Công tác đào tạo, bồi dƣỡng trí thức

Một phần của tài liệu Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2006 (Trang 90)

Nghị quyết HNTƢ 2 (Khóa VIII) về Định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 là dấu mốc quan trọng thể hiện sự phát triển trong nhận thức, đƣờng lối chiến

lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển KH-CN, GD-ĐT thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc.

Chính phủ đã xác định phƣơng hƣớng của chiến lƣợc phát triển GD-ĐT đến năm 2020 và một số giải pháp chủ yếu nhằm nang cao chất lƣợng toàn diện các bậc- học từ tiểu học đến sau đại học. Tăng dần tỷ trọng chi ngân sách cho GD-ĐT để đạt đƣợc 15% tổng chi ngân sách vào năm 2000. Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp GD-ĐT. Trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển đào tạo đại học, đảm bảo có đƣợc nhiều nhân tài cho đất nƣớc trong thế kỷ XXI. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết đã tạo bƣớc ngoặt trong sự nghiệp phát triển GD-ĐT. Sau khi Nghị quyết Trung ƣơng 2 đƣợc ban hành, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 12 - CT/TW ngày 10-1-1997 chỉ đạo việc quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, trƣớc hết trong các cấp ủy đảng, chính quyền và đội ngũ cán bộ đảng viên, giáo viên.

Phƣơng pháp GD-ĐT đã đƣợc đổi mới mạnh mẽ, từng bƣớc khắc phục lối truyền thụ một chiều; chú trọng rèn luyện tƣ duy sáng tạo của ngƣời học. Từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng tiện hiện đại vào quá trình dạy- học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Các trƣờng đại học, cao đẳng từng bƣớc gắn với sản xuất, kinh doanh và phục vụ xã hội. Tăng cƣờng đào tạo kỹ năng thực hành kết hợp với tƣ duy sáng tạo, bồi dƣỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.

Để mở rộng cơ hội học tập cho các đối tƣợng có nhu cầu, quy chế đào tạo nghiên cứu sinh có sự thay đổi phù hợp. Trƣớc năm 2000, quy chế quy định ngƣời đi học nghiên cứu sinh không quá 45 tuổi. Quy chế mới ban hành kèm theo Quyết định 18/QĐ - BGD&ĐT ngày 8-6-2000 không hạn chế tuổi đào tạo tiến sỹ, cho phép các đối tƣợng có năng lực tiếp tục học tập ở trình độ cao theo phƣơng châm học tập suốt đời.

Nền giáo dục nƣớc nhà đã có bƣớc phát triển mới, chất lƣợng giáo dục toàn diện có chuyển biến bƣớc đầu nhƣng vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém. Để khắc phục nhũng yếu kém trong GD-ĐTV Đại hội IX nêu nhiệm vụ trƣớc mắt là giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc: khắc phục khuynh hƣớng ―thƣơng mại hoá‖ giáo dục, ngăn chặn những tiêu cực; Chủ trƣơng huy động kinh phí của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc cho GD-ĐT; Phát huy trách nhiệm của các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các nƣớc, các tổ chức quốc tế; thu hút các chuyên gia giỏi của thế giới đến nƣớc ta hợp tác mở trƣờng lớp đào tạo, lập các cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển giao những thành tựu KH-CN hiện đại; Hình thành một số cơ sở quốc tế về khoa học tự nhiên và công nghệ. Có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ KH-CN, nhất là cán bộ trẻ đƣợc đi bồi dƣỡng và trao đổi khoa học ở nƣớc ngoài. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng nhân tài, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Nâng cao chất lƣợng đào tạo sau đại học, chấn chỉnh việc phong chức danh, học vị, quản lý chặt chẽ việc cấp văn bằng.

Hội nghị Trung ƣơng 6 (Khóa IX) nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng ĐNTT đồng bộ, hợp lý trên các lĩnh vực KH-CN, văn hóa - văn nghệ, quản lý kinh tế, quản lý xã hội,... Đảng và Nhà nƣớc đã thực hiện những giải pháp nhằm đổi mới chính sách đào tạo và bồi dƣỡng, tạo ra bƣớc phát triển quan trọng của ĐNTT.

GD-ĐT có những bƣớc chuyển mạnh mẽ, đặc biệt là đào tạo đại học chất lƣợng cao và đào tạo sau đại học, phát triển ĐNTT trên các lĩnh vực.

