Tầm quan trọng của TTBYT trong sự nghiệp CSBVSK nhân dân đƣợc Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ƣơng khoá VII (tháng 01/1993) chỉ rõ: “ Tổ chức lại ngành Dƣợc và TTBYT ở Trung ƣơng và địa phƣơng. Củng cố ngành Dƣợc và TTBYT quốc doanh, lập lại trật tự trong sản xuất, xuất nhập khẩu và lƣu thông phân phối thuốc và TTBYT”. Trong Văn kiện có đoạn đƣợc nhấn mạnh: “Khai thác tiềm năng các thành phần kinh tế trong nƣớc và mở rộng hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho nƣớc ngoài đầu tƣ vốn kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để xây dựng và phát triển công nghiệp Dƣợc và TTBYT” [12].
Trên thế giới vào những năm 70-80, ngành công nghiệp TBYT đã đạt đƣợc những tiến bộ vƣợt bậc và cuộc cách mạng thực sự với lĩnh vực TTBYT đã bùng nổ trong 25 năm trở lại đây [12].
Nhờ vậy, những năm gần đây, ngành Y tế đƣợc tăng cƣờng trang bị một số máy móc mới, TBYT hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật vi điện tử và công nghệ tin học đã đƣợc nghiên cứu ứng dụng nhanh chóng trong việc chế tạo hàng loạt các TBYT hiện đại nhƣ: máy siêu âm tim Doppler màu, máy chụp cắt lớp xoắn ốc thế hệ mới, máy chụp cộng hƣởng từ (MRI), máy X-quang tăng sáng truyền hình, máy chụp mạch số hoá, thiết bị phẫu thuật nội soi, kính hiển vi đa năng có phần mềm vi tính định lƣợng chuyên dụng, xác định gen bằng kỹ thuật PCR,... đã đem lại nhiều thành tựu mới trong Y học, giúp thầy thuốc chẩn đoán sớm, chính xác và có những quyết định đúng đắn trong hƣớng điều trị cho bệnh nhân, giúp ngƣời bệnh thật sự tiết kiệm đƣợc cả thời gian và tài chính.
TTBYT đang dần dần tham gia biến đổi các bệnh viện hiện đại thành các Trung tâm công nghệ kỹ thuật cao của lĩnh vực Y học với việc ứng dụng hàng loạt các TBYT hiện đại, tự động hoá cao nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh cho nhân dân.
Vai trò cụ thể của TTBYT trong công tác y tế có thể khái quát ở các nội dung chính nhƣ sau:
2.1. Nâng cao chất lƣợng khám, chữa bệnh và dự phòng của cơ sở y tế
Các TTBYT tiên tiến với các kỹ thuật mới hiện đại đƣợc đƣa vào sử dụng đã thiết thực nâng cao chất lƣợng khám, chữa bệnh cho nhân dân và khả năng dự phòng của các cơ sở y tế.
Nghiên cứu của các tác giả liên quan tới lĩnh vực TTBYT cho thấy: nhờ đƣợc đầu tƣ các TTBYT hiện đại nên số lƣợng xét nghiệm chẩn đoán công nghệ cao ngày càng tăng, số các ca đƣợc chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hƣởng từ, siêu âm chẩn đoán, nội soi...và cả các xét nghiệm chẩn đoán đặc biệt khác tăng gấp nhiều lần trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay. Vì vậy, nhiều bệnh có nguy cơ tử vong cao đã đƣợc phát hiện sớm và điều trị kịp thời; tỷ lệ tử vong do phẫu thuật cũng giảm dần qua các năm, tỷ lệ tử vong do tai biến điều trị cũng giảm đáng kể trong khoảng thời gian này; các trƣờng hợp điều trị bệnh đạt mức "khỏi", hoặc "đỡ" cũng đƣợc chiếm tỉ lệ rất cao với "không đỡ" hoặc "tử vong".
2.2. Đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân trong việc tìm kiếm các TTBYT phù hợp với điều kiện và mong muốn khi tham gia khám, chữa bệnh.
Đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện và nhu cầu của ngƣời dân khi có bệnh là tìm mọi phƣơng cách để chữa chạy, tiền rất quan trọng nhƣng quan trọng hơn là khả năng điều trị cho khỏi bệnh.
Các TTBYT - là "cánh tay nối dài" của ngƣời thầy thuốc - đã phát huy rất rõ vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu khám và điều trị của ngƣời dân.
