Thực trạng nợ quá hạn tại VPBank Thăng Long 1 Nợ quá hạn theo thời hạn vay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vpbank chi nhánh Thăng Long – Thực trạng và giảI pháp (Trang 32)

3. Theo thời gian

2.2.3 Thực trạng nợ quá hạn tại VPBank Thăng Long 1 Nợ quá hạn theo thời hạn vay

Bảng 5 : Nợ quá hạn theo thời hạn vay

( Đơn vị : triệu đồng ) Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Quý I

năm 2010 Số tiền % NQH Số tiền % NQH Số tiền % NQH NQH Tổng NQH 23247 100 51193 100 60349 100 59954 Ngắn hạn 17851 76,79 33478 63,4 34976 71,91 31284 Trung dài hạn 5396 23,21 17715 34,6 25373 28,08 28670

( Nguồn : Phòng tín dụng VP Bank chi nhánh Thăng Long )

Nhìn chung trong 3 năm qua, NQH ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng NQH. Năm 2007, NQH ngắn hạn chiếm tỷ trọng 76,79%, trong khi đó NQH trung dài hạn chỉ chiếm 23,21%, đó là do trong giao đoạn này chi nhánh cho vay ngắn hạn nhiều hơn so với cho vay trung dài hạn. Đến hết năm 2008, tổng NQH của chi nhánh tăng lên 51193 triệu đồng, tức là tăng 120% so với năm 2007; đến hết năm 2009 số NQH vẫn tiếp tục tăng cao đến 60349 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng 17,9% so với năm 2008. Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn năm 2008 đã có xu hướng giảm so với năm 2007 nhưng lại tăng lên vào năm 2009. Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là do ngân hàng có xu hướng mở rộng quy mô tín dụng trung dài hạn, và qua cơ cấu tổng dư nợ tín dụng ( Bảng số liệu 01 ) ta cũng thấy tỷ trọng dư nợ trung dài hạn của VP Bank năm 2007 chỉ là 35,19% tổng dư nợ, đến năm 2008 là 52,7% và năm 2009 tăng lên đến 62,22% tổng dư nợ. Tuy nhiên, năm 2008 là một năm khủng hoảng kinh tế với sự khó khăn của toàn xã hội, các dự án trung dài hạn hầu như chết vốn đầu tư khi giá cả biến động cùng nhu cầu thay đổi.

Cho đến quý I năm 2010, tổng NQH đã có chiều hướng giảm so với năm 2009 cùng với tỷ trọng cân bằng giữa nợ quá hạn ngắn hạn và nợ quá hạn trung dài hạn. Như vậy, cùng với sự dịch chuyển tỷ trọng sang nợ trung dài hạn thì nợ quá hạn cũng dịch chuyển theo. Tín dụng trung dài hạn có độ rủi ro rất cao vì rất khó có thể lường trước

những biến động có thể xảy ra trong thời hạn dài. Để nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh cần có những biện pháp hệ thống quản lý chặc chẽ hơn nữa trong việc ra quyết định cho vay đối với những khoản nợ trung dài hạn; tức là cần bằng giữa Dư nợ ngắn hạn và Dư nợ trung dài hạn cũng như giảm mức độ tăng trưởng nợ quá hạn cả ngắn hạn và dài han. Thời hạn của một khoản vay càng dài thì chi nhánh cần phân tích, dự đoán tình hình kinh tế càng trở nên khó khăn và quan trọng, cần liên tục theo dõi xem xét các thay đổi của thông tin về nhịp độ kinh tế trong nước, nước ngoài ở từng ngành mà ngân hàng cho vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vpbank chi nhánh Thăng Long – Thực trạng và giảI pháp (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w