Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ALPHA (Trang 46)

4.1. Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc

4.1.1. Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ

4.1.1.1. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ trên 2 mặt:

• Thiết kế kiểm soát nội bộ (thiết kế về quy chế kiểm soát và thiết kế về bộ máy kiểm soát);

• Hoạt động liên tục và hiệu lực của kiểm soát nội bộ.

4.1.1.2. Các phương pháp tiếp cận:

• Phương pháp tiếp cận theo khoản mục;

• Phương pháp tiếp cận theo chu trình nghiệp vụ.

4.1.1.3. Thể thức để đạt được sự hiểu biết về Hệ thống kiểm soát nội bộ

• Dựa vào kinh nghiệm trước đây của KTV đối với khách hàng

• Thẩm vấn nhân viên của Công ty khách hàng

• Xem xét sổ tay về thủ tục và chế độ của Công ty khách hàng

• Kiểm tra chứng từ và sổ sách đã hoàn tất

4.1.2. Mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc

• Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ

• Lưu đồ

4.2. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính khoản mục trên Báo cáo tài chính

Sau khi thu thập được sự hiểu biết cách thiết kế và sự vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV sẽ đưa đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát cho từng mục tiêu kiểm soát chi tiết. Công việc này bao gồm

• Nhận diện các mục tiêu kiểm soát

• Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù

• Nhận diện và đánh giá các nhược điểm của hệ thống Kiểm soát nội bộ

• Đánh giá rủi ro kiểm soát: KTV đánh giá rủi ro theo yếu tố định tính thấp, trung bình và cao hoặc theo tỷ lệ phần trăm (%).

• Trong KTTC, việc đánh giá rủi ro kiểm soát có ảnh hưởng trực

tiếp đến việc xác định các phép thử nghiệm áp dụng. Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức tối đa (khi kiểm soát nội bộ không hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu lực, không phát hiện và ngăn chặn gian lận và sai sót trọng yếu) thì KTV không dựa vào Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị và bỏ qua không thực hiện thử nghiệm kiểm soát để từ đó tăng cường các thử nghiệm cơ bản để phát hiện gian lận và sai sót.

• Nếu rủi ro kiểm soát đánh giá thấp hơn mức tối đa, KTV dựa vào Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị thì KTV thực hiện tăng cường thử nghiệm kiểm soát và giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ

4.3. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Mục đích là thu thập bằng chứng kiểm toán về sự hữu hiệu của các quy chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ.

Thu nghiệm kiểm soát được thực hiện

• Thủ tục kiểm soát có để lại dấu vết: Phương pháp kiểm tra tài liệu hoặc thực hiện lại các thủ tục kiểm soát.

• Thủ tục kiểm soát không để lại dấu vết, KTV tiến hành quan sát hoặc phỏng vấn nhân viên của đơn vị về thủ tục kiểm soát.

4.4. Lập bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm

• Các mục tiêu của Kiểm soát nội bộ đối với từng khoản mục hay

chu trình nghiệp vụ.

• Các thông tin mô tả thực trạng Kiểm soát nội bộ

• Bản chất và tính hệ trọng của các rủi ro tương ứng.

• Nguyên tắc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát.

• Đánh giá về Kiểm soát nội bộ đối với từng khoản mục hay chu

trình nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ALPHA (Trang 46)