Quan điểm, chủ trƣơng về đào tạo đội ngũ trí thức có bƣớc phát triển mớ

Một phần của tài liệu Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2006 (Trang 133)

mới

Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới (1986 - 2008), đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học — công nghệ trong thời kỳ đổi mới (1991), Nghị quyết Đại hội VII, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tể đến năm 200, và cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội, quan điểm, chủ trƣơng về công tác trí thức có bƣớc tiến và đƣợc cụ thể trong thực tiễn.

Một là, Đảng và Nhà nước đã nhận thức sâu sắc vai trò của ĐNTT đổi với sự hưng vong của đất nước. Thực chất là trở về với các quan điểm, chủ trƣơng về công tác trí thức theo quan điểm của Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Nhất quán quan điểm, chính sách đối với trí thức, trƣớc sau luôn xác định trí thức là một bộ phận quan trọng của cách mạng: Tôn trọng, tôn vinh trí thức, trọng dụng nhân tài, coi nhân tài là vốn quý của quốc gia, có vai trò quan trọng, nếu không có ĐNTT thì không thể xây dƣng đƣơc CNXH. Hệ thống chính sách đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng và tạo môi trƣờng đê phát huy trí tuệ của trí thức trong sự nghiệp CNH, HĐH về cơ bản có những bƣớc tiến quan trọng, khắc phục tình trạng yếu kém, trì trệ của cơ chế bao cấp.

Khái niệm trí thức đƣợc nêu tại nhiều văn kiện Đảng trong thời kỳ đổi mới: Trí thức là những ngƣời lao động trí óc, có học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tƣ duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị với xã hội.

Hai là, nhận thức sâu sắc đầu tư phát triển nguồn nhân lực nói chung, tiềm lực trí thức nói riêng là đầu tư phát triển, có tầm quan trọng hàng đầu và cấp thiết, tạo nguồn động lực cho sự phát triển bền vững. Trong đó một nội dung cơ bản là phát huy bản chất giàu lòng yêu nƣớc, gắn bó với lợi ích của quốc gia, của dân tộc, có chí khí, hoài bão và quyết tâm đƣa đất nƣớc tới phồn thịnh, văn minh, hiện đại và hòa bình. Nhà nƣớc có trách nhiệm chính trong công tác quan tâm, chăm lo lợi ích, xây dựng để trí thức cống hiến, phát huy năng lực sáng tạo bằng những chủ trƣơng, chính sách nhƣ: mở rộng thông tin, phát huy dân chủ, trọng dụng nhân tài, khuyến khích trí thức phát minh, sáng tạo: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của trí thức cho công cuộc phát triển đất nƣớc; coi trọng vai trò tƣ vấn, phản biện của các hội KH-KT, khoa học xã hội, văn học và nghệ thuật đối với các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,...nhằm phát huy năng lực trí tuệ của ĐNTT

Ba là, nhận thức rõ xây dựng ĐNTT là trực tiếp tăng cường nguồn lực trí tuệ của dân tộc, xây dựng đất nước vững mạnh về mọi mặt. Đổi mới là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện, mới mẻ, chƣa có tiền lệ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tiến trình đổi mới càng sâu sắc và toàn diện đòi hỏi phải đổi mới tƣ duy triệt để. Vì vậy, xây dựng ĐNTT đồng bộ, vững mạnh toàn diện là yêu cầu xuất phát từ công cuộc đổi mới, là nhu cầu tự thân của một quốc gia, xây dựng ĐNTT vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ, sức mạnh của đất nƣớc ấy. Trƣớc đổi mới, KHXH thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là thuyết minh các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, chứng minh các quan điểm, đƣờng lối, chính sách và tuyên truyền, cổ động các phong trào thi đua thực hiện chủ trƣơng, chính sách. Từ khi thực hiện đƣờng lối đổi mới với chính sách coi trọng sử dụng ĐNTT và các ngành khoa học trong hoạt động lãnh đạo. Các chƣơng trình nghiên cứu KHXH đƣợc xác định nhiệm vụ góp phần tích cực vào việc cung cấp luận cứ khoa học làm cơ sở để xây dựng các nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật, phản biện các chƣơng trình, kế hoạch lớn của Nhà nƣớc.

