Đánh giá sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhập trang thiết bị y tế dựa trên mô hình cơ quan thẩm định công nghệ (Trang 78)

Tác giả đã phỏng vấn khối quản lý về việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý nhập TTBYT hiện nay và chỉ có 30% đánh giá tốt, số đánh giá chƣa tốt chiếm 70% do các yếu tố bất cập đã bàn luận ở trên.

Nguyên nhân là do sự phân chia chức năng, nhiệm vụ còn bất cập ngay trong cơ quan Bộ Y tế; do sự phối hợp chƣa đạt yêu cầu giữa Bộ với các cơ quan hữu quan; do chủ trƣơng của Nhà nƣớc cho phép cấp tỉnh, huyện trực tiếp mua TTBYT bằng nguồn trái phiếu Chính phủ nên Bộ Y tế cũng khó khăn trong quản lý tổng thể...

Các căn cứ pháp lý quy định: về mặt chức năng quản lý nhà nƣớc đối với các TTBYT thì Bộ Y tế là đơn vị duy nhất có chức năng này, nhƣng phân tích mô hình quản lý hiện nay, tác giả nhận thấy còn rất nhiều vấn đề cần xem xét:

1. Vai trò của Bộ Y tế

Bộ Y tế là Bộ chủ quản, đƣợc giao chức năng quản lý nhà nƣớc về TTB và công trình y tế dƣới sự tham mƣu, giúp việc của các bộ phận trực thuộc:

1.1. Vụ TTB và Công trình Y tế [6]

(Căn cứ Quyết định số 2964/2004/QĐ-BYT ngày 27/8/2004 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra Bộ Y tế).

Là vụ chuyên ngành, có chức năng tham mƣu cho Bộ trƣởng Bộ Y tế quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực TTB và công trình y tế.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ liên quan tới tham mƣu quản lý TTBYT có các điểm mấu chốt nhƣ sau:

- Tham mƣu giúp Bộ trƣởng Bộ Y tế xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm, nhu cầu hợp lý về TTB chuyên dùng cho các tuyến y tế, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất trong nƣớc nhằm cung cấp đủ nhu cầu về TTBYT cho toàn Ngành.

- Xây dựng danh mục, tiêu chuẩn kỹ thuật về TTBYT cho các cơ sở y tế, đơn vị nghiên cứu và đào tạo thuộc ngành Y tế trình Bộ trƣởng Bộ Y tế ban hành.

- Nghiên cứu, đề nghị bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp quy, quy chế về quản lý, mua sắm, sử dụng, bảo quản sửa chữa và kiểm định TTBYT trình Bộ trƣởng Bộ Y tế ban hành.

- Tổ chức nghiên cứu xây dựng và phối hợp với Vụ Khoa học - Đào tạo trình Bộ trƣởng Bộ Y tế và cấp có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn về TTBYT (TCVN, TCN) và hƣớng dẫn, kiểm tra tổ chức thực hiện.

- Hƣớng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và địa phƣơng xây dựng nhu cầu về TTBYT...

- Thƣờng trực Hội đồng tƣ vấn kỹ thuật TTBYT của Bộ Y tế. Chủ trì tổ chức thẩm định danh mục, cấu hình, tiêu chuẩn kỹ thuật các TTBYT của các dự án đầu tƣ tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.

- Làm đầu mối quản lý việc sản xuất, kinh doanh xuất, nhập khẩu TTBYT. Tổng hợp và đánh giá việc sản xuất, kinh doanh xuất, nhập khẩu TTBYT, sử dụng và bảo quản vật tƣ, TTB trong toàn Ngành.

- Hƣớng dẫn chủ đầu tƣ tiến hành thủ tục chuẩn bị đầu tƣ trên cơ sở tài liệu quy hoạch phát triển đã đƣợc duyệt và hiện trạng cơ sở hạ tầng, TTB kỹ thuật của từng đơn vị.

- Làm đầu mối thẩm định các dự án thuộc vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản các công trình y tế. Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định quyết toán vốn đầu tƣ và xây dựng đã hoàn thành.

- Làm đầu mối hƣớng dẫn tổ chức và thẩm định kết quả các kế hoạch đấu thầu của các dự án về TTB và xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tập trung.

- Làm đầu mối giúp Bộ trƣởng Bộ Y tế theo dõi hoạt động chuyên ngành TTB và công trình y tế của các đơn vị (Tổng Công ty TBYT Việt Nam, Viện TTB và Công trình Y tế, Trƣờng Kỹ thuật thiết bị y tế)...

