Làm thế nào để chống xói mòn đất ?

Một phần của tài liệu Tư liệu day và học Địa lý 8 (Phần Địa lí tự nhiên VN) (Trang 32 - 33)

III. Sông ngòi Nam Bộ

2. Làm thế nào để chống xói mòn đất ?

Muốn chống được xói mòn đất, người ta không thể áp dụng một biện pháp đơn lẻ nào, mà phải lựa chọn một hệ thống biện pháp thích hợp :

– Trồng cây che phủ mặt đất theo kiểu nông, lâm nghiệp kết hợp tạo ra tán che nhiều tầng, nhiều lớp tạo độ ẩm thích hợp, đảm bảo nhiệt độ tốt cho sinh vật và động vật phát triển, cải tạo môi trường đất. Trên mặt đất lớp thảo mục, tiếp đó là những lớp cây tạo ra nhiều tầng sẽ hạn chế đáng kể xung lực của hạt mưa. Việc trồng xen những cây hằng năm với cây trồng lâu năm và trồng gối sẽ tạo được một tán che tối đa.

– Công trình đồng ruộng : ruộng bậc thang, kiến thiết đồi nương, đào mương giữa dốc... ; làm đất, gieo trồng theo đường đồng mức hoặc trồng cây theo đường hàng ngang dốc để cắt dòng chảy .... đều có tác dụng phân tán, làm giảm cường độ dòng chảy và bùn cát, hạn chế xói mòn.

– Cải thiện cấu trúc đất : làm cho đất tơi xốp, giữ được nước hạn chế tốc độ chảy, có kết cấu bền vững và làm tăng mức độ gồ ghề cũng có tác dụng chống xói mòn đất.

– Phòng chống xói mòn trên phạm vi toàn lãnh thổ :

Trên phạm vi toàn vẹn lãnh thổ rộng lớn phòng chống xói mòn phải có những đầu tư lớn và tiến hành theo các bước sau đây :

+ Điều tra khoanh vùng vẽ bản đồ xói mòn trên cơ sở các bản đồ : địa hình, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, địa chất, phân bố mưa, thực bì.

Tuy nhiên, bản đồ xói mòn chỉ đ-ợc chính thức xác lập sau khi đã kiểm tra thực địa.

+ Xây dựng và thực thi các biện pháp chống xói mòn : bảo vệ rừng đầu nguồn (trồng mới hoặc nuôi dưỡng rừng đầu nguồn), trong đó, cần xác định cụ thể phạm vi, diện tích và chủng loại cây của rừng đầu nguồn.

+ Xây dựng, thiết lập mạng l-ới hồ chứa để giữ nước tránh các dòng chảy mạnh, chảy xiết, lũ quét. Khi xây dựng các hồ lớn cần phải dự đoán những tác động có thể xẩy ra trong môi trường.

+ Xây dựng các công trình ngăn lũ và phân lũ : có thể đắp đập tạo thành hồ chứa nhỏ hoặc có thể dùng các bó cành cây, bó tre để cản dòng chảy khi cần thiết, có thể phân lũ thành nhiều nhánh để hạn chế cường độ lũ. – Phòng chống xói mòn trên phạm vi khu vực :

Đây là phương pháp được thực thi ở những khu vực hẹp (một nương rẫy, một quả đồi hay một cánh đồng). Trong phương pháp này, người ta không phải đầu tư lớn, dễ làm nên hợp tác xã hoặc từng hộ nông dân cũng có thể áp dụng. Tuy nhiên, phải căn cứ vào cây trồng, hiện trạng sử dụng đất mà chọn lọc các biện pháp thích hợp.

Riêng đối với đất canh tác hằng năm, do có tán che phủ thấp, rễ phát triển yếu, đất có thể bị xới xáo hoặc làm cỏ ngay cả trong thời gian có mưa nhiều nên cần áp dụng các biện pháp : canh tác theo đ-ờng đồng mức, gieo hàng dày và mật độ cây hàng năm cũng dày. Ngoài ra, cần phải trồng xen, trồng gối, nếu cần phải làm luống thì làm luống cắt ngang sườn dốc ; tạo ra băng đệm bằng cách trải đều ngang dốc cỏ tươi, cỏ khô, thân cây khô... Làm ruộng bậc thang cũng là một phương pháp hữu hiệu để hạn chế dòng chảy..

Bài 37

Một phần của tài liệu Tư liệu day và học Địa lý 8 (Phần Địa lí tự nhiên VN) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w