Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vpbank chi nhánh Thăng Long – Thực trạng và giảI pháp (Trang 39)

3. Theo thời gian

2.3.2.2 Nguyên nhân

- Với chiến lược ngân hàng bán lẻ, nhóm khách hàng mục tiêu mà VPBank hướng tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một định hướng đúng đắn trong điều kiện của Việt Nam khi mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng trong cộng đồng các doanh nghiệp. Tuy nhiên chính do tính chất vừa và nhỏ trong kinh doanh nên đây là các đối tượng hay thay đổi ngành nghề kinh doanh. Chính vì thế có một tỷ lệ khá lớn khách hàng không còn tiếp tục duy trì quan hệ với ngân hàng do thay đổi ngành nghề. Trong khi đó VP Bank lại chưa có chính sách thỏa đáng để có thể tiếp tục, lôi kéo hấp dẫn khách hàng. Điều này đã gây khó khắn lớn cho VPBank trong quá trình gia tăng tín dụng, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của ngân hàng.

- Kiên trì với chiến lược ngân hàng bán lẻ song mạng lưới hoạt động của VP Bank vẫn còn chưa lớn so với các ngân hàng khác mặc dù thời gian gần đây, vấn đề này rất được VP Bank quan tâm, phát triển, nhiều chi nhánh và PGD được mở ra nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố và chưa trải rộng được về các vùng nông thôn. Chính điều này đã ít nhiều làm giảm đi cơ hội tiếp xúc với khách hàng, giảm khả ăng cạnh tranh của VP bank so với các ngân hàng khác.

- Do ảnh hưởng của sự cố trước đây, nên hiện nay VPbank vẫn duy trì một quy chế cho vay còn quá chú trọng đến tài sản thế chấp kể cả đối với tín dụng ngắn hạn. Đây là một biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng cho ngân hàng, song đôi khi chính

những quy định đó lại trở nên cứng nhắc khiến cho các doanh nghiệp không có đủ tài sản thế chấp không tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng cho dù dự án của họ là khả thi và có khả năng sinh lời. Ngoài ra hiện nay, việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ cũng là một vấn đề thường gặp vướng mắc về mặt pháp lý, khó thu hồi vốn vay. Mặc dù nghiệp vụ tín dụng đã và đang được cải thiện song ngân hàng vẫn bị ảnh hưởng bởi một thói quen cũ là đánh giá các khoản vay lớn, đồng tài trọ của các doanh nghiệp nhà nước mới là hấp dẫn và đảm bảo an toàn. Chính điều này làm giảm khả năng phát triển tín dụng, giảm hiệu quả sử dụng vốn của VP Bank. Ngoài ra việc xác định giá trị tài sản thế chấp trong quá trình thẩm định còn chưa đạt đến độ chính xác cao, chưa phù hợp với giá trị thực tế của thị trường. Do đó sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng, thậm chí là của cả ngân hàng nếu như tài sản đó được định giá cao hơn so với giá trị thực. KHi đó uy tín của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.

- So với các ngân hàng khác như Vietcombank, Vietinbank, ACB … thì nên tảng công nghệ của VPbank còn tương đối thấp. Mậc dù trong những năm gần đây VPBank đã chú trọng đầu tư tương đối lớn cho việc hiện đại hóa công nghệ như: bỏ ra hơn 5 triệu USD cho hệ thống corebanking, hệ thống phân loại tín dụng nội bộ theo tiêu chuẩn Basel II, lắp đặt thêm nhiều máy ATM, phát hành các sản phẩm thẻ công nghệ hiện đại … Đầu tư lớn song đầu tư này vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn. Thậm chí trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn, thì không những sự đầu tư này không thể mang lại hiệu quả như dự kiến mà còn làm ngân hàng phải chịu nhiều phí tổn cho việc thuê địa điểm, máy móc thiết bị, chi phí nhân công mới … làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trước mắt của ngân hàng.

Ngoài những chủ quan chủ yếu gây nên những tồn tại cho ngân hàng thi bên cạnh đó còn có sự tác động tiêu cực của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của VP Bank:

- Mặc dù trong những năm gần dây VPbank đã có những bước phát triển mạnh mẽ, dần tạo được chỗ đứng trên thị trường song hậu quả từ những khó khăn trước đây cũng như ảnh hưởng từ chế độ kiểm soát đặc biệt kéo dài của Nhà nước cũng đã ảnh hưởng

không nhỏ đến uy tín cũng như vị thế của VPBank trên thương trường. Nó làm mất lòng tin của khcáh hàng, làm mọi hoạt động của VPbank đều bị giới hạn, làm cho VPbank không thể tận dụng hết được nguồn lực của mình. Chế độ kiểm soát đặc biệt đã được bãi bỏ song để có thể vượt lên trên những hình ảnh xấu đòi hỏi một sự nỗ lực hết mình của toàn bộ tập thể VPbank.

- Hội nhập kinh tế quốc tế cùng với việc mở cửa thị trường tài chính đã đem đến thêm nhiều cơ hội để phát triển song chính nó cũng lại là nguyên nhân gây ra nhiều thách thức VPbank. Nền kinh tế phát triển với cơ chế thoáng hơn, tạo điều kiện cho sự ra đời và lớn mạnh của ngày càng nhiều ngân hàng mới với công nghệ hiện đại, tiềm lực tài chính lớn; đặt biệt là các ngân hàng nước ngoài cũng đã gia nhập thị trường tài chính Việt Nam. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Nếu không nỗ lực đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường, thu hút thêm nhiều khách hàng thì VPbank sẽ phải đối phó với nhiều khó khăn trong thời gian tới.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vpbank chi nhánh Thăng Long – Thực trạng và giảI pháp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w