Khối lượng hàng hóa được giao nhận

Một phần của tài liệu “ thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại công ty TNHH hanjin logistics việt nam” (Trang 57)

Bảng 3.1 – Sản lượng giao nhận giai đoạn 2011 – 2013.

Đơn vị tính: tấn

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng khối lượng 132.972 146.226 172.054 So với năm trước Mức tăng tuyệt đối - 13.254 25.828 Tốc độ tăng (%) - 109,97 117,66 Hàng xuất Số tuyệt đối 46.020 61.876 80.748 Mức tăng tuyệt đối - 15.856 18.872 Tốc độ tăng (%) - 134,45 124.,47 Hàng nhập Số tuyệt đối 86.952 84.350 91.306 Mức tăng tuyệt đối - -2.602 6.956 Tốc độ tăng (%) - 97 108.25

Nguồn: phòng kinh doanh

Nhận xét:

Từ bảng trên, ta có thể thấy sản lượng giao nhận tăng liên tục qua các năm. Một đặc điểm dễ nhận thấy là sản lượng hàng nhập trong tổng khối lượng hàng hóa được giao nhận thường cao hơn so với hàng xuất, nguyên nhân là do hội nhập kinh

tế của Việt Nam ngày càng phát triển, đồng thời chính sách phát triển đúng đắn của công ty.

- Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 109,97%. - Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 117,66%.

- Bước sang năm 2013 tình hình hoạt động giao nhận của công ty có sự khởi sắc đáng khích lệ, khối lượng hàng hóa giao nhận tăng vọt so với các năm trước, đạt 172.054 tấn hàng hóa tương ứng tăng so với năm 2012 là 117,66%. Điều đó chứng tỏ mặc dù biến động kinh tế thị trường nhưng chuyển đổi trong cơ cấu quản lý là tích cực đánh dấu sự trưởng thành của Hanjin Logistics, chứng tỏ chiến lược phương hướng hoạt động của Công ty là đúng đắn.

- Riêng năm 2012, sản lượng giao nhận hàng nhập có dấu hiệu giảm nhẹ, từ 86.952 năm 2011 xuống còn 84.350 năm 2012, giảm 2.602 tấn, nguyên nhân là do một số khách hàng gặp phải khó khăn, nhu cầu của người tiêu dùng giảm dẫn đến các doanh nghiệp còn tồn kho nhiều.

Hình 3.1 – Biểu đồ thể hiện khối lượng giao nhận hàng hóa của Công ty giai đoạn 2011 – 2013.

3.2.3 Những mặt tồn tại .

3.2.3.1 Tồn tại 1: Thị phần còn hạn chế.

Hiện nay, công ty chỉ chiếm được một phần rất nhỏ và có thể nói là không đáng kể trong thị phần giao nhận hàng hóa nói chung và hang hóa chuyên chở bằng đường biển nói riêng. Và đây có thể coi là một tồn tại cần khắc phục.

So với các công ty giao nhận khác thì thị phần của công ty Hanjin Logistics Việt Nam là không đáng kể vì công ty mới nhảy vào Việt Nam chưa lâu. Điều này chưa hẳn nằm trong tay kiểm soát của công ty vì các công ty đó có tiềm lực về vốn và công nghệ, họ thường đưa ra mức giá thấp hơn với dịch vụ cũng rất hoàn hảo. Mà với các khách hàng thì đôi khi mức giá chào ban đầu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình ra quyết định.

3.2.3.2 Tồn tại 2: Chưa có biện pháp để thu hút khách hàng một cách hiệu quả. cách hiệu quả.

Khách hàng thường xuyên là yếu tố quan trọng đặt nền tảng cho sự phát triển ổn định của Công ty, số lượng khách hàng vẫn còn hạn chế. Các hợp đồng của Công ty hiện nay chủ yếu không ổn định, các hợp đồng ủy thác theo kế hoạch dài hạn không có nhiều, đã gây khó khăn lớn cho Công ty trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, cũng như xây dựng chiến lược phát triển dài hạn. Công ty cũng chưa có những biện pháp để thu hút thêm các khách hàng mới cho mình.

