Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vpbank chi nhánh Thăng Long – Thực trạng và giảI pháp (Trang 37)

3. Theo thời gian

2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 1 Hạn chế

2.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được khả quan trong việc sử dụng và huy động vốn của VP Bank thời gian qua thì không thể không kể đến những hạn chế mà ngân hàng đã và đang gặp phải. Chỉ khi nhận ra được những tồn tại đó thì VP Bank mới có thể đưa ra giải pháp xác đáng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của mình. Một số mặt còn tồn tại có thể kể đến như:

- Mặc dù nguồn gốc có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và hiện vẫn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng song nếu so với các NHTM có uy tín khác thì quy mô vốn của VPBank còn khá khiêm tốn. Đến 31/12/2009 vốn điều lệ của VP Bank chỉ đạt hơn 2000 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của các ngân hàng lớn như Vietcombank là 12100 tỷ đồng, Sacombạn là trên 5000 tỷ đồng, ACB là trên 6000 tỷ đồng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sử dụng vốn của VP Bank. Nguồn vốn khiêm tốn sẽ khiến cho ngân

hàng bị hạn chế trong việc cho vay, đầu tư, mở rộng mạng lưới, hiện đại hóa công nghệ làm cho chất lượng tín dụng không được như mong muốn. Chính vì thế, đây là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong điều kiện hiện nay của VP Bank.

- Trong vài năm gần đây, tỷ lệ vốn cho vay trung dài hạn của VP Bank có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Mặc dù đây là khoản mục có thể đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng hơn là các khoản cho vay ngắn hạn song nó cũng lại là khoản mục ẩn chứa nhiều rủi ro. Các khoản cho vay trung dài hạn thường là các khoản vay có giá trị lớn, thời gian hoàn trả lâu nên nguy cơ rủi ro khá cao. Nếu tập trung quá nhiều vào cho vay trung dài hạn thì sẽ làm cho vòng quay vốn tín dụng chậm, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó, khi tiến hành cho vay các khoản vay trung dài hạn cần có sự đánh giá chính xác tài sản thế chấp cũng như theo dõi sát sao các khoản vay này nhằm thu hồi đủ vốn.

- Khoản mục cho vay bằng ngoại tệ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng trong những năm quá. Trong khi nguồn vốn hu động bằng ngoại tệ có xu hướng gia tăng đặc biệt trong năm 2008 và 2009 dẫn đến tình trạng mất cần bằng giữa huy động và cho vay bằng ngoại tệ. Điều này có thể khiến cho ngân hàng đứng trước rủi ro tỷ giá lớn, nhất là trong điều kiện biến động bất thường như hiện nay.

- Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tích cực thu hồi nợ như tăng cường giám sát , quản lý sau cho vay, thành lập các bộ phận thu hồi nợ chuyên trách song số lượng nợ quá hạn có xu hướng gia tăng. Trên thực tế, các nợ quá hạn rất dễ có khả năng trở thành các khoản nợ xấu, nợ khó đòi ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Danh mục sản phẩm chưa phong phú . Mặc dù trong phương châm hoạt động là đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng, nhưng trên thực tế hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn chưa đa dạng về danh mục sản phẩm. Các sản phẩm tín dụng của ngân hàng chưa có gì nổi trội hoặc khác biệt hơn với các ngân hàng khách, ngân hàng chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường.

- Đối tượng cho vay còn hạn hẹp, chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị , dân cư đông đúc .Song trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu về vốn ngày càng tăng cao. Điều đó dẫn đến số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng VPBank không cao, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Những hạn chế này đã có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của VP Bank. Để có thể tìm ra giải pháp nhằm loại bỏ được những hạn chế đó giúp cho hoạt động kinh doanh của VP Bank ngày càng lành mạnh, hiệu quả sử dụng vốn vao, chất lượng tín dụng đảm bảo thì việc làm đầu tiên là phải tìm ra nguyên nhân gây ra những hạn chế đó.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vpbank chi nhánh Thăng Long – Thực trạng và giảI pháp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w