Phong nha – Kì quan hang động thế giớ

Một phần của tài liệu Tư liệu day và học Địa lý 8 (Phần Địa lí tự nhiên VN) (Trang 45 - 46)

Ngày 3/7/2003 tại Trụ sở UNESCO ở Pari (Pháp), ủy ban Di sản thế giới họp kì họp toàn thể lần thứ 27, đã công nhận thêm 24 di sản văn hoá và thiên nhiên của các quốc gia thành viên, trong đó Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng của Việt Nam được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là địa danh thứ 5 của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, giáp biên giới Việt Nam - Lào. Vườn bao gồm một quần thể hang động phong phú, kì vĩ và một khu rừng nhiệt đới nguyên sinh với độ che phủ trên 95% có tính đa dạng sinh học cao.

Hệ thống hang động đã phát hiện tại Phong Nha - Kẻ Bàng có tổng chiều dài khoảng 106.000m, và còn nhiều dạng hang động chưa được thám hiểm. Hệ thống hang động kì thú này kết hợp với hệ sinh thái rừng đa dạng trên núi đá vôi và sông suối tạo nên nhiều cảnh quan độc đáo thu hút các nhà nghiên cứu khoa học và khách

du lịch. Phong Nha - Kẻ Bàng có hai hệ thống hang động : Hệ thống động Phong Nha và hệ thống hang Vòm, với tổng chiều dài 64.384m, trong đó riêng hang Vòm dài 13.690m. Ngoài ra, trong dãy núi Kẻ Bàng còn rất nhiều những hang động khác như hang én, hang Thung, hang Đại Cáo...

Sự độc đáo của động Phong Nha còn ở chỗ đây là một động n-ớc lớn, với dòng sông ngầm dài ngót 14km, khi chảy ra khỏi động trở thành dòng sông Son tạo nên con đường chính đưa du khách vào thăm động.

Động Phong Nha được hình thành do những kiến tạo địa chất xảy ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng cách đây hàng trăm triệu năm. Dấu tích những những văn tự khắc trên vách đá bằng ngôn ngữ Chăm Pa cổ cho thấy động Phong Nha được người Chăm phát hiện từ thời xa xưa. Năm 1824, động Phong Nha được vua Minh Mạng sắc phong là “Diệu ứng chi thần”.

Cuối thế kỉ XIX, ông Cadiere, một linh mục người Pháp, thám hiểm động và suy tôn là “Đông Dương đệ nhất động”. Ông là người phát hiện ra những văn tự của người Chăm trên vách đá trong hang động. Tháng 7/1924, nhà thám hiểm người Anh Barton sau khi khảo sát Phong Nha đã nhận xét rằng Phong Nha là một hang động tuyệt

đẹp, có thể so sánh với các hang động nổi tiếng trên thế giới như Padirac (Pháp), Cuevas del Drac (Tây Ban Nha)...

Hơn nửa thế kỉ sau đó, chiến tranh đã làm gián đoạn việc thám hiểm, khám phá động Phong Nha. Thời kì chống thực dân Pháp, nơi đây là căn cứ tập hợp quân của nhiều cuộc khởi nghĩa. Thời kì chiến tranh chống đế quốc Mĩ, khu vực động Phong Nha là một trạm trung chuyển quân sự, lương thực cho chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn.

Năm 1989, Hội Hang động Hoàng gia Anh (BCRA) tiếp tục làm công việc thám hiểm động Phong Nha. Vào các năm 1990, 1992, 1994, Đoàn thám hiểm BCRA phối hợp với Khoa Địa lí - Địa chất của Tr-ờng Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) bằng phương tiện kĩ thuật hiện đại tiến hành khảo sát kĩ hơn động Phong Nha và một số hang động khác. Sau khi khảo sát, các nhà khoa học Việt Nam và Anh đã công bố bằng hình ảnh về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên độc đáo tuyệt mĩ ở động Phong Nha.

