Mô hình, mô hình tổ chức thẩm định công nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhập trang thiết bị y tế dựa trên mô hình cơ quan thẩm định công nghệ (Trang 28)

1. NHỮNG KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

1.7.Mô hình, mô hình tổ chức thẩm định công nghệ

1.7.1. Mô hình

Thuật ngữ "mô hình" có nguồn gốc từ tiếng La-tinh modus (hoặc modulus), có nghĩa là "đại lƣợng", "hình ảnh", "phƣơng pháp". Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (Nhà Xuất bản Từ điển Bách khoa, T.2, Hà Nội, 2002, tr.932) thì mô hình có thể đƣợc hiểu ở nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Ở nghĩa hẹp, mô hình là mẫu, khuôn, tiêu chuẩn theo đó mà chế tạo ra sản phẩm hàng loạt; cũng ở nghĩa hẹp này, mô hình còn đƣợc hiểu là thiết bị, cơ cấu tái hiện hay bắt chƣớc cấu tạo và hoạt động của cơ cấu khác (của nguyên mẫu hay cái đƣợc mô hình hóa) vì mục đích khoa học và sản xuất.

Ở nghĩa rộng, mô hình đƣợc hiểu là hình ảnh (hình tƣợng, sơ đồ, sự mô tả...) ƣớc lệ của một khách thể (hay một hệ thống các khách thể, các quá trình hoặc hiện tƣợng).

Mô hình hóa, thực chất chỉ là sự tái hiện những đặc trƣng, hình dáng của một khách thể nào đó dựa trên khách thể khác tƣơng tự đƣợc xây dựng lên để phục vụ cho việc nghiên cứu nó. Khách thể khác ấy đƣợc gọi là mô hình.

1.7.2. Mô hình tổ chức thẩm định công nghệ

Mô hình tổ chức thẩm định công nghệ là khái niệm đƣợc hiểu theo nghĩa rộng của từ mô hình, là sự trừu tƣợng hóa về một cơ quan, một tổ chức có chức năng thẩm định công nghệ, các mối quan hệ giữa các bộ phận trong và ngoài cơ quan đó đã đƣợc pháp luật quy định.

Việc xây dựng một mô hình tổ chức thẩm định công nghệ là việc chỉ ra "hình thù" của một cơ quan, mô tả đƣợc các yếu tố mấu chốt của cơ quan đó nhƣ: vai trò, cách thức tổ chức việc quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, nhân sự và mọi mối quan hệ hữu quan của nó trong toàn bộ lĩnh vực hoạt động là thẩm định công nghệ.

Xây dựng một mô hình tổ chức thẩm định công nghệ cũng cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản:

1. Nguyên tắc về mục tiêu quản lý: phải đảm bảo cho việc quản lý thống

nhất, thông suốt, có hiệu lực và hiệu quả, bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững của tổ chức.

2. Nguyên tắc hoàn chỉnh, thống nhất: bản thân mô hình phải hoàn chỉnh

và có sự thống nhất trong một chỉnh thể quản lý chung (xem xét theo cả chiều dọc, chiều ngang).

3. Nguyên tắc phân định thẩm quyền quản lý hợp lý cho các cấp, các bộ phận: phân công là một sự tiến bộ của xã hội và phân quyền hợp lý là một biểu

hiện văn minh, tiến bộ của xã hội về công tác quản lý nhằm tránh những sự ôm đồm, bất cập về nhiệm vụ, quyền hạn.

4. Nguyên tắc phân định phạm vi quản lý và hệ thống các cấp quản lý phù hợp: đây là nguyên tắc định lƣợng thích hợp cho sự phân quyền quản lý, cho

việc sắp xếp bộ máy, đồng thời cũng thích hợp cho việc bố trí số lƣợng, chất lƣợng nhân viên trong một cơ quan.

5. Nguyên tắc về sự nhất trí giữa chức năng, nhiệm vụ với quyền hạn và thẩm quyền, giữa quyền hạn với trách nhiệm; giữa nhiệm vụ, trách nhiệm với cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật.

6. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả:

- Tiết kiệm để tránh sự lãng phí về mọi nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) - Hiệu quả: đƣợc xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau của kinh tế, xã hội. Thƣớc đo hiệu quả quản lý là các quyết định quản lý ban hành đƣợc xã hội công nhận.

Việc vận hành một mô hình tổ chức thẩm định công nghệ nhƣ vậy là việc xây dựng, thành lập một cơ quan thẩm định công nghệ dựa trên mô hình đã đƣợc nghiên cứu và tìm các cơ chế để đƣa nó đi vào các hoạt động thực tiễn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhập trang thiết bị y tế dựa trên mô hình cơ quan thẩm định công nghệ (Trang 28)