Hoàn thành kiểm toán

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng ngắn và dài hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán FAC - chi nhánh Nha Trang thực hiện (Trang 55)

6. Những đóng góp khoa học của đề tài

2.2.3.Hoàn thành kiểm toán

2.2.3.1. Soát xét và hoàn tất

 Đây là giai đoạn do Trưởng nhóm thực hiện nhằm đôn đốc các thành viên trong nhóm hoàn tất hồ sơ làm việc theo quy định của công ty, soát xét công việc của các trợ lý, tổng hợp các bút toán điều chỉnh, xem xét các ghi chú của các thành viên trong nhóm.

 Nhóm trưởng cần lập Bảng tóm tắt các vấn đề tồn tại, các sai sót không được điều chỉnh, xem xét ảnh hưởng của các sai sót này có trọng yếu hay không. Lập dự thảo các điểm lưu ý cho Partner, các vấn đề cần xem xét ở cuộc kiểm toán năm sau. Lập dự thảo Thư quản lý và đảm bảo các vấn đề liên quan đến soát xét đã được làm rõ và các bằng chứng đã được thu thập. Xem xét BCTC có phù hợp với Chuẩn mực kế toán và các qui định pháp lý có liên quan.

 Sau đó, Hồ sơ kiểm toán sẽ được trình cho Phó Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc chi nhánh) để soát xét các chỉ tiêu trọng yếu để lập bản dự thảo. Bản dự thảo sẽ được gửi đến khách hàng. Sau khi đã nhận được phản hồi từ khách hàng, các

bản dự thảo sẽ được KTV chính hoàn chỉnh và được ký bởi Phó Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc chi nhánh).

Trong đó, có các việc sau:

-Phê duyệt phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý

+Mục tiêu: Đảm bảo cuộc kiểm toán đã được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập

kế hoạch kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán, tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam; các bằng chứng kiểm toán thích hợp đã được thu thập đầy đủ phục vụ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán.

+Nội dung kiểm tra: xem Phụ lục 2

+Kết luận: Phương pháp kiểm toán, các công việc đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán đã thu thập đã được lưu lại đầy đủ trong hồ sơ kiểm toán và thích hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán.

-Soát xét chất lượng của thành viên Ban Giám đốc độc lập -Soát xét giấy tờ làm việc chi tiết

2.2.3.2. Lập Báo cáo kiểm toán

 Sau khi khách hàng hoàn toàn đồng ý với các bản dự thảo, báo cáo kiểm toán chính thức sẽ được in ấn và ký để chuyển cho khách hàng. Các báo cáo phải được các KTV chính ký tên và được duyệt bởi Phó Tổng Giám đốc phụ trách, Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc chi nhánh). Và phải đóng dấu giáp lai trước khi gửi đi cho khách hàng. Một bộ Báo cáo được khách hàng ký và đóng dấu chuyển lại cho FAC để lưu lại Bộ phận hành chính - quản trị.

 Mẫu BCKT của công ty TNHH Kiểm toán FAC:

 BCKT chấp nhận toàn phần: BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ đồng thời phù hợp với các Chuẩn mực, Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. Minh họa Mẫu báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần tại công ty FAC (xem Phụ lục 3)

 BCKT chấp nhận từng phần (ý kiến ngoại trừ): Ngoại trừ những ảnh hư- ởng đến BCTC, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý.

 BCKT có ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến): Vì một số lý do, KTV không thể đưa ra ý kiến.

 BCKT có ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược): BCTC đã phản ánh không trung thực và không hợp lý.

2.2.3.3. Các vấn đề nảy sinh sau khi công bố Báo cáo kiểm toán

Các sự kiện được phát hiện sau ngày ký BCKT nhưng trước ngày công bố BCTC:

 Giám đốc của doanh nghiệp được kiểm toán có trách nhiệm thông báo cho KTV hoặc Công ty kiểm toán biết về các sự kiện đã xảy ra trong khoản thời gian từ ngày ký BCKT đến ngày công bố BCTC có thể ảnh hưởng đến BCTC đã được kiểm toán.

