Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận của Công ty

Một phần của tài liệu “ thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại công ty TNHH hanjin logistics việt nam” (Trang 60)

3.2.4.1 Bối cảnh quốc tế.

Trong thời gian gian gần đây, thế giới có nhiều biến động, chiến tranh, các thiên tai gây ảnh hưởng rất lớn tới việc giao thương.

Trong hợp tác đa phương dịch vụ vận tải biển là một trong những ngành dịch vụ nhạy cảm và được các quốc gia rất quan tâm, nhưng tiến trình tự do hóa ngành dịch vụ này lại gặp nhiều khó khăn do một số nước luôn đưa ra ý kiến phản đối, họ muốn áp dụng luật riêng của mình nhằm bảo hộ ngành vận tải biển trong nước.

Trên thực tế, môi trường kinh doanh của ngành dịch vụ này vẫn tiếp tục được cải thiện và tự do hóa đáng kể. Nhờ vậy mà những người làm giao nhận mới có điều kiện tin tưởng vào sự phát triển trong thời gian tới.

3.2.4.2 Cơ chế quản lý quy mô của Nhà Nước.

Khi nói đến cơ chế quản lý vi mô của Nhà Nước, chúng ta không thể chỉ nói đến những chính sách riêng về vận tải biển hay giao nhận. cơ chế ở đây bao gồm tất cả các chính sách có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung.

Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động giao nhận vận tải vì Nhà nước có những chính sách thông thoáng, rộng mở sẽ thúc đẩy sự phát triển của giao nhận vận tải, ngược lại sẽ kìm hãm nó.

3.2.4.3 Tình hình xuất nhập khẩu trong nước.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có quan hệ mật thiết với hoạt động giao nhận hàng hóa. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu có dòi dào, người giao nhận mới có hàng để giao nhận, sản lượng và giá trị giao nhận mới tăng, ngược lại hoạt động giao nhận không thể phát triển.

Ở đây giá trị giao nhận được hiểu là doanh thu mà người giao nhận có được từ hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy giá trị giao nhận không chịu ảnh hưởng của giá trị xuất nhập khẩu nhưng nó lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ sản lượng xuất nhập khẩu.

3.2.4.4 Các nhân tố nội tại của Công ty.

Hoạt động giao nhận vận tải biển của Hanjin Logistics còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân công ty, cơ

chế quản lý hoạt động kinh doanh, chính sách của Công ty đối với nhân viên, đối với khách hàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên.

3.3 Các giải pháp hoàn thiện công tác giao nhận hàng hóa tại Công ty TNHH Hanjin Logistics Việt Nam.

Trải qua một thời gian thực tập ở Công ty và cùng với những kiến thức tiếp nhận được em xin đưa ra một vài giải pháp hy vọng phần nào đóng góp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ giao nhận của Công ty.

3.3.1 Giải pháp 1: Giải pháp về thị trường.

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường giao nhận như hiện nay muốn tồn tại và phát triển đồng thời nâng cao thị phần, Hanjin Logistics cần phải mở rộng thị trường giao nhận. Đây là một biện pháp hữu hiệu để đạt được các mục tiêu về lợi nhuận, mục tiêu cũng cố, tăng cường vị thế và mục tiêu an toàn. Khi thị trường đã được mở rộng thì cho dù một khu vực thị trường nào đó có biến động cũng sẽ không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động giao nhận của toàn công ty.

Có 2 hình thức mở rộng thị trường, đó là mở rộng thị trường theo chiều rộng và mở rộng thị trường theo chiều sâu:

- Mở rộng thị trường theo chiều rộng được hiểu là mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý. Cho đến nay, Hanjin Logistics đã vươn ra nhiều thị trường quốc tế, hoạt động hầu hết các châu lục.

- Mở rộng thị trường theo chiều sâu là trên cùng một thị trường hiện có nhưng công ty có thể thu hút thêm nhiều khách hàng, cũng cố, thiết lập quan hệ lâu dài với các khách hàng truyền thống bằng chất lượng dịch vụ bằng việc mở rộng phạm vi dịch vụ của mình.

3.3.2 Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng dịch vụ.

Đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, việc nâng cao chất lượng dịch vụ là rất khó khăn bởi khái niệm “chất lượng dịch vụ” còn rất mơ hồ, chưa có một

tiêu chuẩn nào đánh giá. Trong hoạt động giao nhận hàng hóa, chất lượng của dịch vụ đem đến cho khách hàng sự tin tưởng, yên tâm là hàng hóa của mình đang được an toàn và đến đích chính xác trong tay những người giao nhận chuyên nghiệp nhất. Ta thấy rằng công ty mới chỉ chiếm được thị phần rất nhỏ trong thị trường giao nhận vận tải đường biển một phần là do chất lượng dịch vụ chưa cao, một số khách hàng khi ủy thác cho công ty giao nhận một lô hàng do gặp quá nhiều trục trặc đã không quay lại công ty nữa. Do vậy, việc cạnh tranh bằng chất lượng là rất cần thiết, nó giúp công ty bớt được gánh nặng cạnh tranh bằng giá vì trong cuộc chiến giá cả, Hanjin Logistics không thể đấu lại được với các công ty nước ngoài có tiềm lực về vốn.

Với loại hình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, chất lượng dịch vụ đôi khi thể hiện ở những việc đôi khi rất nhỏ. Chẳng hạn với những hàng hóa đặc biệt như hàng container treo cần yêu cầu vệ sinh cao thì công ty nên chọn container sạch, các trang thiết bị làm hàng cũng nên đảm bảo để hàng được xếp đều, không bị nhàu nát. Nếu chỉ cần chú ý những chi tiết nhỏ nhặt như thế thì cách nhìn nhận, đánh giá của khách hàng đối với dịch vụ của công ty sẽ khác hẳn.

Ngoài ra tạo dịch vụ tốt cũng tức là tư vấn cho khách hàng về tình hình cạnh tranh trên thị trường, tình hình hoạt động ngoại thương, luật pháp quốc tế. Cung cấp cho khách hàng những thông tin về đối tác xuất nhập khẩu, đưa ra các lời khuyên về các điều khoản hợp đồng mua bán ngoại thương, giải thích vụ thể các điều khoản phức tạp để khách hàng không hiểu sai, dẫn đên tranh cãi khi có tranh chấp xảy ra.

3.3.3 Giải pháp 3: Đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình mới.

Trước hết là về trình độ nghiệp vụ, cho dù mỗi nhân viên phải tự trau dồi kiến thức, học hỏi thêm về nghiệp vụ nhưng vai trò của công ty trong việc đào tạo đội ngũ lao động của mình là không thể phủ nhận. Công ty cần thường xuyên tổ chức các khóa học về nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, giao tiếp khách hàng, đào tạo thêm về luật pháp cho các nhân viên kinh doanh.

Ngay từ khâu tuyển dụng, công ty cần nghiêm túc, khách quan để chọn được những nhân viên trẻ, tài năng, nhiệt tình. Có thế mới tạo lợi nhuận cho khâu đào tạo về sau. Hàng năm, công ty nên tổ chức các cuộc thi sát hạch về nghiệp vụ, đặc biệt là ngoại ngữ để mọi nhân viên luôn phải tự học tập, không lơ là việc trau dồi, làm giàu kiến thức, trình độ của mình.

Bên cạnh đó, việc nâng cao ý thức cho các nhân viên cũng rất quan trọng, góp phần giúp công ty nâng cao hiệu quả công việc. Đó là tinh thần trách nhiệm, tư duy sáng tạo trong công việc, ý thức tiết kiệm, giữ gìn bảo vệ tài sản của công ty.

3.3.4 Giải pháp 4: Hạn chế sự ảnh hưởng của tính thời vụ.

Như trên đã phân tích, mặc đặc thù mà cũng là một tồn tại cần khắc phục của Công ty TNHH Hanjin Logistics Việt Nam đó là tính thời vụ. Tính thời vụ của hoạt động giao nhận xuất phát từ tính thời vụ của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bởi lượng hàng hóa xuất nhập khẩu chính là đối tượng của hoạt động giao nhận. Tuy vậy khi nước ta đang ngày càng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì sự lưu thông hàng hóa sẽ ngày càng được đẩy mạnh. Dù có lúc lượng hàng hóa có sụt giảm nhưng không phải là không có hàng, nếu biết khai thác tốt, Hanjin Logistics có thể ổn định được nguồn hàng, tiến tới chủ động trong hoạt động kinh doanh.

