bán hàng và dịch vụ 10 191.305.854.283 170.167.526.776 21.138.327.507 12% 4.Gía vốn hàng bán 11 161.875.543.259 136.803.135.627 25.472.407.632 19% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 29.430.311.024 33.364.391.149 -3.934.080.125 - 11,8% ………… ….. 8.Chi phí bán hàng 24 8..970.019.428 6.270.589.152 2.699.430.276 43% ………….. ……. 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
50 13.564.574.505 15.021.240.323 -1.456.665.818 -9,5%
(Trích giấy tờ làm việc của KTV)
BẢNG 2.3: BẢNG PHẨN TÍCH SƠ BỘ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA ABC CỦA ABC
Qua báo cáo trên thấy kết quả hoạt động kinh doanh của năm nay không tốt bằng năm trước. Lợi nhuận kế toán trước thuế giảm trên 1 tỷ VNĐ tương đương 9,5 % so với năm 2007. Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng, năm 2008 là một năm khó khăn với các nhà xây dựng vì giá cả vật liệu xây dựng tăng lên nhanh chóng.
Trong năm 2008:
- Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: tăng 21.138.327.507VNĐ tương đương 12,4%. Doanh thu tăng lên có thể do những nguyên nhân sau:
Công ty có những biện pháp nhằm thúc đẩy tiến độ xây lắp trong năm hoặc Công ty ký kết thêm các hợp đồng xây dựng mới và hoàn thành việc xây dựng từng hạng mục trong năm, đây là một nguyên nhân tốt.
Cũng có thể, khoản doanh thu bị khai tăng do tính toán, ghi sổ sai, ghi trùng hoăc cũng có thể do khách hàng cố tình muốn khai tăng doanh thu để có 1 báo cáo tài chính đẹp.
Cũng không ngoại trừ khả năng doanh thu bị khai thiếu so với thực tế mặc dù doanh thu năm nay cao hơn năm trước như doanh thu năm trước bị ghi vào năm sau hay tính toán ghi sổ sai…
- Gía vốn hàng bán: tăng với tỷ lệ cao (tăng19 % so với năm trước), mức tăng này cao hơn cả mức tăng doanh thu, nguyên nhân là do năm 2008 giá chi phí vật liệu xây dựng tăng cao, đặc biệt là sắt, thép.
Tuy nhiên, ở đây kiểm toán viên có thể sử dụng thủ tục phân tích tỷ suất Tổng giá vốn / Tổng doanh thu để thấy được trong 1 đồng doanh thu phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn. Năm 2007 tỷ lệ này là 79%, năm 2008 tỷ lệ này là 85% chứng tỏ chi phí xây dựng năm 2007 cao hơn 2006.
Chi phí bán hàng: chủ yếu là khoản trích Chi phí bảo hành (không được trích quá 5% giá trị hạng mục công trình). Đây là con số ước tính vì vậy cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Khoản chi phí bán hàng năm 2008 tăng
2.699.430.276VNĐ với giá trị tương đương 43% so với năm cũ là khoản chi phí bảo hành trích thêm cho một số công trình hạng mục trong năm nay.
Ngoài ra, để phân tích Báo cáo tài chính của khách hàng, KTV có thể sử dụng thêm thủ tục phân tích tỷ suất sẽ dễ dàng nhận thấy hiệu quả kinh doanh năm 2008 không tốt bằng 2007:
2007 là 18%
- Tỷ suất lợi nhuận / trên tổng tài sản: năm 2008 là 3% và năm 2007 là 5% Các chỉ số trên cho thấy hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của năm 2008 không được tốt bằng năm 2007
2.1.2.5.Xác định trọng yếu và rủi ro
Sau khi thực hiện tìm hiểu về khách hàng và phân tích sơ bộ tình hình tài chính doanh nghiệp, kiểm toán viên xác định trọng yếu và rủi ro.
Xác định trọng yếu: Kiểm toán viên lựa chọn khoản mục doanh thu để xác định mức độ trọng yếu. Đây là số tiền được xem là trọng yếu với báo cáo tài chính được kiểm toán. Theo bảng Hướng dẫn tính trọng yếu theo doanh thu, vì độ lớn giá trị doanh thu là 191.405.854.283 VNĐ tương đương 11.951.661$ nên tỷ lệ xác định PM là 1,2% .