ĐNTT ngành giáo dục có sự trƣởng thành nhanh chóng, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Lực lƣợng trí thức tập trung trong lĩnh vực GD-ĐT cả về số lƣợng và trình độ, chiếm trên 1/3 ĐNTT cả nƣớc. Số tiến sỹ khoa học trong lĩnh vực GD-ĐT chiếm 42,63%, tiến sỹ chiếm 37,9%, thạc sỹ chiếm 42,9% tổng số đội ngũ này hoạt động trong lĩnh vực GD-ĐT. Số có trình độ cao đẳng cũng rất cao (67,52%) [129].

Năm 2001, cả nƣớc có 74 trƣờng đại học (không kể các trƣờng quân đội và công an); chƣa kể 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng, 16 trƣờng đại học dân lập, 3 trƣờng đại học dự bị dân tộc. Đội ngũ giảng viên đại học khá hùng hậu: 24.362 ngƣời, trong đó giáo sƣ và phó giáo sƣ là 1.441; tiến sỹ: 4.454; thạc sỹ: 6.596; số giảng viên cao đẳng là 7.843 [160, tr.41]

Với những quan điểm và chủ trƣơng phù hợp, công tác đào tạo ĐNTT đã có nhiều đổi mới, qui mô đào tạo đại học và trên đại học tăng nhanh, hệ thống đào tạo đại học đã đƣợc sắp xếp, quy hoạch lại, tăng đáng kể nguồn tài chính và đƣợc đa dạng hóa. Những đổi mới trong GD-ĐT đã tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những ngƣời có nguyện vọng học tập nâng cao trình độ học vấn của mình, kết quả đó có tác động tích cực tới sự phát triển của ĐNTT nƣớc ta.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và toàn xã hội, sự trƣởng thành của ĐNTT ngành GD-ĐT, công tác đào tạo, bồi dƣỡng trí thức không ngừng đổi mới và phát triển, ngày càng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Kết quả của sự đầu tƣ đó íà đội ngũ nhân lực có trình độ đại học và trên đại học tăng nhanh.

Trong các năm 1996-2008, quy mô giáo dục đại học không ngừng đƣợc mở rộng. Năm học 2004-2005, tổng số sinh viên cao đẳng, đại học là: 1.319.754, trong đó sinh viên tuyển mới là 40.245. Tổng qui mô năm 2005 tăng 1,43 lần so với năm 2001, số sinh viên tuyển mới tãng 1,86 lần. Trung bình, sinh viên cao đẳng, đại học tăng 8,4%/năm.

Đào tạo sau đại học tăng nhanh về quy mô, học viên cao học tăng 51,9%/năm và nghiên cứu sinh tăng 6,1%/năm. Năm 2005, đạt 166,5 sinh viên/vạn dân [180, tr.497].

Nếu nhƣ trong suốt 25 năm hòa bình xây dựng đất nƣớc, từ năm 1975 đến năm 2005, nƣớc ta đào tạo đƣợc tổng số 8.400 nghiên cứu sinh, 39 nghìn thạc sỹ, thì riêng năm 2005, các cơ sở đào tạo đã tuyển 15.670 học viên cao học và 1.358

số cơ sở đào tạo sau đại học trong cả nƣớc năm 2005 là 155, trong đó có 85 trƣờng đại học và học viện, 70 viện nghiên cứu.

Ngành văn hóa có 3 cơ sở đào tạo tiến sỹ, 6 cơ sở đào tạo thạc sỹ: Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Đại học Sân khấu và điện ảnh Hà Nội, Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh [231].

Các cơ sở đào tạo sau đại học ngày càng đổi mới nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo để cung cấp cho ngành những cán bộ khoa học có trình độ cao. Công tác đào tạo không chỉ tiến hành trong các trƣờng đại học và các học viện mà đƣợc các hội trí thức tham gia.

Trung tâm KHXH và nhân văn quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam) là một trung tâm khoa học quốc gia. Trong thời kỳ CNH, HĐH, Trung tâm ngày càng chú trọng đầu tƣ cho đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, nhất là đào tạo trên đại học. Trung tâm có 13 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh theo 12 chuyên ngành, trong đó một số cơ sở có đào tạo cao học.

Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT đƣợc tăng cƣờng thông qua các phƣơng thức thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, các dự án giáo dục; số sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh đi đào tạo ở ngoài nƣớc bằng nhiều nguồn vốn khác nhau; một số trƣờng đào tạo, tổ chức nƣớc ngoài đã hợp tác đầu tƣ mở cơ sở đào tạo tại Việt Nam.

