Lao động sáng tạo, phát triển nhân tài đòi hỏi môi trƣờng làm việc tự do, tôn trọng sáng kiến và nguyên vọng cá nhân. Để sáng tạo, trí thức cần có điều kiện hoạt động, trƣớc hết là môi trƣờng dân chủ, bầu không khí tự do tranh luận, bày tỏ chính kiến, từ đó hình thành phong cách cá nhân của trí thức.
Khi dân chủ đƣợc thực hiện đúng đắn sẽ tạo môi trƣờng, động lực thúc đẩy các hoạt động trí tuệ, làm nảy nở tài năng. Dân chủ là điều kiện cần thiết, là nhu cầu của từng cá nhân và tập thể lao động sáng tạo. Tự do tƣ tƣởng, độc lập suy nghĩ trong lao động sáng tạo là yêu cầu của cả trí thức văn nghệ sỹ, KHXH, và trí thức khoa học tự nhiên, KH-CN. Lịch sử phát triển khoa học thế giới đã chứng kiến những cản trở của tôn giáo, chính quyền đối với các phát minh về KHTN. ở các nƣớc XHCN trƣớc đây, trình độ ĐNTT khá cao, nhƣng ít có những sáng tạo lớn tầm cỡ giải thƣởng Nobel, hoặc có những công nghệ thay đổi cả thế hệ thiết bị, tạo nên
những bƣớc nhảy vọt trong sản xuất hay đời sống, một phần là do hoạt động theo kế hoạch pháp lệnh đã hạn chế những ý tƣởng mạnh bạo.
Trong những năm đổi mới, mặc dù Đảng và Nhà nƣớc rất coi trọng tạo lập môi trƣờng dân chủ cho các hoạt động sáng tạo trí tuệ, song đến nay, hành lang pháp lý về vấn đề này chƣa đƣợc kiện toàn, ảnh hƣởng đến sự cống hiến của trí thức. Việc xây dựng chính sách đối với trí thức chƣa đƣợc coi trọng, chƣa huy động đƣợc trí tuệ xã hội, thiếu cơ sở khách quan khoa học, chƣa lƣờng trƣớc mọi tác động đến ngƣời thụ hƣởng chính sách và chƣa mang tính hệ thống. Chính sách, chế độ chủ yếu do các bộ, ngành chủ trì thực hiện, vì vậy còn mang tính cục bộ, manh mún.
Nhu cầu cơ bản của trí thức là đƣợc thừa nhận, đƣợc ghi nhận, trƣớc hết là trong giới trí thức bởi trong hoạt động sáng tạo, quyền sở hữu riêng của một ngƣời đƣợc xác lập bằng cách cho đi tài sản của họ. Một kết quả hoạt động của cá nhân khó có thể đƣợc xã hội công nhận nếu thiếu dân chủ, chƣa đƣợc xã hội tự do lựa chọn và kiểm chứng chân lý. Thực tế ở nhiều nƣớc và ở Việt Nam cho thấy, rất cần đổi mới nhận thức về giới trí thức nhằm sớm tạo lập một môi trƣờng tự do dân chủ thật sự để giải phóng mọi tiềm năng của trí thức, để trí thức chuyên tâm tìm tòi nghiên cứu, lao động sáng tạo biến các tiềm năng thành hiện thực.
Khi dân chủ đƣợc phát huy sẽ là động lực trực tiếp của trí thức chân chính, để cùng một vấn đề của cuộc sống họ có thể mở ra nhiều con đƣờng tiếp cận nghiên cứu sáng tạo và đề xuất những giải pháp không giống nhau mà vẫn có thể đi tới cùng mục tiêu hay cho ra cùng kết quả.
Dân chủ có cơ chế bảo đảm đƣợc thực thi, khi thị trƣờng là nơi thể hiện tài năng và là thƣớc đo đích thực sức sáng tạo của ngƣời trí thức sẽ tạo điều kiện hình thành các trƣờng phái khoa học, các trƣờng phái sáng tác hay trào lƣu mới.
trình hoạt động. Môi trƣờng dân chủ của trí thức đƣợc xác lập bởi chính sự thể hiện trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị, đạo đức nhân cách của ĐNTT. Dân chủ chỉ trở thành chìa khóa vạn năng khi nó đƣợc phát huy bởi ngƣời trí thức đứng trên tâm thế đúng đắn, hƣớng mọi khả năng của mình vào lợi ích của dân tộc, của nhân dân lao động, tôn trọng và thực hiện các quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ... Nếu thiếu tâm trong sáng, động cơ không lành mạnh, thì mở rộng dân chủ sẽ chỉ là căn cớ để lợi dụng nhằm phục vụ cho các âm mƣu đen tối, đi ngƣợc lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì vậy, môi trƣờng dàn chủ không chỉ tạo điều kiện để trí thức thể hiện tài năng của mình mà còn giúp cho trí thức có định hƣớng hoạt động đúng đán, góp phần mình vào sự tiến bộ của xã hội. Dân chủ trong hoạt động sáng tạo của trí thức chỉ có thể đƣợc xác lập bởi sự nhận thức và thực thi từ 3 đối tƣợng: Ngƣời lãnh đạo, quản lý, ĐNTT và ngƣời sử dụng sản phẩm trí tuệ do trí thức sáng tạo ra. Trong đó, những chủ trƣơng, chính sách đƣợc ban hành và vai trò của những ngƣời làm công tác lãnh đạo, quản lý quá trình triển khai chủ trƣơng, đƣờng lối chi phối rất lớn tới môi trƣờng hoạt động sáng tạo và quá trình phát triển của ĐNTT. Để bảo đảm dân chủ cần:
Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động khoa học, trƣớc hết là đối với khoa học xã hội. Vừa phải tạo mối trƣờng thuận lợi, bầu không khí tin cậy và cởi mở để bảo đảm thực hiện dân chủ thực sự, phát huy đầy đủ quyền tự do tƣ tƣởng của mỗi ngƣời trong quá trình tìm tòi chân lý qua thảo luận và tranh luận thẳng thắn, chân thành, không định kiến, lắng nghe ý kiến của nhau; vừa phải nêu cao tính đảng và ý thức trách nhiệm chính trị - xã hội của mỗi cán bộ khoa học trong và ngoài Đảng .
Trong cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN, bình đẳng là tiền đề của dân chủ, sẽ không thể có dân chủ khi thiếu cơ chế bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể hoạt động sáng tạo làm việc trong các đơn vị tổ chức khác nhau. Trọng tạo lập và phát triển thị trƣờng KH-CN phải nhận thức rõ sản phẩm sáng tạo không phải do thị trƣờng định giá nhƣ đối với hàng hóa dịch vụ thông thƣờng mà thị trƣờng KH-
CN cần đƣợc điều chỉnh bởi các định chế, quy định, luật lệ và mô hình thích hợp để