MÔ HÌNH TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ Y TẾ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhập trang thiết bị y tế dựa trên mô hình cơ quan thẩm định công nghệ (Trang 89)

3.1. Những nguyên lý chung

Kết quả điều tra của Chƣơng 2 cho thấy: vấn đề bất cập trong công tác quản lý về TTBYT nói chung và TTBYT nhập khẩu nói riêng, những tồn tại, hạn chế trong khâu quản lý xảy ra liên quan tới nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành, từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và thƣờng xuyên, liên tục.

Vì vậy, một mô hình tổ chức thẩm định công nghệ y tế trực thuộc Bộ Y tế cần có những nguyên lý cơ bản sau:

3.1.1. Là đơn vị mới, có chức năng và nhiệm vụ mới trong công tác quản lý y tế.

3.1.2. Có tƣ cách pháp nhân riêng, bên cạnh chức năng quản lý nhà nƣớc về công nghệ y tế đặc biệt cần tƣ cách độc lập để thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị hữu quan của các Bộ, ngành khác trong lĩnh vực hoạt động nhƣ: Bộ KHCN, cơ quan hải quan, cơ quan công an, cơ quan thuế,...

3.1.3. Phải kết hợp được sự quản lý theo ngành với theo lãnh thổ, biểu hiện qua khả năng thành lập các đơn vị cấp dưới trực thuộc theo mô hình trung ương - địa phương để vùng quản lý phủ rộng trong cả nước.

3.1.4. Có khả năng đánh giá các công nghệ y tế sử dụng tại Việt Nam, đi kèm trong đó là hệ thống các TTBYT; từ đó có sự tƣ vấn hoặc quyết định cuối cùng về việc lựa chọn và áp dụng công nghệ cũng nhƣ hệ thống TTB nào cho phù hợp với mọi điều kiện hiện hành.

3.1.5. Trong hệ thống quản lý hành chính của Việt Nam, mô hình thích hợp nhất đối với các yêu cầu trên là mô hình Cục trực thuộc các Bộ, ngành.

3.2. Căn cứ pháp lý để thành lập các Vụ, Cục trực thuộc Bộ

(Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ có quy định về Vụ và Cục). [8]

Trong hệ thống quản lý hành chính của nƣớc ta, mô hình các Vụ là các bộ phận tham mƣu cho Bộ trƣởng quản lý nhà nƣớc về ngành, lĩnh vực theo hƣớng một Vụ đƣợc giao nhiều việc nhƣng một việc không giao cho nhiều Vụ. Vụ không có phòng (trừ các quy định đặc biệt cho từng trƣờng hợp), không có con dấu riêng; chức năng lớn nhất là tham mƣu về lĩnh vực đƣợc giao (hoạt động tƣ vấn, cố vấn), do đó mối quan hệ và tầm ảnh hƣởng, chủ yếu diễn ra trong khối cơ quan của 1 Bộ, còn sự tác động ra bên ngoài rất khó thực hiện hoặc chỉ có thể thông qua việc tham mƣu với rất nhiều thủ tục, văn bản, quy trình...

Trong khi đó, Cục lại là mô hình tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ (khác biệt lớn giữa ngƣời tham mƣu và ngƣời thực hiện). Đối tƣợng quản lý của Cục là những tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến chuyên ngành, chịu sự điều chỉnh của pháp luật về chuyên ngành đó; phạm vi hoạt động của Cục do đó rộng hơn là Vụ, thậm chí ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (theo tính chất quản lý đƣợc giao).

Cục đƣợc thành lập phòng và đơn vị trực thuộc, có con dấu và tài khoản riêng; hoạt động có tính độc lập nhƣ một cấp quản lý hành chính đã đƣợc phân cấp và hoạt động không phụ thuộc vào văn bản quy chế nội bộ do Bộ trƣởng quy định mà theo Nghị định của Chính phủ hoặc Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ (tùy theo tầm quan trọng của Cục).

3.3. Lựa chọn mô hình Cục thẩm định công nghệ y tế - Bộ Y tế

Trở lại với các nguyên lý về việc xây dựng một mô hình quản lý mới đối với TTBYT, đặc biệt là nguyên lý 1.3 - kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ để Bộ Y tế thống nhất đƣợc việc quản lý trong phạm vi toàn quốc, căn cứ các quy định có tính pháp lý của Nhà nƣớc, việc lựa chọn thành lập một Cục trực thuộc Bộ Y tế làm chủ quản cho vấn đề này có những ƣu điểm vƣợt trội so với mô hình Vụ nhƣ cũ, giúp giải quyết các nội dung sau:

3.3.1 Cục có tƣ cách pháp nhân riêng, có sự hoạt động tƣơng đối độc lập khi đặt trong mối quan hệ với các đơn vị khác

3.3.2. Quyền hạn của Cục đƣợc xem xét trong phạm vi toàn quốc, không chỉ dừng lại ở khối cơ quan trực thuộc Bộ

3.3.3. Mối quan hệ công tác giữa Cục và các cơ quan hữu quan khác, vì thế cũng dễ dàng và có tầm ảnh hƣởng, phối hợp cao hơn, tốt hơn.

3.3.4. Với mô hình Cục, dễ dàng thiết lập hệ thống các Chi cục, các phòng trực thuộc từ cấp trung ương đến địa phương, cho nên sự bất cập trong quản lý TTBYT toàn ngành có thể giải quyết được.

3.3.5. Mô hình Cục có thể bố trí đƣợc nhiều hệ thống phòng chức năng, phòng chuyên ngành, vừa đảm bảo các yêu cầu công việc về mặt chiến lƣợc, có tính tổng thể, vừa giải quyết đƣợc các sự vụ thƣờng nhật về thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lƣợng...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhập trang thiết bị y tế dựa trên mô hình cơ quan thẩm định công nghệ (Trang 89)