Riêng lĩnh vực nhập khẩu TTBYT, Vụ TTB và Công trình Y tế chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép nhập khẩu TTBYT. Giấy phép là căn cứ quan trọng trong hồ sơ để các công ty kinh doanh TTBYT trình với cơ quan hải quan khi đƣa TTBYT vào trong nƣớc.

1.2. Vụ Kế hoạch Tài chính[6]

(Căn cứ Quyết định số 2964/2004/QĐ-BYT ngày 27/8/2004 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra Bộ Y tế).

Vụ Kế hoạch -Tài chính là vụ tổng hợp, có chức năng tham mƣu cho Bộ trƣởng Bộ Y tế về chiến lƣợc và chính sách y tế; giúp Bộ trƣởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tƣ phát triển ngành, tài chính, kế toán, viện trợ, kết hợp quân dân y và thống kê y tế toàn ngành Y tế.

Với chức năng nhƣ trên, Vụ KHTC có các nhiệm vụ cơ bản liên quan tới góc độ quản lý TTBYT cụ thể là:

- Làm đầu mối hƣớng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch phát triển Ngành (trong đó mảng TTBYT là một nội dung quan trọng của kế hoạch).

- Quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tập trung, sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng các công trình y tế của các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.

- Phân bổ và điều chỉnh kế hoạch đầu tƣ, xây dựng cơ bản hàng năm của các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế .

- Xây dựng và quản lý kế hoạch vốn vay cho đầu tƣ phát triển Ngành của các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế (bao gồm cả các doanh nghiệp Nhà nƣớc thuộc lĩnh vực y, dƣợc, trang thiết bị do Bộ Y tế quản lý).

- Hƣớng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các sở y tế, y tế ngành lập dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc; kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quản lý tài chính, quản lý vốn của Ngành (trong đó vốn ngân sách dành cho mua sắm TTBYT chiếm phần quan trọng)

- Hƣớng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các Ban điều hành dự án ODA, các chủ đầu tƣ (gọi chung là chủ đầu tƣ) thực hiện quy chế đấu thầu trong ngành Y tế theo quy định công tác đấu thầu mua sắm vật tƣ, trang thiết bị và xây dựng cơ bản theo các quy định hiện hành.

đối với các dự án và các gói thầu thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế để trình Bộ trƣởng phê duyệt, bao gồm các gói thầu thuộc ngân sách sự nghiệp y tế và ODA (trừ đấu thầu về trang thiết bị và xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung - do Vụ TTB&Công trình y tế đảm trách). Xem xét, báo cáo Bộ trƣởng Bộ Y tế trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả các gói thầu thuộc thẩm quyền của Thủ tƣớng Chính phủ.

- Tham mƣu đề xuất với Bộ trƣởng Bộ Y tế ra quyết định uỷ quyền cho các chủ đầu tƣ thực hiện công tác đấu thầu theo các quy định hiện hành.

- Chịu trách nhiệm tổng kết, báo cáo kết quả công tác đấu thầu hàng năm của Bộ Y tế.

Nhƣ vậy, Vụ KHTC có vai trò quan trọng trong việc xét duyệt kế hoạch và cho phép mua sắm, đầu tƣ TTBYT tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Vụ là nơi nắm vấn đề kinh phí - là thứ quyết định đối với các bệnh viện khi lập dự án nên trên thực tế, vai trò, ảnh hƣởng của Vụ là rất lớn.

1.3. Viện TTBYT[5]

Viện TTB và Công trình Y tế thành lập theo Quyết định số 310/BYT.QĐ ngày 21/4/1982 của Bộ Y tế, đăng ký hoạt động KHCN số 399 cấp ngày 7/6/1995 của Bộ Y tế.

Là 1 đơn vị chuyên ngành nhƣng Viện đƣợc giao những chức năng, nhiệm vụ liên quan tới góc độ tham mƣu quản lý TTBYT nhƣ sau:

- Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn thiết kế mẫu về TTB và công trình y tế trình Bộ Y tế ban hành và tham mƣu cho Bộ Y tế về:

+ Quản lý nghiên cứu - sản xuất - kinh doanh TTBYT + Hƣớng dẫn - quản lý xuất nhập khẩu TTBYT

- Đo chuẩn và kiểm định các loại TTBYT đƣợc Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lƣờng - Chất lƣợng Nhà nƣớc ủy quyền kiểm định.

