Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phầnkinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vpbank chi nhánh Thăng Long – Thực trạng và giảI pháp (Trang 34)

3. Theo thời gian

2.2.3.2 Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phầnkinh tế

Bảng 6: Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

( Đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Quý I

năm 2010 Số tiền % NQH Số tiền % NQH Số tiền % NQH NQH Tổng NQH 23247 100 51193 100 60349 100 59954 DNQD 679 2,92 2976 5,81 3337 5,5 8818 DNNQD 22568 97,08 48217 94,19 57012 94,5 51136

( Nguồn : Phòng tín dụng VP Bank chi nhánh Thăng Long )

Nhận thấy, NQH của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu trong NQH của chi nhánh. Trong cả 3 năm từ 2007 đến 2009, ngân hàng chủ yếu cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, bên cạnh đó các doanh nghiệp quốc doanh thường nhận được sự tài trợ của Nhà nước nên NQH của thành phần kinh tế này tương đối thấp ( cao nhất là 5,5% năm 2009 và thâp nhất là 2,92% năm 2007). Do chi nhánh đã thu hẹp cho vay thành phần này. Các doanh nghiệp nhà nước tiềm ẩn rủi ro tín dụng khá lớn do vốn tự có thấp, khả năng tài chính và cạnh tranh không cao, dễ rơi vào khó khăn khi thị trường biến động. Điển hình cho thấy tỷ trọng trong tổng NQH của doanh nghiệp quốc doanh tiếp tục cho đến thời điểm quý I năm 2010 đã là 8818 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,71% tổng NQH.

NQH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở mức cao( năm 2007 NQH của DNNQD chiếm đến 97,7% và các năm sau đều xấp xỉ mức 95% ). Với một nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay, ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng, phức tạp, nền kinh tế có những biến động khó lường trước được… thì NQH trong giai đoạn này chủ yếu thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là điều dễ hiểu. Trong thời gian tới, ngân hàng cần xét xét lại chất lượng thẩm định đối với loại hình doanh nghiệp này . Nợ quá hạn thường là dấu hiệu chính thức đầu tiền đối với những khoản vay có vấn đề. Nợ quá hạn chắc chắn sẽ tạo nên những hoài nghi về hoạt động tín dụng của ngân hàng hay ít nhất đó cũng là dấu hiệu của việc xác định không phù hợp cá điệu kiện cho vay như thời hạn trả nợ và phương thức trả nợ. Nợ quá hạn phản ánh tình hình vay mượn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Nợ quá hạn sẽ ảnh hưởng đến một số vấn đề sau của Ngân hàng:

Thứ nhất, giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Mặc dù lãi suất nợ quá hạn cao hơn lãi suất thường những thực ra đây chỉ là khoản thu nhập ảo vì Ngân hàng khó có thể thu được trong khi vẫn phải trả lãi cho khoản tiền huy động. Nó còn váo động sẽ phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ. Với tỷ lệ nợ quá hạn cao, Ngân hàng phải trích lập Quỹ dự phòng rủi ro từ chi phí hoặc lợi nhuận, do vậy lợi nhuận của Ngân hàng sẽ giảm.

Thứ hai, khả năng thanh toán bị ảnh hưởng do không thực hiện được đúng kế hoạch lập ra với dòng tiền vào ra tại mỗi thời điểm nhất định.

Thứ ba, giảm uy tín: nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao cho thấy tính trạng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của Ngân hàng, và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng sẽ kém đi, gặp khó khăn trong huy động tiền gửi và thiết lập giao dịch với doanh nghiệp, ngân hàng khác.

Thứ tư, mất vốn dẫn đến phá sản: với các khoản nợ quá hạn lớn, đặc biệt là các khoản mất vốn, quỹ phòng ngữa rủi ro không đủ bù đắp thì Ngân hàng phải lấy vốn chủ sở hữu ra để bù đắp. Vốn chủ sở hữu giảm thì ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn,

người gửi tiền mất lòng tín sẽ ồ ạt rút tiền, nếu không có biện pháp sẽ dẫn đến khả năng sụp đổ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vpbank chi nhánh Thăng Long – Thực trạng và giảI pháp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w