Động Phong Nha dài 7.729m. Cửa động rộng 20 – 25m, cao khoảng 10m. Vào sâu trong động Phong Nha hơn 600m là hang Bi Kí với những thạch nhũ tuyệt đẹp màu cẩm thạch, vòm hang rộng, không gian trong hang huyền ảo. Vô vàn những nhũ đá mang dáng vẻ của Đức mẹ Maria, các thiên thần bay l-ợn, hình những cây

thánh giá, những bầy s- tử, cá sấu, và đặc biệt có 2 cột nhũ đá rủ dài từ trên trần hang xuống tận đáy nước. Hang Bi Kí dài khoảng 130m và rộng như một hội trường lớn, phía dưới là một lớp cát mịn làm nền, có lẽ vì vậy mà hang Bi Kí còn có tên là hang Hội Trường.

Rời hang Bi Kí, du khách sẽ sang hang Tiên và hang Cung Đình cùng những cột nhũ đá cao trên 200m được thiên nhiên tạo nên. Đây cũng là hai hang tiêu biểu của động Phong Nha có hệ thống nhũ đá huyền ảo và kì vĩ cùng hàng ngàn những kiệt tác được hình thành bởi tạo hoá, với vô số những hình ảnh kì lạ và hấp dẫn.

Trong hang Tiên, thiên nhiên đã tạo trên vách đá hình dáng những nàng tiên với mái tóc dài, màu vàng óng ả. Hang Cung Đình có nhũ đá giống ngai vàng, được thiên nhiên “chạm trổ” cực kì tinh xảo... Nếu gõ nhẹ vào chuỗi thạch nhũ giống hình phím đàn thì người ta tưởng như đang thưởng thức âm điệu của tiếng đàn tơ- rưng trầm bổng âm vang.

Tháng 4/1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha - Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình. Tổ chức BCRA chính thức công nhận Động Phong Nha là một trong 3 hang nước tiêu biểu trên thế giới và là hang động duy nhất ở Việt Nam đạt 7 tiêu chuẩn : Hang có dòng sông ngầm dài nhất (13.969m) ; có cửa hang cao và rộng nhất ; có bãi cát và bãi đá ngầm đẹp nhất ; có hang khô rộng và đẹp nhất ; có hồ nước ngầm đẹp nhất ; có hệ thống thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất ; hang dài nhất.

Phong Nha - Kẻ Bàng còn lưu giữ nhiều dấu tích khảo cổ và di tích lịch sử quí giá. Đó là những chữ tượng hình cổ của người Chăm, di tích căn cứ kháng chiến chống Pháp của Vua Hàm Nghi cuối thế kỉ 19 tại núi Ma Rai ; những địa danh như bến phà Xuân Sơn, Đường mòn Hồ Chí Minh, đường 20 Quyết thắng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Ý thức được vị thế của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, nhất là vẻ đẹp hấp dẫn của động Phong Nha, tỉnh Quảng Bình đã đầu tư xây dựng hơn 50km đường nhựa từ quốc lộ 1A đến bến Xuân Sơn. Thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng trong hang động, mở dường lên động Tiên Sơn (động Phong Nha khô) và hệ thống nhà hàng, khách sạn để thu hút khách du lịch. Tỉnh cũng đã triển khai thêm một số dự án lớn đầu tư cho Khu du lịch Phong Nha như Công trình cáp treo với tổng vốn đầu tư - 25 tỉ đồng ; xây dựng khu dịch vụ với kinh phí 10 tỉ đồng ; đầu tư 800 triệu đồng đóng mới 2 tàu để đưa khách tham quan động. Mở tuyến du lịch sinh thái lên động Tối, thác Trộ Mộng, eo Gió, khu Nước Mọc, Xây dựng vùng rừng lâm viên... Đồng thời, tỉnh đã giúp đỡ nhân dân trong vùng tham gia các hoạt động kinh tế, dịch vụ, bảo vệ môi sinh, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Để phát triển du lịch bền vững, khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng cần phải duy trì khả năng thu hút và tăng tính tính hấp dẫn đối với du khách

bên cạnh các biện pháp nghiêm ngặt để bảo tồn môi trường thiên nhiên, tài nguyên du lịch chủ yếu ở Phong Nha - Kẻ Bàng. Đồng thời, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa môi trường với các yếu tố văn hoá - xã hội,

kinh tế.

Một phần của tài liệu Tư liệu day và học Địa lý 8 (Phần Địa lí tự nhiên VN) (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w