Trong hệ thống các phòng, ban trực thuộc Viện TTB và Công trình Y tế, khối quản lý Nhà nƣớc có các phòng với các chức năng liên quan tới TTBYT nhập khẩu cụ thể nhƣ sau:

- Kiểm định hiệu chuẩn TTBYT nhập khẩu, sản xuất trong nƣớc, đang sử dụng, sau sửa chữa lớn và kiểm định định kỳ.

* Phòng Nghiên cứu khoa học - xây dựng tiêu chuẩn: - Xây dựng tiêu chuẩn TTBYT...

Trên thực tế, các TTBYT nhập khẩu vào Việt Nam, sau khi đƣợc cơ quan hải quan cho phép tạm nhập thì cần đƣợc đóng dấu kiểm định chất lƣợng hàng hóa của Viện TTB & Công trình Y tế. Con dấu kiểm định này giúp hàng TTBYT chính thức đƣợc nhập vào Việt Nam và xuất cho chủ đầu tƣ của các dự án cần mua.

2. Vai trò của cơ quan hải quan

Theo quy định của Nhà nƣớc, hàng hóa khi nhập vào Việt Nam, tại các cửa khẩu phải có sự kiểm tra của cơ quan hải quan về mặt số lƣợng, xuất xứ, tính chất cũ, mới...để đảm bảo hàng nhập đúng hồ sơ đã đƣợc cấp phép.

Các TTBYT khi nhập khẩu vào Việt Nam cũng phải trải qua quy trình này. Nếu mọi chi tiết của hồ sơ nhập khẩu khớp với hàng hóa trên thực tế, cơ quan hải quan sẽ cho phép TTBYT đƣợc tạm nhập vào Việt Nam, một số TTBYT phải chờ đóng dấu kiểm định chất lƣợng hàng hóa của cơ quan chuyên ngành (cụ thể là Viện TTB và Công trình y tế), sau đó mới chính thức đƣợc nhập vào Việt Nam.

3. Vai trò của các chủ đầu tư (bên mua TTBYT nhập khẩu)

Ở đây, có hai diện chủ đầu tƣ cần xem xét trong đề tài: thứ nhất, các bệnh viện tuyến trung ƣơng, trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Y tế, mua TTBYT bằng nguồn ngân sách nhà nƣớc và một số nguồn kinh phí hợp pháp khác; thứ hai, UBND các tỉnh, đầu mối là Sở Y tế các tỉnh, làm chủ đầu tƣ cho các dự án mua TTBYT bằng nguồn trái phiếu Chính phủ và một số nguồn hợp pháp khác của các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, bệnh viện liên huyện...

Các chủ đầu tƣ không có chức năng quản lý nhà nƣớc về TTBYT nhập khẩu nhƣng lại chính là đơn vị đƣa ra nhu cầu, tiếp nhận, sử dụng các TTBYT nhập khẩu đó.

Đề tài phân biệt 2 loại hình chủ đầu tƣ khác nhau vì nguyên nhân sau: - Các dự án đầu tƣ TTBYT của các bệnh viện tuyến trung ƣơng thì Bộ Y

tế trực tiếp xét duyệt, quản lý, cho phép.

- Các dự án đầu tƣ TTBYT của các bệnh viện tuyến tỉnh, liên huyện, huyện thì nguồn tiền từ Bộ Tài chính đƣa thẳng về tỉnh, do tỉnh chủ trì, không qua Bộ Y tế, do đó Bộ Y tế không kiểm soát đƣợc hoạt động này; nếu có chỉ là sự tƣ vấn về mặt kỹ thuật - nhƣng cũng chỉ diễn ra khi chủ đầu tƣ ở tỉnh đó mời Bộ Y tế tham gia Hội đồng tƣ vấn kỹ thuật cho Dự án.

Sơ đồ 2: Mối quan hệ trong quản lý TTBYT nhập khẩu

(1) (3) (2)

(4) (5)

(6)

(7)

(1): Bộ Y tế (đại diện là Vụ TTB& Công trình Y tế) thống nhất với Hải quan về danh mục hàng hóa cho phép nhập khẩu, hồ sơ cấp phép...