Tại các bệnh viện có đầy đủ hệ thống TTBYT tiên tiến, hiện đại luôn thu hút số lƣợng bệnh nhân tới khám và điều trị đông hơn các đơn vị có TTB nghèo nàn, lạc hậu và thiếu hụt khác. Lí do của việc này có thể gồm nhiều yếu tố, tuy nhiên, lí do căn bản là ngƣời bệnh mong muốn có những TTBYT có khả năng hỗ trợ đƣợc cho bác sĩ tìm ra các nguyên nhân gây bệnh tật để xác định đúng hƣớng điều trị - khi cần, tránh việc khám lan man, chẩn đoán không rõ ràng, thậm chí sai lệch do các căn cứ, kết quả xét nghiệm không phù hợp hoặc không chính xác.
2.3. Phát huy năng lực và nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ y tế trong khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học phục vụ công tác chuyên môn
Những năm qua, với sự đầu tƣ của Nhà nƣớc, các cơ sở y tế dần đƣợc trang bị nhiều TTBYT tiên tiến, đảm bảo thực hiện đƣợc các xét nghiệm cơ bản cho ngƣời tới khám, điều trị.
Đội ngũ bác sĩ với sự hỗ trợ tích cực của các máy móc chẩn đoán, xét nghiệm đã tìm ra bệnh dễ dàng và sớm; việc điều trị cho bệnh nhân cũng rút ngắn ngày và đúng hƣớng, khẳng định đƣợc năng lực chuyên môn của ngƣời thầy thuốc.
Đội ngũ điều dƣỡng, kỹ thuật viên, có điều kiện tiếp xúc, thực hành, vận hành với cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại cũng từng bƣớc nâng cao tay nghề, đƣợc cập nhật nhiều kiến thức mới về các TTB, đi sát với thực tế, không chỉ là trên phƣơng diện lý thuyết và sách vở.
Các cơ sở y tế với các TTBYT hiện đại cũng là nơi tiếp nhận thực tập, thí nghiệm, nghiên cứu của nhiều sinh viên, học viên các trƣờng khối Y, Dƣợc...
Nhờ có các TTBYT đƣợc đầu tƣ thích đáng, việc đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học của ngành Y tế ngày càng đƣợc đẩy mạnh với chất lƣợng cao. Số liệu thống kê của Bộ Y tế trong nội dung này đã khẳng định sự tăng mạnh số lƣợng các thạc sỹ, tiến sỹ Y, Dƣợc; đồng thời, các đề tài nghiên cứu khoa học về y tế cũng tăng mạnh, không chỉ đơn thuần về số lƣợng mà chất lƣợng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn cũng đạt hiệu quả cao hơn.
2.4. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội
Nhờ sự nỗ lực vƣợt bậc của ngành Y tế, trong đó có công tác bổ sung, trang bị TTBYT cho các tuyến, các đơn vị, trong nhiều năm qua cả nƣớc đã khắc phục, hạn chế nhiều nạn dịch lây lan trên diện rộng, kể cả những vùng bị lũ lụt, vùng sâu, vùng xa có tiềm ẩn nhiều dịch bệnh cũng không để xảy ra các hậu quả nghiêm trọng.
Ngành Y tế đã tiến tới thanh toán một số dịch bệnh nguy hiểm bằng những nghiên cứu tiếp thu công nghệ sản xuất vacxin, phối hợp nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách của Nhà nƣớc với hợp tác quốc tế (VD: Năm 2000, Việt Nam
đã đƣợc thế giới công nhận là nƣớc thanh toán bại liệt, giảm đƣợc gánh nặng cho xã hội, tránh đƣợc cho hàng ngàn trẻ em không bị các di chứng của bại liệt hoặc năm 2003, Việt Nam cũng đã đƣợc công nhận là không còn trong danh sách các nƣớc bị dịch SARS hoành hành).
Các TTBYT hiện đại đƣợc đầu tƣ, còn giúp cho ngƣời bệnh phần nào giảm đƣợc chi phí trong quá trình khám và điều trị: rút ngắn thời gian điều trị trung bình của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện, giảm tỉ lệ bệnh nhân phải chuyển ra nƣớc ngoài để chẩn đoán và điều trị các ca bệnh nguy hiểm (VD: việc ghép thận), giảm chi phí sử dụng các loại thuốc giảm đau, an thần ngoại nhập do trong nƣớc đã sản xuất đƣợc các thuốc thay thế...
Nhà nƣớc cũng đã tiết kiệm đƣợc nhiều tỷ đồng do ngành Y tế đã tạo ra quy trình công nghệ sản xuất nhiều hoá chất có tác dụng cao trong công tác phòng chống nhiễm khuẩn tại các tuyến điều trị...
Những hiệu quả về kinh tế, xã hội nêu trên, có vai trò không nhỏ từ việc đầu tƣ cho các TTBYT.