Truông nhà hồ – Dải cồn cát ven biển rộng lớn nhất nước ta

Một phần của tài liệu Tư liệu day và học Địa lý 8 (Phần Địa lí tự nhiên VN) (Trang 46 - 47)

Nhân dân miền Trung thường gọi truông là những bãi đất cằn cỗi hoặc là những cồn cát ở ven biển. Truông Nhà Hồ là vùng cồn cát lớn nhất nước ta, nằm ở phía bắc huyện Vĩnh Linh thuộc tỉnh Quảng Bình.

Vào thời các chúa Nguyễn, truông Nhà Hồ là nơi ẩn náu của bọn cướp đường, nhũng nhiễu nhân dân. Ai có việc phải qua lại truông Nhà Hồ đều rất sợ chúng. Nhiều sử gia cũ nước ta đã ghi chép về đặc điểm vùng này :

Giữa thế kỉ XVIII, Lê Quí Đôn – nhà bác học nước ta thời đó có ghi chép : “... đường đi một ngày rưỡi, động cát liên tục, sắc trắng óng ánh, trùng điệp mấy tầng như hình thành quách... Giữa đường cát trắng, ao lớn rườm rà lá chẳng lạ sao.”

Khoảng 100 năm sau, Quốc sử quán dưới thời Minh Mạng cũng đã ghi chép về truông Nhà Hồ như sau : “... ở phía bắc Vĩnh Linh, rừng dài 3 dặm. Tương truyền ngày trước rừng cây rậm rạp có nhiều côn đồ tụ tập, cướp bóc người đi đường, vua Hiển Tông hoàng đế sai nội tán Nguyễn Khoa Đăng kinh lí đất này.

Khoa Đăng bèn sai người chém chặt cây rằng, lùng bắt côn đồ, do đấy trộm cắp im hơi, buôn bán đi lại được tiện lợi, người ta đều ca tụng.”

Đó là chuyện xưa, còn như ngày này, cái tiên truông Nhà Hồ và cảnh vật thiên nhiên đã đi vào lịch sử. Đại danh truông Nhà Hồ đã thực sự xa lạ và bị lãng quên không những đối với chúng ta và ngay cả đối với người dân Quảng Bình.

Vào thời Lê Quí Đôn, các cồn cát ở phía bắc huyện Vĩnh Linh đã “trùng điệp mấy tầng như hình thành quách” thì ngày nay chắc chắn còn vĩ đại hơn, ngút ngàn hơn xưa. Các cồn cát ở đây cao tới 40m so với mặt biển.

Các bãi cát ở Vĩnh Linh lại thường rất rộng. Các nhà địa lí nước ta đều cho rằng Vĩnh Linh là nói có những cồn cát, bãi cát có qui mô lớn nhất dọc theo duyên hải nước ta. Sở dĩ như vậy vì bờ biển Vĩnh Linh vừa thấp,

lại vừa bằng phẳng, không có núi, đồi che chắn nên cát tha hồ di chuyển vào sâu trong đất liền. Mặt khác vào mùa đông, gió mùa đông bắc lại thổi thẳng góc với bờ biển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các b•i

cát và cồn cát phát triển với qui mô lớn. Ta hãy quan sát sự hình thành chúng. Khi có gió biển thổi vào, cát bay là là mặt đất. Gặp phải một bụi cây, tảng đá, mô đất, cát tụ thành đống nhỏ. Nhiều đống nhỏ nối hợp với

nhau tạo thành những đống lớn rồi phát triển thành các cồn cát. Cứ như vậy, ngày, đêm, gió thổi liên tục làm cho cát bay đi chuyển sâu vào đất liền, lấp cả ruộng vườn nhà cửa. Vì vậy phải trồng rừng cây phi lao để ngăn cản nạn cát bay.

Một phần của tài liệu Tư liệu day và học Địa lý 8 (Phần Địa lí tự nhiên VN) (Trang 46 - 47)