (PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VN) (Trang 35 -36 )

×