Muốn hạn chế được ảnh hưởng của tính thời vụ, Hanjin Logitics phải có được sự tín nhiệm của khách hàng, hoặc phải ký được những hợp đồng ủy thác giao nhận dài hạn với lượng hàng lớn. Đây là một công việc đòi hỏi phải có chiến lược lâu dài nhưng trước mắt Hanjin Logistics có thể thực hiện một số biện pháp sau:

Giảm giá dịch vụ để thu hút khách hàng:

Khi tiến hành giảm giá dịch vụ, công ty có thể sẽ rơi vào tình trạng làm ăn không có lãi, thậm chí lỗ. Nhưng nếu không làm gì, công ty cũng sẽ vẫn phải trả lương nhân viên, khấu hao máy móc thiết bị. Còn nếu thực hiện chiến lược giảm giá, công ty có một cái lợi là duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng, điều này là các lợi tiềm năng, khó có gì mua được.

Khi tiến hành giảm giá, Công ty phải nghiên cứu một mức hợp lý, vừa thu hút được khách hàng vừa đảm bảo được lợi nhuận. Điều này không đơn giản chút nào vì mùa hàng xuống, các hãng tàu biển cũng như cơ quan cảng đồng loạt giảm giá khiến hầy hết các doanh nghiệp giao nhận cũng đều có khả năng giá.

Nâng cao chất lượng dịch vụ với giá không đổi

Đây là biện pháp mang tính chiến lược, mang tính lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Nhưng chất lượng dịch vụ không phải ngày một ngày hai mà có được, cũng không dễ dàng tạo điều ý niệm trong tâm tưởng của khách hàng. Nâng cao chất lượng dịch vụ tuy khó khăn nhưng phải được tiến hành đồng bộ sau một quá trình chuẩn bị chu đáo.

KIẾN NGHỊ

- Môi trường pháp lý và thủ tục hành chính về hàng nhập khẩu: Nhà nước nên có những điều chỉnh và các thủ tục về hải quan để rút ngắn thời gian cho các công ty giao nhận và trách được các rủi ro trong quá trình làm dịch vụ. Hiện nay các công ty đang gặp lúng túng trong việc kinh doanh do các qui định của Nhà nước từ các văn bản hướng dẫn thi hành và nội dung của luật còn nhiều mâu thuẫn.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng: Nhà nước cần đầu tư vào hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các kho vận, bến bãi chứa hàng…Đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống tàu biển và phương tiện bốc dỡ.

- Hỗ trợ về thông tin cho các công ty: Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thu thập thông tin về thị trường xuất nhập khẩu để cho các doanh nghiệp có phương án kinh doanh. Từ đó sẽ giúp cho các Công ty hiểu rõ hơn về các đối tác làm ăn.

2. Đối với Công ty TNHH Hanjin Logistics Việt Nam.

- Đầu tư nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường là một trong những công tác đóng vai trò quan trọng quyết định tới sự thành công cũng như thất bại trong hoạt động kinh doanh.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đẩy mạnh công tác tuyển dụng và đào tạo những nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận.

- Áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm khách hàng. Đồng thời chú trọng hơn nữa trong công tác Marketing nhằm quảng bá uy tín cho công ty trên trang web.

- Thường xuyên nâng cấp và đầu tư thêm cơ sở vật chất và các phương tiện vận tải để phục vụ cho công tác giao nhận vận tải.

KẾT LUẬN

Có thể nói hoạt động giao nhận là những đòn bẩy của nền kinh tế. Tại các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới giao nhận vận chuyển hàng hóa đó rất phát triển và trở thành ngành kinh doanh dịch vụ hiệu quả của đất nước, góp phần đáng kể vào hoạt đồng buôn bán lưu thông hàng hóa của những quốc gia này. Hoạt động giao nhận làm giảm bớt chi phí xuất nhập khẩu, phân công lao động quốc tế, tăng mối quan hệ hợp tác giữa các nước, là cánh tay nối dài mối quan hệ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Tuy nhiên, ở nước ta hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hóa cũng tương đối mới mẻ nên các văn bản pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ của người giao nhận cũng rất bất cập. Vai trò của người giao nhận chưa làm rõ ràng làm cho các nhà xuất nhập khẩu chưa có sự tin tưởng hoàn toàn vào khả năng tuy tín của người giao nhận, vì vậy nhà nước cần có nhiều văn bản pháp quy quy định rõ ràng về vai trò, nghĩa vụ của người giao nhận làm cơ sở giải quyết tranh chấp khiếu nại trong quá trình giao nhận vận chuyển hàng hóa, góp phần thúc đẩy hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hóa.