(2): Vụ TTB& Công trình Y tế được Bộ Y tế giao quản lý hoạt động chuyên ngành của Viện TTB& Công trình Y tế

Vụ TTB& Công trình Y tế

Viện TTB& Công trình Y tế

Công ty kinh doanh TTBYT

TTBYT nhập khẩu

UBND tỉnh Bệnh viện tuyến TƢ

Hải quan

(3): Vụ TTB & Công trình Y tế cấp giấy phép để nhập khẩu TTBYT

(4): Hải quan kiểm tra số lượng, xuất xứ, hàng cũ, mới...trước khi cho tạm nhập vào Việt Nam

(5): Viện TTB& Công trình Y tế đóng dấu kiểm định chất lượng vào một số loại TTBYT đang tạm nhập để cho các doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ nộp lại Hải quan, chính thức đưa TTBYT nhập khẩu vào Việt Nam.

(6): Các chủ đầu tư mua TTBYT được nhập khẩu theo các dự án đã được phê duyệt.

(7): Đầu mối xét duyệt kế hoạch mua sắm, đầu tư, cấp vốn cho các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế là Vụ KHTC

Kết quả phân tích cho thấy bộ máy quản lý hiện nay, đặc biệt là các bộ phận liên quan tới quản lý TTBYT đang gặp các vấn đề bất cập như sau:

* Mô hình quản lý hiện tại chƣa phải là một chỉnh thể thống nhất vì sự tham gia trên thực tế của quá nhiều cơ quan, đơn vị vào công tác này: cả Bộ Y tế, cả hải quan, cả chính quyền địa phƣơng...

* Mô hình quản lý hiện tại phân định thẩm quyền chƣa khoa học, dẫn tới sự chồng chéo không chỉ giữa Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan mà giữa các Vụ, Viện của Bộ cũng còn bất cập.

* Sự phân định phạm vi quản lý cũng là vấn đề cần xem xét vì nếu theo mô hình này, Bộ Y tế chủ yếu chỉ quản lý đƣợc khối bệnh viện trung ƣơng còn tuyến tỉnh, huyện thì không có khả năng quản lý thực tế.

* Nguyên tắc về sự nhất trí giữa chức năng, nhiệm vụ với quyền hạn và thẩm quyền cũng bị vi phạm: Bộ Y tế có chức năng quản lý nhà nƣớc nhƣng quyền hạn kiểm soát công tác này lại bị phân chia cho các cơ quan khác.

* Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả theo đó cũng bị vi phạm: đầu mối các cơ quan chi phối công tác nhập TTBYT nhiều, thủ tục và quy trình do nhiều cơ quan tác động nên phát sinh chi phí không cần thiết ở nhiều khâu, nhiều bộ phận.

Tóm lại, mô hình quản lý hiện nay phân công, phân nhiệm còn lung tung, bất cập; chức năng thẩm định công nghệ y tế còn bị bỏ ngỏ, làm thiếu, kém hiệu quả, dẫn tới việc nhập TTBYT vào Việt Nam cũng không đạt hiệu quả cao.

Đó là lí do khiến câu hỏi của tác giả về một mô hình quản lý chuyên trách công nghệ y tế - trong đó TTBYT đóng vai trò là phần cứng của công nghệ, đã có 60% ý kiến trả lời là nên thành lập. Có 40% trả lời không nên nhƣng chủ yếu do tâm lý ngại thay đổi và làm xáo trộn cả một bộ máy lớn hoặc là một số nhà nghiên cứu hệ thống thì cố gắng sắp xếp lại vai trò, chức năng của bộ máy cũ để cải thiện tình hình.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Kết quả điều tra thực trạng cho thấy:

1. Việt Nam hiện còn phải nhập khẩu số lƣợng lớn TTBYT từ các nƣớc trên thế giới nhƣng việc nhập các TTBYT diễn ra còn nhiều bất cập trong các quy định và quá trình thực thi.

Chất lƣợng các TTBYT nhập khẩu hiện nay và hiệu quả khai thác, sử dụng cũng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các cơ sở y tế.

2. Công tác quản lý TTBYT nhập khẩu còn nhiều hạn chế, chủ yếu diễn ra trên giấy tờ, mang tính hình thức, thủ tục, sự vụ; không có một kế hoạch định hƣớng tổng thể từ các nhà quản lý; không có sự phối hợp giữa các bộ phận hữu quan, việc quản lý chỉ diễn ra cục bộ trong từng bộ phận.

3. Công tác thẩm định công nghệ y tế, trong đó có thẩm định các TTBYT hiện tại rất thiếu và yếu, không có một cơ quan nào làm đầu mối phụ trách

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhập trang thiết bị y tế dựa trên mô hình cơ quan thẩm định công nghệ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)