4. Những giải pháp cụ thể
4.3.4. Hoạt động của kiểm toán nội bộ
Hiện tại hoạt động kiểm toán nội bộ chủ yếu tập chung vào kiểm toán tuân thủ, chủ yếu là kiểm soát sau. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quản lý, hoạt động kiểm toán nội bộ phải hướng tới các hoạt động tư vấn về việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, việc kiểm soát rủi ro,...tức là các hoạt động kiểm toán hướng tới tương lai.
4.3.5. Quy chế, quy trình hoạt động của kiểm toán nội bộ
Phòng kiểm toán nội bộ phải lập dự thảo trình Ban kiểm soát quy trình thực hiện kiểm toán các loại nghiệp vụ. Đặc biệt là các nghiệp vụ lặp đi lặp lại, các nghiệp vụ chính trong Công ty. Như vậy các kiểm toán viên sẽ tiến hành công việc dễ dàng nhanh chóng hơn. Quy trình, Quy chế kiểm toán nội bộ phải thay đổi kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế tạo điều kiện cho các kiểm toán viên thực hiện nhiệm vụ của mình. Các quy trình này ra đời sẽ giúp các kiểm toán viên có các hướng dẫn cụ thể, để thạc hiện công việc một cách đầy đủ, nhanh và thuận tiện hơn.
Khi chức năng kiểm toán nội bộ được hoàn thiện, thì hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ được đánh giá thường xuyên và kiểm toán nội bộ sẽ đưa ra các ý kiến, các phát hiện kịp thời hơn. Khi đó hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ đầy đủ và hiệu lực hơn trong cá thời kỳ.
- Lập kế hoạch kiểm tra Hàng năm, đơn vị phải xây dựng kế hoạch kiểm tra kế toán nội bộ ngay từ đầu năm. Trong kế hoạch phải xác định rõ những người chịu trách nhiệm
- Xác định nội dung, phương pháp và cách thức tiến hành kiểm tra
- Kiểm tra tình hình lập báo cáo kế toán phải xem xét các loại báo cáo kế toán mà đơn vị cần lập để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính và yêu cầu quản trị đơn vị - Công tác kiểm tra kế toán không chỉ được tiến hành trong toàn đơn vị theo định kỳ mà phải làm hàng ngày và thường xuyên
- Bộ phận kiểm soát nội bộ được tổ chức và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc
- Việc xây dựng qui chế kiểm soát nội bộ ở đơn vị là cần phải cụ thể hóa các chính sách, chế độ của nhà nước cũng như các quy định của ngành
4.5. Giảm chi phí kiểm soát
Để năng cao hiệu quả chi tiêu trong doanh nghiệp, phải đưa ra được các biện pháp làm giảm chi phí. Nên theo quy trình sau để đưa ra các biện pháp giảm chi phí
- Phát hiện các chi phí cần phải cắt giảm bằng cách nhận diện và tập hợp các chi phí theo từng trung tâm và kết quả tính toán các biến động sẽ giúp phát hiện được các bộ phận yếu kém trong doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng chi phí. Thông thường, chúng ta chỉ cần quan tâm đến những biến động có tỷ lệ phần trăm lớn (so với định mức) hay có giá trị lớn hoặc các biến động bất lợi kéo dài theo thời gian.
-Cần xác định các nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến động bất lợi: Thông thường một biến động bất lợi về chi phí có thể có nhiều nguyên nhân, nên tập trung vào một vài nguyên nhân chủ yếu
-Nhà quản lý phải đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí: Việc đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các nhân viên, bộ phận liên quan vì thông thường, các biện pháp này thiên về mặt kỹ thuật hơn là quản lý
bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi
nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.