Xuất cho ngành học tại trường Bình Dương

Một phần của tài liệu “ thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại công ty TNHH hanjin logistics việt nam” (Trang 36)

2.3.1 Đề xuất về các môn học.

- Môn học nào thực tế, hay nên đưa vào chương trình giảng dạy, nhà trường nên có những buổi thực tế, ngoại khóa cho sinh viên tại chuyên ngành học;

- Thường xuyên kiểm tra năng lực của sinh viên, quản lí sinh viên chặt hơn để sinh viên có ý thức học tập hơn, không bị mất căn bản, tránh trường hợp” sinh viên đaị học cái gì cũng biết mà không biết cái gì”. Vì theo thời gian, được học rất nhiều môn học khác nhau, các kiến thức cũ không được ôn lại cũng dần bị sao lãng để thay vào những môn học mới. Sinh viên học nhiều nhưng phải có chất lượng.

2.3.2 Đề xuất về cách tổ chức thực tập.

Việc thực tập ngoài trường là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên. Qua quá trình thực tập, sinh viên được không chỉ tiếp thu thêm kiến thức mà còn được chủ động áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào môi trường làm việc thực tế tại cơ quan, doanh nghiệp: đồng thời tạo được những quan hệ mới, biết cách làm việc trong một tập thể đa dạng, trong đó, yếu tố “quan hệ giữa con người với con người” luôn luôn được trân trọng. Do đó, để có cách tổ chức thực tập hiệu quả, em xin đề xuất các ý kiến sau:

- Không nên để dồn đến năm cuối mới bắt đầu học các môn chuyên ngành, vì như vậy sẽ tạo áp lức lớn trong học tập tại trường, cũng như sẽ gây khó khăn, chi phối việc dành thời gian để tìm kiếm chỗ thực tập;

- Tránh tình trạng đổ dồn tìm kiến chỗ thực tập do việc sắp xếp thời gian thực tập gần dịp Tết đến các công ty khó chịu tiếp nhận sinh viên trong lúc này;

- Tránh để tình trạng lịch học, lịch thi, lịch thực tập chồng chéo lẫn nhau tạo tâm lí bất an, gây nhiều khó khăn cho sinh viên khi xin chỗ thực tập cũng như ảnh hưởng đến hiêu quả học tập tai trường.

3.1 Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.3.1.1 Giới thiệu về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu. 3.1.1 Giới thiệu về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu.

3.1.1.1 Khái niệm.

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: “dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán,, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”

Theo luật Thương mại Việt Nam thì: “giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác”.

Nói tóm lại, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi) tới người nhận hàng (người nhận). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.

Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa nhập khẩu là hàng loạt các công việc liên quan đến vận chuyển, phân phối hàng hóa…đưa hàng từ cảng sau khi làm các thủ tục hải quan để lấy hàng giao cho nhà nhập khẩu sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, nhà xuất khẩu thực hiện việc giao hàng cho nhà nhập khẩu.

3.1.1.2 Người giao nhận.

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về người giao nhận nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất nào về người giao nhận được quốc tế chấp nhận.

Theo điều 164 Luật Thương mại Việt Nam: người giao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch vụ giao nhận hàng hóa.

- Chủ hàng: khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình.

- Chủ tàu: khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận. - Đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên

nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Vậy người giao nhận là người:

- Hoạt động theo hợp đồng ủy thác với chủ hàng, bảo vệ lợi ích chủ hàng. - Lo việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải. Anh ta có thể là người có

hoặc không có phương tiện vận tải, có thể sử dụng, thuê mướn người vận tải hoặc trực tiếp tham gia vận tải. Nhưng anh ta ký hợp đồng ủy thác giao nhận với chủ hàng là người giao nhận chứ không phải là người vận tải.

- Làm một số việc khác trong phạm vi ủy thác của chủ hàng.

- Ở các nước khác nhau tên gọi của người giao nhận có khác nhau (Forwarder, Freight forwarding Agent) nhưng đều có chung một tên giao dịch quốc tế là: người giao nhận hàng hóa quốc tế (International freight forwarder) và cùng làm dịch vụ giao nhận.

3.1.2 Phân loại hoạt động giao nhận.

3.1.2.1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động.

- Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ cho các tổ chức chuyên chở quốc tế.

- Giao nhận nội địa (giao nhận truyền thống) : là hoạt động giao nhận chỉ chuyên chở hàng hóa trong phạm vi một nước.

3.1.2.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh.

- Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng đi hoặc gửi hàng đến.

- Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài hoạt động thuần túy còn bao gồm việc xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng háo, vận chuyển đường ngắn, lưu kho, lưu bãi,…

3.1.2.3 Căn cứ vào phương tiện vận tải.

- Giao nhận hàng hóa bằng đường biển; - Giao nhận hàng không;

- Giao nhận đường thủy; - Giao nhận đường sắt; - Giao nhận ô tô; - Giao nhận bưu điện; - Giao nhận đường ống;

- Giao nhận vận tải liên hợp (Combined Transportation – CT), vận tải đa phương thức (Montimodal Transportation – MT).

3.1.3 Vai trò của dịch vụ giao nhận.

Từ trước đến nay các “Forwaders” vẫn được coi như những người trung gian trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Nhiều người cho rằng sự tồn tại của nghề này không còn được bao lâu nữa bởi lẽ công nghệ thông tin trên mạng toàn cầu phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến, các chủ hàng có thể giao dịch trực tiếp với các nhà vận chuyển lớn.

Tuy nhiên nhận định như vậy còn quá sớm vì người giao nhận vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Họ là người điều phối làm sao đề toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa được thông suốt. Chúng ta biết thương mại điện tử là rất tốt, nhưng người ta phải cần một ai đó thực hiện giao nhận món hàng. Các hãng tàu chỉ quan tâm làm sao cho các Container của họ được đầy hàng. Các nhà cung cấp háng hóa đôi khi cũng có thể chấp nhận vận chuyển một container đầy hàng của họ cho một khách hàng nào đó. Nhưng nếu một container lại chức hàng của rất nhiều người mua thì có

lẽ chẳng ai khác ngoài người giao nhận có thể đưa chúng đến tay người mua hàng. Có thể nói, người giao nhận đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế.

Hiện nay sự trao đổi giao thương giữa các nước ngày càng phát triển, số lượng hàng ngày càng lớn và đa dạng, và Việt Nam cũng đang trên đường hòa nhập từng bước với sự phát triển nền kinh tế Thế Giới. Đường lối đúng đắn của chính phủ đã và đang khuyến khích các công ty trong nước xuất nhập khẩu, do đó lượng hàng xuất nhập khẩu ngày càng tăng và chủng loại ngày càng phong phú hơn, số lượng các công ty đăng ký kinh doanh ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa trong và ngoài nước được ký kết thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước và sự sống còn của đa số các công ty trong nước.

Để thực hiện tốt và hoàn thành các hợp đồng thì không thể không nhắc đến vai trò của các công ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, cụ thể như:

- Hoạt động giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm mà không cần có sự tham gia của người gửi cũng như người tác nghiệp

- Hoạt động giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương tiện vận tải tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các phương tiện vận tải cũng như các phương tiện hỗ trợ khác

- Hoạt động giao nhận giúp giảm giá thành các hàng hóa xuất nhập khẩu - Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt chi phí

không cần thiết như: chi phí xây dựng kho tàng bến bãi của người giao nhận hay do người giao nhận thuê, chi phí đi lại, chi phí đào tạo nhân công, chi phí cơ hội,…

Cùng với sự phát triển về kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, công tác giao nhận xuất nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng và số lượng nhân viên trong công tác ngày một tăng giúp cho sự lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước trở

nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên giao nhận là một việc làm tương đối phức tạp, đòi hỏi người làm giao nhận phải có kiến thức chuyên môn và sự năng động nhanh nhẹn. Nếu một nhân viên giao nhận yếu về nghiệp vụ thì có khi lô hàng sẽ bị chậm trễ và dẫn đến nhiều khó khăn như: giao nhận hàng chậm. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp hay chủ hàng thiếu nguyên vật liệu để sản xuất, không có hàng để bán ra thị trường trong khi thị trường đang khan hiếm, hoặc phải đóng tiến lưu kho, lưu bãi,…

3.1.4 Các bước tổ chức giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.

Muốn nhập khẩu hàng hóa thì trước tiên bạn phải có giấy phép kinh doanh nhập khẩu mặt hàng đó. Sau đó khi bạn có được nguồn hàng nhập thì ký kết hợp đồng ngoại thương, trong hợp đồng sẽ quy định cụ thể phương thức thanh toán cũng như các giấy tờ cần thiết để bạn có thể nhận hàng khi hàng về Việt Nam. Thường thì phương thức thanh toán sẽ là L/C vì người bán bên nước ngoài không tin tưởng lắm về việc thanh toán trực tiếp TTR của các Doanh nghiệp Việt Nam.