Cùng với phát triển mạnh sự nghiệp GD-ĐT trong nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa đào tạo nguồn nhân lực ở nƣớc ngoài, nhất là những nƣớc có nền giáo dục và KH-CN phát triển, nhằm nắm bắt kịp sự phát triển của KH-CN tiên tiến. Trong đó, ƣu tiên dành ngân sách nhà nƣớc thoả đáng để cử những ngƣời giỏi và có phẩm chất tốt đi đào tạo và bồi dƣỡng về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt ở những nƣớc có nền khoa học, công nghệ phát triển (từ nãm 2000, hàng năm Nhà nƣớc dành 100 triệu đôla cho đào tạo sau đại học ở nƣớc

ngoài). Số đu học sinh đƣợc đào tạo đại học và sau đại học ở nƣớc ngoài bằng ngân sách nhà nƣớc tăng. Số học sinh đƣợc tuyển để đào tạo ở nƣớc ngoài theo hiệp định khoảng 200 ngƣời/năm. Đến năm 2000, có 10.000 ngƣời học tập ở nƣớc ngoài [208, tr. 430].

Đến 31-12-2005, số ngƣời gửi đi đào tạo nƣớc ngoài là 2.392 ngƣời. Trong đó, 726 nghiên cứu sinh, 677 ngƣời đi đào tạo thạc sỹ, 178 thực tập sinh, 811 sinh viên đại học. Đã có 532 ngƣời đi học nƣớc ngoài kết thúc trở về nƣơc, trong đó có 42 tiến sỹ, 356 thạc sỹ, 134 thực tập sinh [180, tr. 498].

Trong những năm 1986 - 2008, chúng ta đã huy động nhiều nguồn lực cho công tác đào tạo trí thức: bao gồm kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc, các tổ chức và đặc biệt là kinh phí tự túc của các gia đình. Mở rộng cơ hội học tập, nâng cao trình độ KH-CN tại nƣớc ngoài cho học sinh, sinh viên và cán bộ bằng việc khuyến khích đi học nƣớc ngoài bằng con đƣờng tự túc. Theo Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, số ngoại tệ đƣợc chuyển ra nƣớc ngoài hàng năm cho mục đích du học tự túc bằng con đƣờng chính thức vào khoảng 120 - 150 triệu USD. Tính bình quân chi phí du học cho mỗi ngƣời khoảng l5.000USD/năm. Mỗi năm có khoảng hơn 10.000 du học sinh Việt Nam đang nâng cao tri thức trong cộng đồng giáo dục thế giới, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. Trên thực tế, số tiền chi tiêu cho du học còn lớn hơn rất nhiều. Bởi vì con số trên còn chƣa tính đến những chƣơng trình hỗ trợ du học của Chính phủ, các tổ chức kinh tế - xã hội, đoàn thể và cả những khoản chuyển tiền không chính thức...

Với mục tiêu quốc gia đến năm 2020 hình thành bộ phận GD-ĐT có chất lƣợng cao với chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp dạy và học theo chuẩn mực tiên tiến của thế giới, tăng tỷ lệ học sinh đƣợc học theo bộ phận này từ 5 lên 10% vào năm 2000 và tăng dần lên 20-25% sau đó, hình thành các trƣờng đại học (hoặc bộ phận trong trƣờng, viện đại học) đƣợc thừa nhận đạt chuẩn quốc tế về đào tạo, nghiên cứu.

Trên cơ sở mục tiêu quốc gia, các ngành, địa phƣơng cụ thể hóa theo vùng, với các đặc thù kinh tế, văn hóa, địa lý, lịch sử, dân tộc khác nhau, và theo ngành sản xuất, dịch vụ quản lý. Để khắc phục tình trạng lãng phí ―chất xám‖, các chính sách do Nhà nƣớc ban hành đã tạo điều kiện để Nhà nƣớc, doanh nghiệp và nhà trƣờng kết hợp đề ra mục tiêu trong đào tạo để giải quyết các vấn đề sử dụng nhân lực đƣợc đào tạo.

Công tác đào tạo đại học, cao đẳng theo cử tuyển nhằm xây dựng ĐNTT miền núi, ngƣời dân tộc thiểu số đƣợc quan tâm thực hiện.

Đến năm 2004 đã có 52 tỉnh và 2 đơn vị (Đại học Lâm nghiệp và Bộ Tƣ lệnh Quân khu II) đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu theo chế độ cử tuyển. Từ năm 1999 đến 2004 đã giao 4.960 chỉ tiêu theo kế hoạch, các tỉnh thực hiện đƣợc 4.284 chỉ tiêu, đạt 86,37%. Trong 5 năm (2001-2005) có một số tỉnh vƣợt chỉ tiêu nhƣ Cao Bằng (114,935), Bắc Kạn (110,06%), Nghệ An (107,91%); Thanh Hoá (106,95%), Yên Bái (102,29%).

