Bài học về giao tiếp và tổ chức phỏng vấn

Một phần của tài liệu “ thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại công ty TNHH hanjin logistics việt nam” (Trang 34)

- Hiện giờ, các công ty, cơ quan đang thực hiện quyết toán năm, kiểm tra kiểm soát, đẩy mạnh chỉ tiêu, . . . nên áp lực dồn vào mọi người tại công ty rất lớn. Do đó, việc thực tập, 1 người chẳng là đồng nghiệp, chẳng quen biết thì các anh chị khó mà nhiệt tình với mình được.

- Nhân dịp nào đó, có thể mua gì đó ăn vui vẻ với các anh chị ,sẽ được lòng họ hơn và họ sẽ dễ chịu với mình hơn. Phải biết khen đúng lúc đúng chỗ, chứ không phải hở cái gì cũng nịnh nót hết.

Trong lúc phỏng vấn:

Luôn luôn lắng nghe… Điều tuyệt diệu là khi bạn biết cách lắng nghe, mọi

người sẽ thấy bạn thật cuốn hút. Họ sẽ muốn tiếp xúc với bạn vì họ cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi có bạn bên cạnh. Đừng nói quá nhiều trong khi phỏng vấn, hãy để ứng viên trình bày càng nhiều càng tốt để bạn xác định khả năng thực sự của họ. Thông thường, người phỏng vấn dành 80% thời gian để nghe trình bày và chỉ 20% thời gian để hỏi, trả lời câu hỏi của người được phỏng vấn.

Ghi chú các thông tin cần thiết. Bạn cần chuẩn bị giấy bút để ghi lại những

thông tin quan trọng của ứng viên như thành tích nổi bật, các kỹ năng đặc biệt so với những ứng viên khác. Điều đó sẽ giúp bạn đánh giá ứng viên công bằng và chính xác hơn.

Tránh những câu hỏi “tế nhị”. Bạn chỉ nên đặt những câu hỏi liên quan

trực tiếp đến vị trí chuyên ngành và tuyệt đối tránh những câu hỏi có ý phân biệt chủng tộc, tôn giáo, vùng miền địa lý…

Đặt câu hỏi đúng lúc, hợp lí, tranh thủ mọi cơ hội: khi bắt đầu một cuộc

phỏng vấn, cần phải chuẩn bị một số vấn đề để thảo luận cũng như các câu hỏi có liên quan. Nếu bạn từng gặp một người nào đó từ trước đó, cố gắng

nhớ những thông tin về anh ấy, các thối quen, sở thích hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến cả bạn và họ.

Một phần của tài liệu “ thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại công ty TNHH hanjin logistics việt nam” (Trang 34)