 Trường hợp sự kiện có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC phát sinh sau ngày ký BCKT đến ngày công bố BCTC, thì KTV phải cân nhắc xem có nên sửa lại BCTC và BCKT hay không và phải thảo luận vấn đề này với Giám đốc của đơn vị được kiểm toán để có những biện pháp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

 Trường hợp KTV yêu cầu và Giám đốc doanh nghiệp chấp nhận thì KTV sẽ thực hiện những thủ tục cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế và sẽ cung cấp cho DN được kiểm toán một BCKT mới dựa trên BCTC đã được sửa đổi. BCKT mới này phải được ký cùng ngày, tháng hoặc ngay sau ngày, tháng ký BCTC đã sửa đổi.

 Trường hợp KTV yêu cầu nhưng Giám đốc đơn vị được kiểm toán không chấp nhận sửa đổi BCTC, và BCKT chưa được gửi đến đơn vị được kiểm toán thì KTV và công ty kiểm toán sẽ lập lại BCKT với ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận.

 Trường hợp BCKT đã được kiểm toán mới phát hiện có sự kiện ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, thì KTV phải yêu cầu người đứng đầu đơn vị được kiểm toán không công bố BCTC và BCKT cho bên thứ ba. Nếu đơn vị vẫn quyết định công bố các Báo cáo này, thì KTV phải áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn chặn các bên thứ ba sử dụng BCKT của mình. Các biện pháp ngăn chặn tùy

thuộc vào quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý của KTV cùng những khuyến nghị của luật sư của KTV.

Các sự kiện được phát hiện sau ngày công bố BCTC:

 Sau ngày công bố BCTC và BCKT nếu KTV nhận thấy vẫn còn sự kiện xảy ra cần phải sửa đổi BCKT, thì KTV phải cân nhắc xem có nên sửa lại BCTC và BCKT hay không, phải thảo luận vấn đề này với Giám đốc đơn vị được kiểm toán để có những biện pháp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

 Trường hợp Giám đốc đơn vị chấp nhận sửa đổi BCTC thì KTV phải thực hiện những thủ tục cần thiết, phù hợp và phải kiểm tra các biện pháp mà đơn vị được kiểm toán áp dụng nhằm đảm bảo vấn đề này đã được thông báo đến các bên nhận BCTC và BCKT đã công bố, đồng thời công ty kiểm toán và KTV phải công bố một BCKT mới căn cứ trên BCTC đã sửa đổi.

 Trong BCKT mới phải có đoạn giải thích nguyên nhân sửa đổi BCTC và BCKT đã công bố. BCKT mới này được ký cùng ngày, tháng hoặc sau ngày, tháng ký BCTC đã sửa đổi.

 Trường hợp Giám đốc đơn vị được kiểm toán không đồng ý sửa đổi BCTC theo yêu cầu của KTV thì KTV và công ty kiểm toán phải thông báo cho đơn vị được kiểm toán biết về những biện pháp mà KTV sẽ áp dụng để ngăn chặn việc các bên thứ ba sử dụng BCTC. Các biện pháp ngăn chặn tùy thuộc vào quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý của KTV cũng như những khuyến nghị của luật sư của KTV.

Trường hợp đơn vị được kiểm toán phát hành chứng khoán:

Trường hợp đơn vị được kiểm toán phát hành chứng khoán trên thị trường thì KTV phải xem xét đến những qui định pháp lý liên quan đến việc phát hành chứng khoán. Ví dụ: KTV có thể phải thực hiện những thủ tục kiểm toán bổ sung khác cho đến thời điểm đơn vị được kiểm toán niêm yết thông tin về phát hành chứng khoán.

2.3. Thực hành Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng ngắn và dài hạn tại Công ty FAC – chi nhánh Nha Trang dài hạn tại Công ty FAC – chi nhánh Nha Trang

Trong luận văn tốt nghiệp này, tôi xin trình bày thực trạng kiểm toán khoản mục khoản Phải thu khách hàng ngắn và dài hạn được thực hiện bởi Công ty TNHH Kiểm toán FAC – chi nhánh Nha Trang, minh họa thực trạng kiểm toán tại Công ty cổ phần XYZ. Công ty cổ phần XYZ là một khách hàng thừơng xuyên của công ty. Công ty FAC đang thực hiện kiểm toán cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2012.

