Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhập trang thiết bị y tế dựa trên mô hình cơ quan thẩm định công nghệ (Trang 30)

1. NHỮNG KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

1.8.Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ

Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng của công tác quản lý hành chính nhà nƣớc, là sự kết hợp một cách khách quan giữa xu hƣớng chuyên môn hóa theo ngành và phân bố sản xuất theo vùng, lãnh thổ. Theo đó, đơn vị thuộc các ngành kinh tế - kĩ thuật nằm trên các địa bàn lãnh thổ khác nhau cũng đều chịu sự quản lý nhà nƣớc theo ngành của các bộ - cấp trung ƣơng (về mặt kinh tế, kỹ thuật) và của các cơ quan thẩm quyền riêng - ở địa phƣơng (về mặt hành chính, xã hội).

Trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của luật pháp, quản lý theo ngành bảo đảm cơ cấu ngành phát triển hợp lý trong phạm vi cả nƣớc và có hiệu quả nhất. Nhƣng chính quyền địa phƣơng là ngƣời chịu trách nhiệm quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ, đại biểu cho quyền lợi nhân dân ở địa phƣơng; đồng thời là một bộ phận của quyền lực nhà nƣớc thống nhất ở địa phƣơng, là ngƣời đại diện cho nhà nƣớc (trung ƣơng) ở địa phƣơng, nên nhất thiết phải kết hợp hai mặt: quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.

Điều quan trọng là xây dựng đƣợc nội dung, mức độ kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, nhằm phát huy cao độ nhất hiệu quả sử dụng nguồn lực của cả nƣớc, của từng vùng kinh tế, từng địa phƣơng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thống nhất lợi ích quốc gia và lợi ích từng địa phƣơng.

Sự kết hợp và thống nhất hai mặt quản lý chủ yếu đƣợc thể hiện: 1) Tổ chức điều hoà, phối hợp các hoạt động của tất cả các đơn vị thuộc các ngành,

các thành phần kinh tế, các cấp quản lý, cũng nhƣ các tổ chức văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng để phát triển nền kinh tế quốc dân theo một cơ cấu hợp lí nhất, có hiệu quả nhất về ngành cũng nhƣ về lãnh thổ. 2) Quản lý công việc chung của quốc gia trên phạm vi cả nƣớc, cũng nhƣ trên từng đơn vị hành chính - lãnh thổ kết hợp hài hoà lợi ích chung của cả nƣớc, cũng nhƣ lợi ích của địa phƣơng. 3) Phục vụ tốt các hoạt động của tất cả các đơn vị nằm trên lãnh thổ, nhƣ về kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, an ninh, trật tự công cộng, phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của dân cƣ sống và làm việc trên lãnh thổ, bất kể là thuộc cơ quan, xí nghiệp trung ƣơng hay địa phƣơng.

* Mô hình cơ quan kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ:

- Có cơ quan quản lý chủ quản ở cấp Bộ, ngành

- Có các đơn vị cấp dƣới trực thuộc đặt tại địa phƣơng.

- Cơ quan chủ quản chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ công tác, về chức năng, nhiệm vụ mang tính kỹ thuật của ngành.

- Địa phƣơng quản lý hành chính, về tổ chức, về con ngƣời, và các mặt xã hội khác.

- Sự phối hợp của ngành và địa phƣơng diễn ra ở các hoạt động chuyên ngành nhƣng trên phạm vi địa giới hành chính do địa phƣơng quản lý.

* Mô hình cơ quan thẩm định công nghệ y tế kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ

- Cơ quan chủ quản là Bộ Y tế, đại diện là một cơ quan trực thuộc Bộ, có chức năng giúp Bộ trƣởng Bộ Y tế quản lý nhà nƣớc về việc thẩm định công nghệ y tế, trong phạm vi toàn quốc.

- Có thể thành lập các đơn vị trực thuộc, đặt tại các tỉnh (trực thuộc các Sở Y tế hoặc là một đơn vị độc lập ở cấp tỉnh, chuyên về thẩm định công nghệ y tế của tỉnh)

- Cơ quan chủ quản chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệm vụ thẩm định công nghệ y tế và các vấn đề khác liên quan tới nội dung này.

- Giữa cơ quan Bộ (đại diện là một cơ quan thẩm định công nghệ y tế của Bộ) và chính quyền địa phƣơng có xây dựng cơ chế phối kết hợp để chỉ đạo các hoạt động của đơn vị thẩm định công nghệ y tế cấp địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhập trang thiết bị y tế dựa trên mô hình cơ quan thẩm định công nghệ (Trang 30)