Thực trạng công tác thẩm định công nghệ y tế hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhập trang thiết bị y tế dựa trên mô hình cơ quan thẩm định công nghệ (Trang 76)

Một câu hỏi liên quan tới chức năng thẩm định TTB và chức năng quản lý nhập khẩu TTB thì có tới 70% các nhà quản lý đƣợc hỏi đều cho rằng cần phải có sự kết nối giữa cơ quan thẩm định TTB và cơ quan quyết định nhập khẩu để Bộ Y tế thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này do trên thực tế chƣa hề có sự kết nối để đảm bảo các TTBYT phù hợp với y tế Việt Nam đƣợc nhập vào Việt Nam. Ngƣời đánh giá các TTB và ngƣời xét nhập vẫn hoạt động độc lập, tách biệt, thuộc các bộ phận, thậm chí cơ quan khác nhau.

Trong các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý việc nhập khẩu TTBYT do tác giả đặt ra cũng với khối quản lý thì yếu tố thủ tục chặt chẽ vẫn đƣợc xem trọng với 90% ý kiến đánh giá, trong khi thủ tục chỉ là cái biểu hiện cụ thể của quản lý, còn các nhân tố có tính vĩ mô và chiến lƣợc nhƣ trình độ thẩm định công nghệ thì các nhà quản lý mới chỉ có một vài ý kiến đồng tình. Điều này cho thấy nội dung thẩm định công nghệ y tế chƣa hề đƣợc coi trọng và có thể các nhà quản lý chƣa đánh giá đƣợc hết tầm quan trọng của công tác thẩm định - theo đúng nghĩa - đối với các dự án y tế nói chung và các TTBYT nói riêng.

Khâu giám sát, kiểm tra - một khâu quan trọng và cần thiết của quản lý TTBYT nhập khẩu cũng nhận đƣợc khá nhiều ý kiến đồng tình (70%). Tuy nhiên, trên thực tế, khâu này đang đƣợc thực hiện chƣa tốt, kiểm tra chủ yếu thông qua giấy tờ, thủ tục hoặc rất ít kiểm tra do nhiều khó khăn: cả về con ngƣời - bao gồm cả số lƣợng và năng lực, cả về kinh phí, cả về TTB hỗ trợ...Điều này tạo nên một "lỗ hổng" rất lớn trong quản lý: kể cả thẩm định tốt mà giám sát, kiểm tra kém thì việc nhập TTBYT vẫn không đạt yêu cầu; chƣa kể trên thực tế, thẩm định cũng đang yếu mà giám sát, kiểm tra cũng yếu thì chất lƣợng các dự án đầu tƣ cần đƣợc đặt ở mức cảnh báo cao.

Trong quá trình khảo sát về công tác thẩm định công nghệ y tế, đề tài cũng rất quan tâm xem vai trò định hƣớng, chỉ đạo nhập khẩu TTBYT của Bộ Y tế ra sao nhƣng kết quả phỏng vấn cả hai khối công ty kinh doanh và các bệnh viện đều cho thấy Bộ Y tế còn hạn chế trong nội dung này. Không có ý kiến nào xác nhận sự chỉ đạo của Bộ Y tế mà chỉ có đánh giá Bộ ở góc độ xét duyệt kế hoạch, ban hành các văn bản quy định danh mục hàng hóa, danh mục kỹ thuật...làm căn cứ để các cơ sở thực hiện mua bán TTB. Nhƣ vậy, việc thẩm định công nghệ hầu nhƣ chƣa đƣợc thực hiện trong các dự án đầu tƣ của các cơ sở y tế. Bộ Y tế thực hiện việc thẩm định mới chỉ dừng ở xét duyệt giấy tờ, thủ tục,...

Đối chiếu với hƣớng dẫn về thẩm định công nghệ thì nội dung nêu trên chỉ là một phần trong mục đầu tiên của thẩm định công nghệ, là thẩm định công nghệ dự án đầu tƣ; còn việc đánh giá công nghệ (hiện trạng công nghệ của đơn vị có dự án, các phƣơng án đầu tƣ nêu ra...) cũng nhƣ việc giám định TTB công

nghệ trên thực tế bị bỏ ngỏ, hoặc làm rất ít, hiệu quả không cao...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhập trang thiết bị y tế dựa trên mô hình cơ quan thẩm định công nghệ (Trang 76)