6. Những đóng góp khoa học của đề tài
1.2.3.2. Thử nghiệm chi tiết
Kiểm tra chi tiết số dư:
Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản phải thu và dự phòng nợ phải thu khó đòi nhằm các mục tiêu sau đây:
Các khoản phải thu ghi trên sổ kế toán là có thật
- Tốt nhất là tiến hành xác nhận số dư các tài khoản của khách hàng: KTV xác nhận các khoản nợ cần phải thu từ khách hàng. KTV yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp bảng liệt kê nợ của khách hàng sau đó thực hiện thủ tục gửi thư xin xác nhận. Sự xác nhận này đảm bảo tính có thật của nợ phải thu.
- Nếu không có điều kiện xác nhận từ khách hàng, KTV cần kiểm tra căn cứ ghi sổ các khoản phải thu là:
+ Chừng từ giao hàng.
Các khoản phải thu được tính toán và đánh giá đúng đắn, chính xác
- Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cơ sở tính toán nợ phải thu mà đơn vị đã thực hiện, bằng cách so sánh đối chiếu số lượng hàng bán chịu và đơn giá trên hóa đơn bán hàng chưa thu tiền với thông tin tương ứng đã ghi trên hợp đồng thương mại hay trên kế hoạch bán hàng, trên bảng niêm yết giá của đơn vị…đã được phê chuẩn. Trường hợp nợ phải thu có gốc ngoại tệ, cần kiểm tra, so sánh với thông tin về tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm báo cáo để xem xét việc điều chỉnh có đảm bảo phù hợp hay không.
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu do đơn vị tính toán về nợ còn phải thu. Trong trường hợp cần thiết có thể tính toán lại và so sánh với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị.
- Trường hợp bán hàng áp dụng chính sách giảm giá,chiết khấu thương mại liên quan đến tính toán nợ phải thu, KTV thảo luận với nhà quản lý đơn vị để làm rõ vấn đề này.
Biện pháp:
- Chọn một số khách hàng thử các khoản phải thu để khảo sát chi tiết số dư: + Thẩm tra và xác nhận số dư từ khách hàng
+ Kiểm tra các chứng từ gốc về tính toán doanh thu + Tỷ giá ngoại tệ và việc quy đổi ngoại tệ
- Xem xét, đánh giá các khoản nợ phải thu khó đòi và chi phí dự phòng nợ phải thu khó đò: cần đánh giá tính hợp lý của khoản dự phòng nợ khó đòi mà doanh nghiệp đã trích lập (nếu có). Các thủ tục cần thiết là:
+ Thảo luận với doanh nghiệp về chính sách cạnh tranh và tiếp thị của doanh nghiệp, doanh nghiệp có áp dụng chế độ bán hàng rất “cởi mở” tín dụng hay không.
+ Xem xét kết quả khảo sát cơ cấu kiểm soát nội bộ có liên quan đến chế độ tín dụng của doanh nghiệp về bán hàng.
+ Kiểm tra phân tích kỹ lưỡng các tài khoản khách hàng đã quá hạn thanh toán trên bảng cân đối thử theo thời gian của các khoản phải thu.
+ Kiểm tra kỹ lại cách tính và trích lập dự phòng nợ khó đòi mà doanh nghiệp đang áp dụng và so sánh với các quy định hiện hành.
Các khoản phải thu khách hàng được ghi chép và cộng dồn đúng đắn
Để kiểm tra sự chính xác các khoản phải thu đã ghi sổ, cần lập bảng cân đối thử theo thời gian đối với các khoản phải thu (Bảng cân đối thử theo thời gian các khoản phải thu là một bảng liệt kê các khoản phải thu vào ngày khoá sổ và lập BCĐKT gồm các số dư cá biệt chưa được thanh toán, được phân tích theo số ngày nợ tính từ lúc báng hàng cho dến ngày lập Bảng CĐKT).
Sau khi lập, cần đối chiếu từng khách hàng với các chứng từ gốc và số tổng cộng với chỉ tiêu phải thu khách hàng trên Bảng CĐKT
- Kiểm tra đối chiếu từng khách hàng với các chứng từ gốc tương ứng để xem xét về tính đầy đủ, chính xác của số dư.
- So sánh đối chiếu tổng số dư trên bảng cân đối thủ với số liệu trình bày trên báo cáo tài chính và với sổ tổng hợp từ các bảng kê nợ của đơn vị.
- Ngoài ra,còn có thể đối chiếu, so sánh với số liệu của những khách hàng đã có phúc đáp xác nhận nợ.
Các khoản phải thu khách hàng được trình bày trên BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị (CSDL”Trình bày và công bố”)
- Kiểm tra thông tin trình bày trên báo cáo tài chính về khoản phải thu khách hàng có phù hợp với chế độ kế toán hay không. Chú ý về sự phân biệt và trình bày riêng biệt số dư các khoản nợ còn phải thu khách hàng với số dư các khoản khách hàng trả trước, khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn.
- Đối với khoản phải thu khó đòi lưu ý đến căn cứ tính lập dự phòng, kết quả tính toán trích lập dự phòng.
- Cần tiến hành xem xét, đánh giá các khoản nợ phải thu khó đòi dựa trên số liệu đã liệt kê trên bảng cân đối thử và tham khảo, thảo luận với các nhà quản lý đơn vị. Kiểm tra chính sách dự phòng mà đơn vị áp dụng có hợp với quy định của nhà nước hay của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hay không. Cũng
cần kiểm tra số liệu do đơn vị tính toán trích lập đảm bảo chính xác không. Nếu xét thấy cần thiết, kiểm toán viên có thể tự tính toán lại và đối chiếu với số liệu trên sơ sổ kế toán của đơn vị.