Mặc dù thời gian thực tập tại Công ty TNHH Hanjin Logistics Việt Nam là không dài nhưng đó thật sự là một quãng thời gian bổ ích. Qua đó em đã được vận dụng nhiều những kiến thức mình đã học trên lớp, hiểu thêm được nhiều nghiệp vụ văn phòng giao tiếp. Đồng thời bổ sung thêm được những kiến thức mới, thấy được sự khác biệt trong các quy trình, nghiệp vụ kinh doanh của từng mặt hàng, cũng như giữa nhập khẩu và xuất khẩu.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty...3

1.1.1 Giới thiệu chung...3

1.1.2 Tên công ty...3

1.1.3 Ngành nghề kinh doanh...4

1.1.4 Vốn điều lệ...4

1.1.5 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hanjin Logistics Việt Nam...4

1.2 Bộ máy tổ chức của Công ty...5

1.2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty...5

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban...6

1.2.3 Nhận xét về bộ máy tổ chức của Công ty...7

1.3 Tình hình nhân sự...9

1.4 Doanh số...10

1.5 Địa bàn kinh doanh...13

...14

1.5.1 Cơ cấu thị trường xuất – nhập khẩu của Công ty...14

1.5.1.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu...14

1.5.1.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu...15

1.6 Phương thức kinh doanh...17

1.7 Tình hình tài chính của Công ty...18

1.8 Khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của Công ty...20

1.9 Phân tích các yếu tố SWOT của Công ty...21

1.9.1 Điểm mạnh...21

1.9.2 Điểm yếu...21

1.9.3 Cơ hội...22

1.10 Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới...22

2.1 Thực hiện phỏng vấn...24

2.1.1 Phỏng vấn nhân viên phòng chứng từ hải quan...24

2.1.1.1 Công việc của nhân viên phòng chứng từ Hải quan...24

2.1.1.2 Kiến thức kỹ năng cần thiết tại vị trí...25

2.1.1.3 Thuận lợi trong công việc...25

2.1.1.4 Khó khăn trong công việc...26

2.1.1.5 Điều tâm đắc của chuyên gia được phỏng vấn...26

2.1.1.6 Những kiến thức, kỹ năng phải hoàn thiện sau khi tốt nghiệp...26

2.1.1.7 Nhận định về sự phát triển của ngành nghề...27

2.1.1.8 Lời khuyên cho sinh viên sắp tốt nghiệp...27

2.1.2 Phỏng vấn nhân viên xuất nhập khẩu...28

2.1.2.1 Công việc của nhân viên phòng xuất nhập khẩu...29

2.1.2.2 Kiến thức kỹ năng cần thiết tại vị trí...29

2.1.2.3 Thuận lợi trong công việc...29

2.1.2.4 Khó khăn trong công việc...29

2.1.2.5 Điều tâm đắc của chuyên gia được phỏng vấn...30

2.1.2.6 Những kiến thức, kỹ năng phải hoàn thiện sau khi tốt nghiệp...30

2.1.2.7 Nhận định về sự phát triển của ngành nghề...31

2.1.2.8 Lời khuyên cho sinh viên sắp tốt nghiệp...31

2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho sinh viên sau đợt thực tập...32

2.2.1 Bài học về xin thực tập...32

2.2.2 Bài học về thu thập thông tin tại công ty...33

2.2.3 Bài học về giao tiếp và tổ chức phỏng vấn...34

2.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra từ hai lần phỏng vấn...35

2.2.5 Nguyện vọng về nghề nghiệp của sinh viên sau đợt thực tập...35

2.3 Đề xuất cho ngành học tại trường Bình Dương...36

2.3.1 Đề xuất về các môn học...36

2.3.2 Đề xuất về cách tổ chức thực tập...36

3.1.1 Giới thiệu về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu...38

3.1.1.1 Khái niệm...38

3.1.1.2 Người giao nhận...38

3.1.2 Phân loại hoạt động giao nhận...39

Một phần của tài liệu “ thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại công ty TNHH hanjin logistics việt nam” (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w