Bộ chứng từ nhập khẩu đầy đủ: - 1 B/L gốc, 1 B/L copy

- 1 Invoice gốc, 1 Invoice copy (có sao y bản chính của Công ty) - 2 Packing lists

- 1 Contract sao y bản chính

- 1 Certificate og Origin để hưởng thuế ưu đãi

- 1 bộ tờ khai Hải quan (nếu list có nhiều hơn 9 mặt hàng thì bổ sung thêm phụ lục tờ khai)

- Phụ lục tờ khai trị giá tính thuế - 3 giấy giới thiệu

- Đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số xuất nhập khẩu

Đây là những giấy tờ cơ bản để có thể mở tờ khai. Trong một số trường hợp cụ thể cần thêm một số loại khác.

Về việc nhận hàng: trước khi hàng về đến Việt Nam, sẽ có Giấy báo tàu đến (Arrival Notice) thông báo cho bạn biết về chi tiết lô hàng cũng như thời gian, địa điểm mà hàng sẽ về đến Việt Nam kèm theo việc yêu cầu bạn đến nhận hàng.

Các chứng từ cần thiết để nhận lệnh giao hàng (Deliverry Order) cũng được ghi chú rõ trong giấy báo tàu đến. Khi đã có D/O trong tay, cùng với 1 số chứng từ khác để ra Hải qaun và mở tờ khai Hải quan. Sau khi mở tờ khai Hải quan sẽ tiến hành kiểm hóa hàng hóa của bạn xem có đúng trong hợp đồng, Invoice, Packing list cũng như C/O không, nếu đúng thì bạn có thể giải phóng hàng hóa và chở về kho của mình, tùy theo mặt hàng mà chuẩn bị đóng thuế ngay hay là đóng thuế sau 1 thời gian nào đó.

Trình tự nhận hàng nhập khẩu:

Đối với hàng không phải lưu kho lưu bãi tại cảng.

Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu.

 Để có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ:

- Bản lược khai hàng hóa (2 bản). - Sơ đồ xếp hàng (2 bản).

- Chí tiết hầm hàng (2 bản).

- Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có).

 Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu.

 Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như:

- Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dở hàng) nhằm quy trách nhiệm cho tàu về những tổn thất sau này.

- Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC). - Biên bản giám định.

- Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hãng hải lập)…

 Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểm hóa. Nếu không có niêm phong cặm chì phải mời hải quan áp tải về kho.

 Làm thủ tục hải quan.

 Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hóa.

Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng.

 Cảng nhận hàng từ tàu:

- Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (do cảng làm).

- Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận cũng phải lập).

- Đưa hàng về kho bãi cảng.  Cảng giao hàng cho các chủ hàng:

- Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O – delivery order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng.

- Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai

- Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hóa đơn và phiếu đóng gói đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O.

- Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng. - Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:

 Xuất trình và nộp các giấy tờ: + Tờ khai hàng nhập khẩu + Giấy phép nhập khẩu + Bản kê chi tiết

+ Lệnh giao hàng của người vận tải + Hợp đồng mua bán ngoại thương + Một bản chính và một bản sao vận đơn + Giấy chứng nhận xuất xứ

+ Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch (nếu có) + Hóa đơn thương mại

 Hải quan kiểm tra chứng từ  Kiểm tra hàng hóa

 Tính và thông báo thuế

 Chủ hàng ký nhận vào giấy thông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng 30 ngày) và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan

- Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng.

Hàng nhập bằng Container:

- Khi nhận được thông báo hàng đến thì chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O.

- Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hóa (chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt). - Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ

Một phần của tài liệu “ thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại công ty TNHH hanjin logistics việt nam” (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w