ĐẠI CƢƠNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NHẬP

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhập trang thiết bị y tế dựa trên mô hình cơ quan thẩm định công nghệ (Trang 87)

NHẬP TTBYT VÀO VIỆT NAM

Trong quá trình thực hiện đề tài, qua trao đổi, phỏng vấn sâu, xin ý kiến các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực TTBYT tại Việt Nam cũng nhƣ các chuyên gia nghiên cứu các hệ thống lý luận, tác giả nhận đƣợc rất nhiều lời khuyên và gợi ý về các biện pháp nâng cao chất lƣợng nhập TTBYT vào Việt Nam.

Có thể nêu khái quát các biện pháp nhƣ sau:

1. Thúc đẩy mạnh mẽ hơn vai trò, năng lực của chính các đơn vị hiện đang đƣợc Bộ Y tế phân công quản lý mảng TTBYT.

2. Cơ cấu, sắp xếp lại quy trình, cách thức tổ chức, phân công trách nhiệm giữa các đơn vị cục, vụ, viện ...trong vấn đề quản lý TTBYT (Không thành lập đơn vị mới, chỉ bố trí lại cho hợp lý nhiệm vụ và mối quan hệ của các đơn vị cũ)

3. Thành lập một đơn vị chuyên thẩm định công nghệ trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của các bộ, ngành, trong đó có phần thẩm định TTBYT.

4. Thành lập một đơn vị chuyên biệt thực hiện thẩm định công nghệ y tế đối với mỗi hoạt động, mỗi dự án về y tế, trong đó có thẩm định "phần cứng" - là các TTBYT.

Hƣớng gợi ý thứ nhất liên quan tới giải pháp về thay đổi cơ chế, chính sách hoạt động; ba hƣớng còn lại đều liên quan tới giải pháp về tổ chức bộ máy. Tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá ƣu điểm, hạn chế của từng phƣơng án để lựa chọn một giải pháp thích hợp trong đề tài.

Hướng thứ nhất:

* Ƣu điểm: Không thay đổi, xáo trộn cả cơ quan Bộ, giữ nguyên đƣợc bộ máy hiện hành.

* Hạn chế: là hƣớng đi khó đạt hiệu quả cao vì khái niệm "thúc đẩy mạnh mẽ hơn vai trò, năng lực" trên thực tế chỉ mang tính khẩu hiệu, hô hào; không có biện pháp triển khai cụ thể trong 1 mô hình tổ chức đã thành nếp quen thuộc.

Hướng thứ hai:

* Ƣu điểm: Không thay đổi, xáo trộn về bộ máy, chỉ thực hiện phân công, phân nhiệm lại trong khối các đơn vị thuộc Bộ Y tế

* Hạn chế: Nếu thực hiện phƣơng án này, có thể giải quyết đƣợc các bất cập về chức năng, nhiệm vụ liên quan tới quản lý TTBYT ngay trong chính cơ quan Bộ nhƣng các bất cập khác, liên quan tới các địa phƣơng, các cơ quan hữu quan thì lại khó giải quyết.

Hướng thứ ba:

* Ƣu điểm: Giải pháp này hoàn toàn là một hƣớng đi đem lại những hiệu quả quản lý khó bàn cãi, giúp Nhà nƣớc nói chung và ngành Y tế nói riêng có một cái nhìn tổng thể về công nghệ cho các ngành, các lĩnh vực trong cả nƣớc.

* Hạn chế: Tuy nhiên, trên thực tế, đây lại là một giải pháp xa vời do tính chất, quy mô, khả năng triển khai của nó quá lớn, liên quan tới quá nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong cả nƣớc.

Hướng thứ tư:

* Ƣu điểm: Hình thành nên một bộ máy mới có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức giúp xây dựng, đánh giá đƣợc tổng thể công nghệ y tế của Việt Nam trong từng giai đoạn, đối với từng tuyến, từng khu vực; từ đó sự tham mƣu cho Bộ Y tế về quản lý công tác y tế sẽ hiệu quả và toàn cảnh hơn. Và quan trọng, là sự hƣớng dẫn của Bộ Y tế (thông qua cơ quan thẩm định công nghệ y tế) đối với các cơ sở về cách làm việc, tƣ duy khi xây dựng các dự án đầu tƣ TTB, cơ sở hạ tầng cũng sẽ hiệu quả, chính xác hơn.

Trong nội dung công nghệ y tế, TTBYT sẽ là phần cứng của "bức tranh", vì vậy góc độ quản lý TTBYT sẽ gắn kết chặt chẽ với công tác y tế của toàn

ngành, việc sản xuất, mua bán, sử dụng theo đó sẽ đƣợc điều chỉnh hợp lý theo từng giai đoạn, từng khu vực, từng tuyến.

Giải pháp này cũng giúp khắc phục đƣợc nhiều bất cập về sự không đồng bộ giữa năng lực vận hành, cơ sở hạ tầng, với TTBYT hoặc giữa năng lực khám, chữa bệnh của từng tuyến, từng đối tƣợng bệnh viện với các TTBYT đi kèm...

* Hạn chế: Việc thành lập một bộ máy mới sẽ phát sinh rất nhiều khó khăn, trƣớc tiên là đối mặt với sức ì, nếp quen thuộc của chính bộ máy cũ, sau đó là sự phức tạp từ khâu nghiên cứu sự cần thiết, tới xây dựng một đề án thích hợp trong đó thể hiện đƣợc chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ với các đơn vị khác, vấn đề nhân sự, tài chính,...cho bộ máy mới.

Trong đề tài này, căn cứ kết quả điều tra thực trạng đã bàn luận ở Chƣơng 2 và việc đánh giá sự cần thiết phải xây dựng một mô hình tổ chức thẩm định công nghệ y tế , tác giả lựa chọn hƣớng giải pháp thứ tƣ - thành lập một đơn vị chuyên thẩm định công nghệ y tế - trực thuộc Bộ Y tế để tập trung xây dựng đề xuất của cá nhân mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhập trang thiết bị y tế dựa trên mô hình cơ quan thẩm định công nghệ (Trang 87)