Bốn là, vai trò, vị trí của trí thức được xác định trong mối quan hệ hai chiều giữa chính sách đào tạo, sử dụng trí thức và sự phát triển của đất nước. Xây dựng ĐNTT lớn mạnh toàn diện là trực tiếp xây dựng đất nƣớc vững mạnh. Từ đó có cách nhìn mới đối với trí thức, không chỉ tin tƣởng và quí trọng trí thức mà còn xác định trí thức là động lực, là nền tảng của chế độ, quốc gia.

Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc, Đại hội VII của Đảng xác định trí thức là tầng lớp xã hội, một trong 3 cột trụ cấu thành liên minh công nhân -

nông dân - trí thức, là nền tảng chính trị của chế độ XHCN. Đại hội VII nêu rõ: ―Sự nghiệp xây dựng CNXH đòi hỏi mở rộng nền tảng của khối liên minh công-nông thành liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức‖ [125, tr.ll4].Đây là quan điểm đổi mới của Đảng về nền tảng chính trị xã hội của chế độ để từ đó bằng các pháp chế ngƣời trí thức đƣợc nhìn nhận đúng tầm hơn: "Cái mới là ở chỗ Cƣơng lĩnh lần này nói không chỉ liên minh công -nông mà nói liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông clân và tầng lớp trí thức" [125, tr.17]. Nhƣ vậy, ĐNTT không chỉ là đối tƣợng tập hợp, đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất mà đã trở thành chủ thể, nền tảng của chế độ. Xây dựng ĐNTT có liên quan trực tiếp đến sự tồn vong, hƣng thịnh của đất nƣớc.

Đó là chủ trƣơng phù hợp với thực tế đất nƣớc và xu hƣớng phát triển của thời đại, khi mà cách mạng KH-CN hiện đại là quá trình hợp tác sâu rộng, chặt chẽ và làm xích lại gần nhau giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Trên thực tế, vị trí và khả năng của trí thức chỉ đƣợc thể hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận lao động xã hội khác, trƣớc hết là với giai cấp công nhân và nông dân. Trong đó, giai cấp cồng nhân là hạt nhân phát triển các quan hệ liên minh cả về kinh tế - chính trị - xã hội. Để đƣa đất nƣớc phát triển toàn diện, giai cấp công nhân một mặt phải tự trí thức hóa, mặt khác phải động viên cao độ khả năng lao động sáng tạo của ĐNTT của mình. VI vậy, xây dựng quan hệ hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa công nghiệp và nông nghiệp, thành thị và nông

thôn, công nhân, nồng dân và trí thức là một khâu mấu chốt trong cồng cuộc CNH, HĐH.

Mặt khác, đề cao vai trò của trí thức không phải là hạ thấp sứ mệnh của công nông mà trong thời đại mới, sức mạnh của liên minh công, nông, trí đƣợc nhân lên gấp bội bởi công, nông, trí đan xen lẫn nhau, thâm nhập vào nhau, chuyển hoá, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.

Trí thức, văn nghệ sỹ là chủ thể sáng tạo nền văn hóa. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trí thức có vai trò quan trọng. Chính ĐNTT, văn nghệ sỹ là những ngƣời tạo ra nhũng tác phẩm tƣơng xứng với tầm vóc của thời kỳ đổi mới của Việt Nam. Đồng thời sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ĐNTT, văn nghệ sỹ trƣởng thành về mọi mặt, xứng tầm, có trí tuệ, có tâm huyết, giàu khả năng sáng tạo.

Chính vì vậy, gắn vấn đề trí thức với phát triển văn hóa, coi trọng chức năng bảo vệ, phát huy, phát triển và truyền bá văn hóa của trí thức, văn nghệ sỹ. Coi nguồn nhân lực trí tuệ là lực lƣợng sáng tạo văn hóa dân tộc. NQTƢ 5 (Khóa VIII) khẳng định: "Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng" [97, tr.54].

