của trí thức đã tạo cơ sở cho việc hoạch định chính sách đào tạo, xây dựng và phát huy vai trò của trí thức trong từng thời kỳ và mục tiêu xuyên suốt của sự nghiệp cách mạng. Mặt khác, sự trƣởng thành và đóng góp ngày càng có hiệu quả của trí thức vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc đã đặt ra những yêu cầu mới cho việc đổi mới tƣ duy, quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với công tác xây dựng ĐNTT.
2.1.2. Đội ngũ trí thức trong tiến trình cách mạng Việt Nam (từ năm 1945 đến năm 1986) năm 1986)
Đội ngũ trí thức từng bước trưởng thành, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Dƣới ách thống trị của thực dân phong kiến, với chính sách văn hóa nô dịch và ―ngu dân‖, giáo dục, truyền bá tri thức cũng trở thành một công cụ cai trị thực dân. Chính quyền thuộc địa rất hạn chế phát triển giáo dục cả về quy mô và trình độ, chỉ cho phép mở trƣờng học ở mức độ hạn chế nhằm phục vụ cho bộ máy cai trị và thực hiện chính sách khai thác thuộc địa của chúng. Nhƣng cùng với quá trình mở rộng khai thác thuộc địa là sự du nhập của văn hoá phƣơng Tây, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tầng lớp trí thức Việt Nam dần dần hình thành với số lƣợng rất nhỏ bé, gồm các nhóm trí thức trẻ, nhà nho, giáo viên, nhà báo, học sinh, sinh viên và những ngƣời làm nghề tự do.
Là tầng lớp nhạy bén với cái mới, nhiều thanh niên trí thức đã sớm tham gia vào các hoạt động yêu nƣớc, tiếp thu và truyền bá tƣ tƣởng tiến bộ. Trong quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tƣ tƣởng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc hƣớng mạnh vào thanh niên trí thức. Cũng từ đây, trí thức có sự phân hóa thành hai bộ phận, một bộ phận theo xu hƣớng cách mạng vô sản, một bộ phận tiếp tục đi theo lập trƣờng tƣ sản. Với sự
nhạy bén với xu thế tiến bộ của thế giới, đại đa số trí thức không đứng trên lập trƣờng giai cấp cũ của mình mà chuyển sang lập trƣờng vô sản, đã "vô sản hóa".
Sau năm 1945, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ĐNTT có sự trƣởng thành nhanh chóng, tăng nhanh vế số lƣợng, nâng cao về trình độ chuyên môn và giác ngộ về chính trị tƣ tƣởng, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.. Từ tầng lớp trí thức có số lƣợng nhỏ bé và thành phần phân tán, đến năm 1954, miền Bắc đã có trên 500 ngƣời có trình độ đại học và 3.000 ngƣời có trình độ trung học chuyên nghiệp, chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa. Đến năm 1964, số ngƣời có trình độ đại học và trung học chuyên nghiệp đã tăng lên 30.709 ngƣời; gấp 10 lần so với năm 1954 [53].
Với lòng yêu nƣớc sâu sắc, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc, nhiều trí thức đƣợc đào tạo dƣới chế độ cũ và một số trí thức Việt kiều đã chấp nhận gian khổ hy sinh, từ bỏ môi trƣờng làm việc thuận lợi, cuộc sống đầy đủ tiện nghi để trở về nƣớc, lên chiến khu tham gia vào sự nghiệp kháng chiến của dân tộc. ĐNTT đã có những cống hiến xứng đáng trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, văn nghệ.
Trong những nhà khoa học từ nƣớc ngoài về nƣớc, nhiều ngƣời có cống hiến lớn, nhƣ: Trần Đại Nghĩa từ Pháp trở về, nghiên cứu, chế tạo thành công nhiều loại vũ khí phục vụ nhu cầu chiến đấu. Đặng Văn Ngữ sau 5 năm học tập và làm việc tại Nhật Bản (1943-1949), về nƣớc mang theo giống Penecillinne. Ông đã sản xuất thành công thuốc nƣớc kháng sinh phục vụ chữa các vết thƣơng có nguy cơ nhiễm trùng và tìm ra phƣơng pháp phòng chữa bệnh sốt rét hiệu quả, góp phần ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm đang gây tổn thất lớn cho quân và dân ta...
Với những cống hiến cho đất nƣớc, tại Đại hội toàn quốc các chiến sỹ thi đua và cán bộ gƣơng mẫu, kỹ sƣ Trần Đại Nghĩa là một trong ba ngƣời đƣợc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Trong 40 chiến lao động toàn quốc, có những nhà khoa học nổi tiếng nhƣ Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Hoàng Đình
Cầu, Nguyễn Đức Khởi, kỹ sƣ Đặng Văn Vinh, .. Điều đó cũng thể hiện rõ Đảng và Nhà nƣớc tin tƣởng, tôn vinh và đề cao lao động trí óc của trí thức.
Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH, trí thức đã có những cống hiến to lớn: Đã nghiên cứu, chế tạo, cải tiến thành công nhiều loại vũ khí có hiệu quả cao, góp phần thực hiện đƣờng lối tự lực cánh sinh, bảo đảm sự tự chủ của ta, nhƣ chế tạo thành công súng SKZ, nhiều loại bom, mìn; cải tiến thành công tên lừa SAM 2 có tầm với cao, góp phần vào đánh thắng ―siêu pháo đài bay‖ B 52; chế tạo thiết bị rà phá thuỷ lôi, góp phần giải phóng nhanh chóng các cửa sông, cửa biển, hải cảng sau Hiệp định Paris 1973,... Trí thức đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục các thế hệ nhân dân, trƣớc hết là thế hệ trẻ, tinh thần yêu nƣớc, ý chí quật cƣờng của dân tộc, xây dựng và củng cố quyết tâm đánh Mỹ và chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lƣợc. Đội ngũ nhà báo đã bám sát các mặt trận, kịp thời đƣa tin bài, động viên tinh thần nhân dân, chiến sỹ. Không chỉ cống hiến trí tuệ, trí thức đã không quản ngại gian khổ hiểm nguy, hy sinh xƣơng máu trong cuộc kháng chiến, ông Đặng Văn Ngữ hy sinh anh dũng do bom đạn địch ở huyện A Lƣới, Thừa Thiên - Huế năm 1967 khi đang nghiên cứu để tìm cách phòng chữa bệnh cho bộ đội. Bác sỹ Phạm Ngọc Thạch qua đời tại vùng căn cứ năm 1968 sau cơn sốt rét ác tính,... Trong những năm tháng ác liệt của chiến tranh, nhiều sinh viên, trí thức trẻ đã xung phong lên đƣờng ra mặt trận. Đặc biệt, trong phong trào ―xếp bút nghiên‖ đã có hàng nghìn thày giáo và sinh viên các trƣờng đại học xung phong lên đƣờng ra mặt trận, nhiều ngƣời đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.
Đất nƣớc thống nhất, cả nƣớc cùng thực hiện nhiệm vụ xây dụng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, ĐNTT lớn mạnh nhanh chóng, có mặt ở mọi vùng miền, trên tất cả các lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Số lƣợng trí thức tăng nhanh: Năm 1975, riêng miền Bắc có 136.800 ngƣời có trình độ đại học, đến năm 1979, có 221.900 ngƣời có trình độ đại học trở lên, trong đó có trên 3.000 tiến sỹ, phó tiến sỹ.
Tiềm lực trí thức của đất nƣớc đƣợc bổ sung thêm những trí thức ở các vùng mới giải phóng. Sau ngày giải phóng, các tỉnh miền Nam có trên 10 vạn ngƣời có trình độ từ trung học trở lên [48, tr. 474], trong đó có trên 3 vạn ngƣời có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, khoảng 16 nghìn ngƣời có trình độ đại học và trên đại học. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có 3.458 trí thức KH- KT; 3.122 trí thức ngành y - dƣợc; 4.600 trí thức KHXH; 2 nghìn văn nghệ sỹ; 20 nghìn giáo chức. Trong đó, có 246 ngƣời có trình độ tiến sỹ, phó tiến sỹ và 882 thạc sỹ . Đến tháng 7-1978, ở các tỉnh phía Nam đã tuyển dụng 10.237 trí thức có trình độ đại học trở lên vào các cơ quan, xí nghiệp. Năm 1989, cả nƣớc có 629.255 ngƣời có trình độ cao đẳng, đại học; 9.161 tiến sỹ, phó tiến sỹ và tƣơng đƣơng (chiếm 1,45% số ngƣời có trình độ cao đẳng, đại học trở lên) [20].
Khi bƣớc vào thời kỳ đổi mới, đại bộ phận thế hệ trí thức mới đƣợc đào tạo trong nhà trƣờng XHCN, xuất thân từ công nông, đƣợc chế độ mới đào tạo thành trí thức, đƣợc giáo dục và rèn luyện qua thực tiễn chiến đấu và lao động sáng tạo trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn. Trải qua thực tiễn công cuộc xây dựng CNXH đầy khó khăn do đất nƣớc vừa thoát khỏi chiến tranh, khủng hoảng KT-XH ngày càng trầm trọng, ĐNTT đã thể hiện lòng yêu nƣớc, bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng trung thành và đức tận tụy hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân. Nhiều trí thức trở thành cán bộ lãnh đạo cao cấp trong hệ thống chính trị, đảm nhiệm những cƣơng vị quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nƣớc, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Một số thiếu sót, yếu kém trong lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng và bố trí, sử dụng trí thức thiếu quy hoạch, chƣa gắn đào tạo với sử dựng nên gây ra tình trạng phát triển tự phát. ĐNTT vì thế vừa thiếu, phân tán vừa sử dụng lãng phí, hiệu quả thấp. Trong một thời gian dài, học sinh đi đào tạo ở nƣớc ngoài chỉ học những chuyên ngành do các nƣớc XHCN cấp chỉ tiêu mà không có định hƣớng, kế hoạch đào tạo theo nhu cầu của đất nƣớc và nguyện vọng của ngƣời học. Cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo chƣa thật phù
hợp với các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và phát triển các ngành, các lĩnh vực. Đội ngũ cán bộ đầu đàn và những chuyên gia có trình độ cao trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy còn ít, cán bộ có trình độ, năng lực về tổ chức và quản lý còn thiếu nhiều so với nhu cầu phát triển.
Trong cơ chế kế hoạch hóa, quan liêu bao cấp, chính sách hành chính hóa, công nông hóa quá mức đã xóa nhòa vị trí, vai trò của trí thức trong xã hội, không tạo đƣợc động lực để trí thức nhiệt tâm tìm tòi sáng tạo KT-XH khủng hoảng, đời sống khó khăn, nhiều trí thức phải làm những công việc giản đơn, không đúng chuyên môn đƣợc đào tạo để kiếm sống, do đó làm giảm sút niềm say mê làm việc trong nhiều trí thức, hạn chế kết quả sáng tạo.
Việc đổi mới chính sách đối với trí thức còn chậm trễ, chƣa đồng bộ, điều kiện làm việc của trí thức quá thiếu thốn, lạc hậu. Chính sách tiền lƣơng mang nặng tính bình quân. Đầu tƣ cho các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của trí thức còn quá thấp. Do vậy, chƣa tạo động lực thúc đẩy trí thức phát huy năng lực sáng tạo.