2.3.1. Tìm hiểu về Công ty XYZ

-Tên khách hàng: Công ty Cổ phần XYZ

-Là công ty Cổ phần được thành lập từ việc cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 455/QĐ-UB ngày 23/03/2005 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3703000014 ngày 02/06/2007 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Khánh Hòa cấp.

-Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh và lắp đặt đồ gỗ, hàng trang trí nội thất như: Ván sàn, cửa gỗ, đồ gỗ nội thất, ván nhân tạo, okal; Kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm sản xuất từ gỗ, hàng nông sản, lâm sản, gỗ các loại, dăm gỗ nguyên liệu;….

-Trụ sở chính: Nha Trang, Khánh Hòa -Mã số thuế: 4200470043

-Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần -Chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán áp dụng:

 Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VND).

 Chế độ kế toán áp dụng: theo Quyết định số 15/2006/QĐ–BTC do Bộ Tài Chính ban hành.

 Công ty sử dụng hình thức Nhật kí chung. Công việc ghi sổ kế toán được thực hiện trên phần mềm trên máy vi tính.

2.3.2. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ Mục tiêu: Mục tiêu:

Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán.

Nội dung chính:

HTKSNB ở cấp độ doanh nghiệp thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, HTKSNB ở cấp độ doanh nghiệp đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của HTKSNB. Hiểu biết tốt về HTKSNB ở cấp độ doanh nghiệp sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá HTKSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá HTKSNB ở cấp độ doanh nghiệp bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 03 thành phần cấu thành của HTKSNB:

(1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro;

(3) Giám sát các hoạt động kiểm soát.

Bảng 2.1: Soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiếm soát chính chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền

Các sai sót có thể xảy ra

(What can go wrong?)

Lựa chọn hoặc mô tả một hoặc một số thủ tục kiểm soát chính áp dụng để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời sai

sót có thể xảy ra (Key controls)

Đánh giá về mặt thiết kế Kết luận xem thủ tục kiểm soát chín h có được thực hiện Tham chiếu tới tài liệu thủ tục kiểm tra bằng quan sát hoặc điều tra 1. Mục tiêu kiểm soát: Doanh thu và phải thu đã ghi sổ là có thật.

1.1 Doanh thu và phải thu là giả; được ghi nhận nhưng chưa giao hàng/ cung cấp dịch vụ; hóa đơn bán hàng được ghi nhận nhiều hơn một lần

Hóa đơn bán hàng chỉ được lập cho các đơn hàng và lệnh xuất kho đã được phê duyệt

Trong vòng ….. ngày sau ngày kết thúc năm, đơn đặt hàng và các tài liệu xuất hàng phải được soát xét và thực hiện các điều chỉnh cần thiết đối với các hóa đơn đã viết nhưng cuối năm hàng vẫn chưa xuất kho.

Đối chiếu phiếu xuất kho với hóa đơn để đảm bảo rằng một khoản doanh thu không bị xuất hóa đơn và ghi sổ kế toán nhiều lần

Các thủ tục khác (mô tả): ……... 1.2 Giá bán trên

hóa đơn bị ghi

Giá bán trên hóa đơn được kiểm tra,

cao hơn so với biểu giá quy định

lại trước khi chuyển cho KH

Các thay đổi về giá bán và khuyến mại phải được người có thẩm quyền phê chuẩn.

Chỉ có người có thẩm quyền mới được thay đổi giá cả, hạn mức tín dụng, bổ sung KH mới vào hệ thống Các thủ tục khác (mô tả):…………..

2. Mục tiêu kiểm soát: Các khoản thu tiền và giảm trừ cho KH phải được ghi chép kịp thời và đúng đắn, và ghi giảm vào tài khoản phải thu KH.

2.1 Các khoản KH thanh toán không được ghi chép khi nhận được, hoặc các khoản giảm trừ không được đưa ra và ghi chép kịp thời, hoặc các khoản thanh toán không được ghi chép đúng đối tượng của khoản phải thu KH

Bộ phận nhận tiền bán hàng bằng tiền mặt phải độc lập với kế toán theo dõi các khoản phải thu

Các khoản ứng trước tiền của KH phải được theo dõi và đối chiếu bởi một cá nhân độc lập với kế toán phải thu.