- PM sau thuế = doanh thu × tỷ lệ xác định PM
= 191.405.854.283 × 1,2% = 2.296.870.251VNĐ
- Xác định tỷ lệ thuế ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Đây là tỷ lệ thuế Thu nhập doanh nghiệp do khách hàng cung cấp. Với ABC tỷ lệ này là: 25%
- Xác định trọng yếu trước thuế:
PM trước thuế = PM sau thuế / (1- tỷ lệ thuế) = 3.262.493.669 VNĐ. - Xác định tỷ lệ sai sót ước tính – đây là tỷ lệ giảm PM trước thuế để dự tính cho tổng sai sót dự kiến sẽ phát hiện trong cuộc kiểm toán, theo các chuyên gia tại UHY thì tỷ lệ này từ 10% - 20%. Tuy nhiên công ty không có một hướng dẫn cụ thể nào để xác định tỷ lệ này mà chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm của người lập kế hoạch như dựa vào đặc điểm kinh doanh của khách hàng, khách hàng cũ hoặc mới…. Vì ABC là khách hàng năm đầu nên kiểm toán viên lựa chọn tỷ lệ này ở mức tối đa 20%.
- Xác định mức trọng yếu chi tiết đã có điều chỉnh ảnh hưởng của thuế: MP = PM trước thuế × (1- Tỷ lệ sai sót ước tính) = 2.849.994.935 VNĐ.
Bảng xác định mức độ trọng yếu được kiểm toán viên lưu lại tại chỉ mục 1700 – Xác định mức trọng yếu kế hoạch.
•Xác định rủi ro: dựa vào thông tin tìm hiểu và đánh giá về khách hàng, kiểm toán viên đánh giá rủi ro, lập Bảng tổng hợp rủi ro và xử lý rủi ro như sau:
Phạm vi Chi tiết rủi ro Xử lý rủi ro
Toàn bộ báo cáo tài chính
Doanh thu hoạt động xây lắp có thể bị phản ánh không hợp lý
Kiểm tra hệ thống, đánh giá các ảnh hưởng của chính sách được áp dụng trong việc xử lý hệ thống đến kết quả xử lý số liệu, yêu cầu khách hàng xử lý bổ sung. Trường hợp không xử lý được, đánh giá sai sót để đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp
Toàn bộ báo cáo tài chính
Doanh thu ngoài hoạt động xây lắp chưa được tập hợp và ghi sổ đầy đủ
Thu thập hợp đồng để ước tính và đưa ra hướng xử lý thích hợp.
….. …………. ………..
Bảng đánh giá rủi ro được lưu tại chỉ mục 1800 – Đánh giá rủi ro kiểm toán và kế hoạch kiểm toán
2.1.2.7. Lập kế hoạch chi tiết
Sau khi lập Kế hoạch kiểm toán tổng hợp, kiểm toán viên thực hiện lập Kế hoạch kiểm toán chi tiết trong đó xây dựng chương trình kiểm toán cho từng khoản mục và phân công công việc cho từng thành viên nhóm. Chương trình kiểm toán nêu toàn bộ bước công việc thực hiện cho việc kiểm toán doanh thu. Chương trình này là mẫu chung được áp dụng cho tất cả các khách hàng kể cả khách hàng mới và cũ. Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu như sau:
Người lập: Người soát xét:
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THUCác thủ tục kiểm toán cơ bản: Các thủ tục kiểm toán cơ bản:
Thủ tục kiểm toán tổng hợp
01. Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu 02. Kiểm tra doanh thu
03. Kiểm tra hóa đơn gốc
04.Kiểm tra việc trình bày doanh thu 05. Kiểm tra tính cutoff của doanh thu
06. Kiểm tra trình bày doanh thu với các bên liên quan
Thủ tục kiểm toán chi tiết Thực hiện
Tham chiếu 01. Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu
A. Xem xét các chính sách và phương pháp kế toán cho việc ghi nhận doanh thu có được áp dụng hợp lý và nhất quán không.
B. Xác định xem các loại doanh thu (nếu có) sau đây có được hạch toán và phân loại hợp lý đúng nội dung kinh tế của các nghiệp vụ hay không: doanh thu bán hàng nội bộ; doanh thu hàng gửi bán; doanh thu ghi nhận trước; doanh thu bán hàng cho các bên liên quan; doanh thu theo tiến độ, theo khối lượng hoàn thành xây lắp, doanh thu bán hàng khối lượng lớn được giao làm nhiều lần...
C. Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán dưới đây, xét xem các bằng chứng thu thập được có bổ trợ cho sự hiểu biết của KTV về các chính sách và thủ tục ghi nhận doanh thu cũng như là sự phù hợp của các chính sách và thủ tục này hay không?