A. Phân tách tổng thể để kiểm tra doanh thu
1. Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp doanh thu theo từng loại: doanh thu xây lắp, doanh thu bán vật tư, doanh thu
khác....Phân loại doanh thu theo đối tượng khách hàng: doanh thu cho các đơn vị trong Tổng Công ty, doanh thu ra ngoài, doanh thu bán cho các đối tượng khách hàng lớn, doanh thu bán cho các đối tượng khác. Kiểm tra việc tính toán trên bảng tổng hợp và thực hiện đối chiếu với sổ cái và báo cáo.
2. Với doanh thu bán vật liệu: ước tính doanh thu dựa trên số liệu độc lập, có thể sử dụng các số liệu sau để ước tính: sản lượng tiêu thụ năm trước, năm nay và giá bán; doanh số bán, giá trị hàng bán trả lại; giá vốn hàng bán, tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu; doanh thu bán hàng cho các khách hàng lớn; số liệu toàn ngành; những thay đổi trong môi trường kinh doanh có ảnh hưởng tới doanh thu, giá bán, sản lượng.
3. Phân tách số liệu để xây dựng số ước tính và số liệu ghi sổ của khách hàng ở mức độ đủ chi tiết để có thể đạt được mức
độ đảm bảo mong muốn dựa trên việc so sánh số liệu, có thể sử dụng các phương pháp phân tách thoe kỳ (tuần, tháng, quý); theo tài khoản; theo nhóm mặt hàng; theo địa điểm bán hàng hoặc bộ phận bán hàng.
4. Tính toán giá trị threshold để xác định mức độ chênh lệch trọng yếu giữa số được ghi sổ và số ước tính của KTV. 5. So sánh số ước tính và số liệu được ghi sổ. Nếu số chênh lệch lớn hơn giá trị Threshold thì cần phải thu thập thêm các bằng chứng và tìm ra sự giải thích hợp lý cho các chênh lệch đó như kiểm tra các chứng từ liên quan
6. Đánh giá kết quả kiểm tra.
B. Thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu:
1. Chọn mẫu từ các nghiệp vụ ghi nhận giá vốn
2. Với mỗi khoản mục được chọn ở bước 1, thực hiện: 2.1. Kiểm tra tới hóa đơn bán hàng
2.2. Kiểm tra giá ghi trên hóa đơn tới bảng giá trị tại từng thời điểm theo từng đối tượng khách hàng. Đối với khách hàng là đơn vị thành viên trong Công ty cần đối chiếu với chính sách giá do Công ty quy định
2.3. Xác định các khoản phụ thu và các khoản khác ghi trên hóa đơn.
2.4. Đảm bảo rằng doanh thu được ghi nhận đúng kỳ. 2.5. Đối chiếu số tiền trên hóa đơn với nhật ký bán hàng 2.6. Đối chiếu số liệu trên nhật ký bán hàng với sổ cái. 2.7. Đánh giá kết quả kiểm tra.
C. Kiểm tra doanh thu hoạt động xây lắp
D. Đối với các khoản công nợ theo hợp đồng xây dựng: xem xét chính sách kế toán của đơn vị có phù hợp với cách thức ghi nhận trong hợp đồng xây dựng:
1. Đối với phương pháp ghi nhận doanh thu theo tiến độ: Cần đối chiếu đến phương pháp ghi nhận khối lượng, giá trị hoàn thành của đơn vị đó có phù hợp hay không.
2. Đối chiếu bảng tổng hợp khối lượng, giá trị hoàn thành của các bộ phận thi công, kế hoạch hoặc từng công trình đến doanh thu đã được ghi nhận trên sổ sách kế toán.
3. Đối với phương pháp ghi nhận doanh thu theo khối lượng thực hiện: thực hiện đối chiếu đến bảng kê khối lượng hoàn
thành có xác nhận của khách hàng, xem xét đến hóa đơn đã phát hành của khách hàng có phù hợp không.?
4. Xem xét đối chiếu tới định mức khoán và bản quyết toán A- B khi quyết toán công trình nội bộ.
5. Xem xét việc đối chiếu doanh thu nội bộ của các xí nghiệp với giá thành của văn phòng Công ty
6. Lưu ý rằng, đối với mỗi phương pháp ghi nhận doanh thu của hợp đồng xây dựng, kiểm toán viên đều phải đối chiếu với bảng tổng hợp khố lượng hoàn thành theo giai đoạn, lũy kế đến thời điểm kết thúc kỳ kế toán để đánh giá giá trị ghi nhận doanh thu của đơn vị có phù hợp với chuẩn mực hay không?
E. Đánh giá kết quả kiểm tra.