Công việc của nhân viên phòng xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu “ thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại công ty TNHH hanjin logistics việt nam” (Trang 29)

- Trực tiếp đi đến các kho bãi, cảng hàng không, cảng biển để làm thủ tục hải quan và nhận hàng từ các công ty vận tải.

- Sau đó sẽ lấy hàng ra để giao cho đội xe chở đến khách hàng hoặc đóng hàng xuất ra nước ngoài cho các công ty.

2.1.2.2 Kiến thức kỹ năng cần thiết tại vị trí.

- Đòi hỏi phải có kinh nghiệm trong việc làm thủ tục hải quan tại cảng hay sân bay;

- Nhanh nhẹn xử lý khi gặp phải các tình huống trong quá trình giao nhận;

- Lượng công việc rất nhiều nên hay gặp phải áp lực trong công việc, chính vì thế nhân viên xuất nhập khẩu hiện trường cần phải có tinh thần làm việc ổn định tránh bị stress;

- Có khả năng chịu áp lực cao và nhiệt tình trong công việc.

2.1.2.3 Thuận lợi trong công việc.

- Đã có kinh nghiệm trong công việc, thời gian cho công việc tương đối phù hợp, nhà ở gần công ty, có kiến thức ngoại ngữ tốt nên thuận lợi cho việc giao tiếp với chuyên gia, cấp trên;

- Thiết bị công nghệ thông tin cũng như các thiết bị văn phòng đầy đủ và luôn được bổ sung kịp thời để hỗ trợ cho công việc;

- Môi trường làm việc thân thiện, hòa thuận, vui vẻ,yên tĩnh rất phù hợp với công việc đòi hỏi tính cẩn thận, tỷ mỷ và tập trung cao độ.

- Được sự nâng đỡ quan tâm của ban Giám đốc, cùng với sự hợp tác nhiệt tình của tất cả nhân viên phòng xuất nhập khẩu nên công việc luôn diễn ra suôn sẻ.

2.1.2.4 Khó khăn trong công việc.

- Đối với công việc nhân viên xuất nhập khẩu hiện trường thường phải đi ra ngoài lấy lệnh giao hàng, làm việc ngoài cảng hay sân bay nên ảnh hưởng tới sức khỏe rất nhiều;

- Khi đóng hàng để xuất ra nước ngoài cho khách hàng rất dể bị nhầm lẫn vì khối lượng công việc nhiều cũng như hàng hóa cũng rất đa dạng.

- Do hệ thống giao thông hiện tại đi lại rất kho khăn, thường bị kẹt xe nên cũng ảnh hưởng tới việc giao nhận hàng hóa, có thể gây chậm trễ việc giao nhận hàng hóa cho khách hàng.

2.1.2.5 Điều tâm đắc của chuyên gia được phỏng vấn.

- Điều tâm đắc nhất là làm đúng nghành nghề mình yêu thích, công việc tuy nhiều gây không ít áp lực nhưng rất vui vì luôn hoàn thành tốt công việc được giao; - Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay để có được công việc ổn định là rất tốt, đem

lại thu nhập và có thể chăm lo cho đời sống bản thân cũng như gia đình trong tương lai.

2.1.2.6 Những kiến thức, kỹ năng phải hoàn thiện sau khi tốt nghiệp. nghiệp.

- Về chuyên môn ngành nghề: Cố gắng trui rèn các kỹ năng hỗ trợ cho công việc như anh văn, vi tính, cố gắng học hỏi ngay từ bây giờ chuyên môn, nghiệp vụ của những người đi trước;

- Về kỹ năng sống: Hòa đồng, vui vẻ nhẫn nhịn và phải tìm được niềm đam mê trong công việc. Tập làm quen và thích nghi với môi trường làm việc với “tác phong công nghiệp” nhanh nhẹn, gọn gàng và đúng yêu cầu của công việc. Song cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng nói chuyện trước đám đông. - Về bằng cấp: Nên có các bằng cấp khác ngoài bằng cử nhân Đại học như Anh

văn, Trung văn, tin học…

2.1.2.7 Nhận định về sự phát triển của ngành nghề.

- Nghề nhân viên xuất nhập khẩu hiện trường là nghề rất thiết yếu, chiếm vị trí rất quan trọng vì việc giao thương trao đổi hàng hóa ngày càng nhiều;

- Công việc xuất nhập khẩu hiện nay là một ngành rất thu hút và được nhiều người theo học, trong tương lai ngành sẽ tiếp tục phát triển thêm nhiều hơn nữa.

2.1.2.8 Lời khuyên cho sinh viên sắp tốt nghiệp.

Lời khuyên về chuyên môn

Cố gắng nắm thật vững những kiến thức được học trong trường, cũng như trong thời gian gian thực tập này;

Công việc liên quan đến ngành xuất nhập khẩu rất nặng nề vì thế đừng nãn chí trong quá trình làm việc;

Chuyên môn của các sinh viên mới ra trường thường vẫn còn yếu và chưa được thừa nhận, cho nên cần phải học hỏi và trau dồi thêm nữa. Cho dù có đạt thành tích cao trên ghế nhà trường thì khi ra ngoài thực tế sinh viên vẫn gặp rất nhiều cái mới, khác lạ so với kiến thức mà mình đã học cho nên không khỏi lo lắng và bỡ ngỡ. Tuy nhiên đây là điều tự nhiên và chỉ cần qua một thời gian ngắn các bạn sẽ dần làm quen công việc cũng như áp lực trong đó. Vì vậy cố gắng chú ý tìm hiểu, học hỏi từ những người đi trước các bạn sẽ dần nắm vững được những chuyên môn cần thiết cho công việc tương lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lời khuyên về kỹ năng sống và giao tiếp

Trau dồi chuyên môn và ôn lại những kiến thức đã học ở trường để cũng cố lại kiến thức có thể mang ra ứng dụng trong thực tế. Vào làm việc ở môi trường mới các bạn sẽ cần phải có thời gian để làm quen, thích nghi và chứng tỏ xem những lời dạy của người đi trước có đúng hay không. Tuy nhiên trong giai đoạn này bạn cần phải có sự kiên nhẫn, dẹp bỏ tự ái cá nhân và tính độc đoán vì đây là môi trường tập thể và để thành công cần có sự phối hợp của nhiều người;

Cần linh hoạt hơn trong giao tiếp và ứng xử. Nếu em thấy có triển vọng, cần quan tâm thấu hiểu hơn về môi trường làm việc.

Cần nhiệt tình, lanh lợi hơn, không nên chỉ ngồi một chỗ, xem các anh chị cần gì thì giúp.

Lời khuyên về ngành nghề

Qua đợt thực tập này bạn nên suy nghĩ xem ngành nghề này bạn có thực sự đam mê hay không, bạn có muốn gắn bó với nó hay không, có muốn coi nó là một phần cuốc sống của bạn không? Nếu không thì bạn hãy tìm một công việc mà bạn thấy phù hợp hơn. Quan trọng trong việc chọn ngành nghề, công việc là thật sự bạn yêu nghề, yêu công việc đó không.

Một phần của tài liệu “ thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại công ty TNHH hanjin logistics việt nam” (Trang 29)