Các khoản hàng bán trả lại phải được ghi chép và phản ánh trong báo cáo nhận hàng trả lại, hàng trả lại phải được đối chiếu khớp với việc giảm trừ tiền của KH. Các chênh lệch phải được điều tra.

Bảng đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng được lập hàng tháng bởi một người độc lập với kế toán ngân hàng. Định kì phải tiến hành đối chiếu công nợ với KH. Các chênh lệch phải được điều tra, xử lý.

Các thủ tục khác (mô tả):…………..

3. Mục tiêu kiểm soát: Tất cả các khoản doanh thu, phải thu của DN trong kỳ đã được ghi nhận

3.1 Hàng hóa đã giao cho KH nhưng chưa xuất hóa đơn

Phải lập chứng từ vận chuyển và chỉ xuất hàng hóa theo đơn đặt hàng đã phê chuẩn và chuyển kịp thời để lập hóa đơn.

Chứng từ vận chuyển và sổ theo dõi xuất hàng phải được đánh số thứ tự để kiểm soát, so sánh với hóa đơn về số lượng đã xuất. Các hàng đã xuất bán nhưng chưa ghi hóa đơn phải được kiểm tra kịp thời.

Các thủ tục khác (mô tả):..………… 3.2 Tiền thu từ hoạt động bán hàng có thể bị mất hoặc biển thủ trước khi được ghi nhận

Phải sử dụng sổ quỹ để ghi chép tiền thu bán hàng.

KH được khuyến khích đòi phiếu thu từ nhân viên nhận tiền.

Các nghiệp vụ bán hàng thu tiền mặt, chuyển khoản và giao dịch bằng tiền khác được giám sát chặt chẽ Các thủ tục khác (mô tả):…………

4. Mục tiêu kiểm soát: các khoản phải thu KH (trừ các khoản dự phòng) là các khoản có thể thu lại bằng tiền.

4.1 Các khoản phải thu KH thuần bị ghi quá do các khoản dự phòng bị ghi

Chính sách bán hàng và tín dụng phải được thiết lập bởi các nhà quản lý và thực hiện bởi các nhà quản lý phòng tín dụng hoặc khác độc lập với bộ phận bán hàng và thu tiền.

thiếu, do không có hoặc không tuân thủ chính sách tín dụng cho KH (thiếu việc xem xét tuổi nợ, báo cáo đánh giá tín dụng độc lập, đối chiếu hạn mức)

Báo cáo tuổi nợ phải được lập hàng tháng phù hợp với chính sách của công ty Các thủ tục khác (mô tả):………… 4.2 Các khoản dự phòng bị ghi thiếu do không cân nhắc đầy đủ ảnh hưởng của các tranh chấp với KH

Báo cáo hàng tháng được lập và gửi kịp thời tới KH. Tiến hành đối chiếu công nợ định kì với KH, mọi chênh lệch phải được phát hiện và xử lí kịp thời bởi một bộ phận độc lập với bộ phận thu tiền.

Các thủ tục khác (mô tả):………...

KTV cần tổng hợp các rủi ro trọng yếu phát hiện trong quá trình thực hiện các bước công việc vào bảng dưới đây:

Mô tả rủi ro Cơ sở dẫn liệu

TK ảnh hưởng

Thủ tục kiểm toán cần thực hiện

Không phát hiện rủi ro Thực hiện thử nghiệm cơ bản

(1) Hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền nhìn chung đã được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được triển khai thực hiện?

Không

(2) Có thực hiện kiểm tra tính hoạt động hữu hiệu (kiểm tra hệ thống KSNB) đối với chu trình này không?

[trình bày việc kiểm tra vào Mẫu C110]

Không [thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức cao]

Lý do của việc Có/Không kiểm tra hệ thống KSNB:

Công ty không có thể hiện hệ thống KSNB rõ ràng thông qua việc ban hành các quy định hoặc thành lập bộ phận KSNB, nên KTV chỉ thực hiện thủ tục kiểm tra cơ bản.

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng ngắn và dài hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán FAC - chi nhánh Nha Trang thực hiện (Trang 55)