Nhìn chung, tỷ lệ cử tuyển năm sau cao hơn năm trƣớc, từ 3% đến 25%: Năm học 1999 - 2000: tuyển mới 664 sinh viên. Đến năm học 2004 - 2005: tuyển mới 1.235 sinh viên; đã có 46/54 dân tộc có học sinh vào đại học, cao đẳng theo chế độ cử tuyển, còn 8 dân tộc chƣa có học sinh vào đại học, cao đẳng theo chế độ cử tuyển (Bru Vân kiều, Rơ Măm, La Hủi Lự, Si La, Cờ Lao, Lô Lô, Ơ Đu).

Nãm 2005, tuyển sinh theo chế độ cử tuyển với số lƣợng 1.235 sinh viên vào học tại 37 trƣờng đại học, cao đẳng. Số học sinh đào tạo, tốt nghiệp theo chế độ cử tuyển đƣợc sắp xếp công tác là 80,74%. Thực hiện chính sách đào tạo theo cử tuyển đã góp phần vào việc tăng cƣờng đội ngũ cán bộ có trình độ ở các vùng dân tộc thiểu số.

Mặc dù vậy, công tác này cũng còn nhiều bất cập. Học sinh các dân tộc thiểu số có dân số đông nhƣ Tày, Nùng, Thái, Mƣờng thƣờng chiếm tỷ lệ cao trong việc cử tuyển song cũng tăng không đáng kể. Một số địa phƣơng không tìm ra ngƣời và

do vậy không đạt chỉ tiêu đề ra, nhƣ Hà Giang đạt 89% chỉ tiêu; Lai Châu đạt 71%, Khánh Hoà đạt 72%, Bình Thuận đạt 53,45%, Bạc Liêu chỉ đạt 49,2%,...

Cùng với đẩy mạnh công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, đào tạo lại, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ cho ĐNTT được tăng cường. Công tác bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức đƣợc thực hiện thƣờng xuyên với nhiều hình thức, thời gian phù hợp với các đối tƣợng để trí thức thích ứng với thực tế. Trong đó, hình thức đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn đƣợc đẩy mạnh.

Công tác bồi dƣỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho ĐNTT là mốỉ quan tâm thƣờng xuyên của các cơ quan, các hội trí thức. Công tác này đƣợc thực hiện dƣới 2 hình thức chủ yếu: ngắn hạn, từ một tuần đến dƣới 1 năm và dài hạn từ 1 năm trở lên; thực hành thí nghiệm, học tập, bồi dƣỡng ở các cơ sở trong nƣớc và ở nƣớc ngoài. Nội dung đào tạo đa dạng từ tin học, quản trị kinh doanh, kế toán, ngoại ngữ,... Chƣơng trình đào tạo linh hoạt, phù hợp với các đối tƣợng.

Liên hiệp các Hội KH-KT và phần lớn các hội thành viên, các cơ quan thực hiện phƣơng châm "cần gì học nấy" nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của cán bộ, hội viên. Theo thống kê, riêng trong năm 1996, có 23 hội thành viên Liên hiệp các Hội KH-KT đã mở 1.062 lớp học ngắn hạn cho 37,207 học viên, cử 1.068 ngƣời đi học đại học, 116 ngƣời đi học cao học, 20 ngƣời đi thực tạp sinh, 10 ngƣời đi làm nghiên cứu sinh ở các cơ sở đào tạo trong nƣớc, 12 đi du học và 63 cán bộ đi thực tập ở nƣớc ngoài [181].

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức đƣợc Trung tâm KHXH và nhân văn quốc gia thƣờng xuyên đẩy mạnh. Năm 1997, Trung tâm mở lớp đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc cho 63 cán bộ quản lý. Có 16 viện, trung tâm mở lớp bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ chuyên ngành. Trung tâm mở 2 lớp vi tính, 170 cán bộ theo học, mở 4 lớp tiếng Anh, cho 60 cán bộ; 58 lƣợt cán bộ của Trung tâm đƣợc cử đi bồi dƣỡng, đào tạo ởmột số nƣớc trên thế giới [251].

Liên hiệp các Hội KH-KT và các hội thành viên đã cử hàng ƣăm cán bộ đi học tập, nghiên cứu, khảo sát, tham dự các hoạt động khoa học tại nhiều nƣớc trên

Một phần của tài liệu Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2006 (Trang 90)