Năm là, trí thức Việt kiều là nguồn trí thức tiềm năng của ĐNTT dân tộc.

Thực hiện đƣờng lối đổi mới, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng có bƣớc tiến mới. Trên quan điểm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc làm động lực phát triển, lấy mục tiêu chung của dân tộc làm điểm tƣơng đồng, xóa bỏ định kiến về quá khứ, thành phần xuất thân, không phân biệt đảng phái chính trị, đánh giá cao tiềm năng, tiềm lực của trí thức Việt kiều. Thực hiện chính sách trọng dụng, trọng đãi trí thức theo tiêu chuẩn đức - tài, căn cứ vào hiệu quả công việc, trên cơ sở đó kêu gọi trí thức kiều bào tham gia đóng góp xây dựng đất nƣớc.

Sáu là, Nhà nước có những chủ trương lớn, có tính chiến lược về xây dựng ĐNTT và phát huy vai trò của trí thức trên các lĩnh vực. Chính sách đối với trí thức đƣợc thể hiện khá toàn diện, chăm lo từ đào tạo, bồi dƣỡng đến sử dụng, đãi ngộ cả vật chất và tinh thần để trí thức sáng tạo, cống hiến.

Không chỉ đề cao vai trò, vị trí của trí thức mà đã xác định rõ công cuộc đổi mới và hội nhập đã đem đến cho trí thức những cơ hội mới để phát triển và trí thức cũng có sứ mệnh nặng nề đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Đảng và Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi để trí thức phát huy năng lực trí tuệ, phục vụ sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc.

Chính sách sử dụng trí thức đã được đổi mới căn bản. Từ chỗ nhận thức phiến diện về ―công - nông hóa trí thức‖ dẫn đến hòa những ngƣời lao động trí óc vào giai cấp công nhân, hầu hết là đoàn viên Công đoàn.

Trong thời kỳ bao cấp, chính sách công chức hóa trí thức: ―có chức, có quyền, có tiền‖, đã biến trí thức thành những công chức hành chính thuần túy, làm tha hóa tầng lóp trí thức, thúc đẩy ĐNTT phát triển thành những ngƣời có chức vụ quản lý, lãnh đạo mà khồng làm đúng nghề chuyên môn. Đồng thời, thực hiện bao cấp, kế hoạch hóa hoạt động sáng tạo đã triệt tiêu động lực sáng tạo cá nhân, làm mất bản sắc của cá nhân trí thức. Nhận thức rõ những bất hợp lý trong công tác trí thức, bƣớc vào thời kỳ đổi mới, Đảng đã xác định: ĐNTT là một tầng lớp trong xã hội; đối với ĐNTT vấn đề cơ bản, yếu tố mấu chốt là khuyến khích tự do sáng tạo, phát hiện, đào tạo, bổi dƣỡng, sử dụng và đãi ngộ xứng đáng tài nãng, đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện cho tiềm năng trí tuệ của ĐNTT đƣợc sử dụng đúng và phát triển hài hoà; có cơ chế thích hợp để hƣớng ĐNTT vào hoạt động tìm tòi, sáng tạo trên lĩnh vực chuyên môn của mình.

Đề cao vai trò tư vấn, phản biện và giám định xã hội về khoa học và công nghệ và kinh tế-xã hội của trí thức

Tƣ vấn, phản biện là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của trí thức. Trong sự nghiệp CNH, HĐH, vai trò tƣ vấn, phản biện xã hội của các hội trí thức đối với các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đảng và Nhà nƣớc triển khai các chƣơng trình, đề tài nghiên cứu các cấp, qua đó phát huy năng lực của trí thức trong việc cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, pháp luật. Đồng thời, các hội trí thức đƣợc tạo điều kiện để tham gia nghiên cứu, tƣ vấn và phản biện về các dự án, chƣơng trình trọng điểm của nƣớc.

Một phần của tài liệu Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2006 (Trang 133)