3.2.3.3 Tồn tại 3: Trình độ đội ngũ nhân viên còn hạn chế.

Chúng ta đều biết hoạt động giao nhận là một công việc khá phức tạp đòi hỏi phải có kiến thức hiểu biết rất đa dạng. Khi giao dịch với khách hàng, người giao nhận không chỉ phải giỏi nghiệp vụ, thông thạo các tuyến đường, nắm vững mức cước trên thị trường với từng dịch vụ, từng luồng tuyến mà còn phải thông tường luật pháp, có những kiến thức tổng quát về tính chất hàng hóa, có khả năng thuyết phục khách hàng, hơn thế phải tư vấn cho khách hàng về nhu cầu thị trường. Muốn

vậy, người làm giao nhận phải am hiểu nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, nắm vững địa lý, có nghệ thuật giao tiếp với khách hàng.

Tại Công ty Hanjin Logistics, đội ngũ lao động được đánh giá so với các công ty khác là giỏi nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm. Nhưng nếu so sánh với những người đồng nghiệp trong khu vực và trên thế giới thì trình độ của cán bộ nhân viên công ty vẫn còn non yếu, chưa thể đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Trong điều kiện mà có nhiều dịch vụ mới xuất hiện như dịch vụ logistics thì những yếu kém trong đội ngũ cán bộ càng bộc lộ rõ. Thực tế hoạt động ở công ty cho thấy rằng những sai sót, thiệt hại gây ra cho công ty hầu hết là do các nhân viên thiếu kinh nghiệm và hạn chế về trình độ chuyên môn.

3.2.3.4 Tồn tại 4: Tính thời vụ của hoạt động giao nhận.

Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ là đặc thù của dịch vụ giao nhận vận tải biển mà còn được coi là một tồn tại cần khắc phục. Tính thời vụ thể hiện vào mùa hàng hải, lượng hàng giao nhận quá lớn, làm không hết việc. Song đến mùa hàng xuống, khối lượng hàng giảm, công việc vì thế mà cũng ít đi.

Tính thời vụ này khiến cho hoạt động của công ty không ổn định, kết quả kinh doanh theo tháng không đồng đều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người lao động, gây ra nhận thức không đúng về nghề nghiệp.

Tồn tại này mang tính khách quan, nằm ngoài sự trù liệu của doanh nghiệp nên để khắc phục không đơn giản, nó cần sự vận động của bản thân doanh nghiệp hơn thế là sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng.

3.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận của Công ty.3.2.4.1 Bối cảnh quốc tế. 3.2.4.1 Bối cảnh quốc tế.

Trong thời gian gian gần đây, thế giới có nhiều biến động, chiến tranh, các thiên tai gây ảnh hưởng rất lớn tới việc giao thương.

Trong hợp tác đa phương dịch vụ vận tải biển là một trong những ngành dịch vụ nhạy cảm và được các quốc gia rất quan tâm, nhưng tiến trình tự do hóa ngành dịch vụ này lại gặp nhiều khó khăn do một số nước luôn đưa ra ý kiến phản đối, họ muốn áp dụng luật riêng của mình nhằm bảo hộ ngành vận tải biển trong nước.

Trên thực tế, môi trường kinh doanh của ngành dịch vụ này vẫn tiếp tục được cải thiện và tự do hóa đáng kể. Nhờ vậy mà những người làm giao nhận mới có điều kiện tin tưởng vào sự phát triển trong thời gian tới.

3.2.4.2 Cơ chế quản lý quy mô của Nhà Nước.

Khi nói đến cơ chế quản lý vi mô của Nhà Nước, chúng ta không thể chỉ nói đến những chính sách riêng về vận tải biển hay giao nhận. cơ chế ở đây bao gồm tất cả các chính sách có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung.

Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động giao nhận vận tải vì Nhà nước có những chính sách thông thoáng, rộng mở sẽ thúc đẩy sự phát triển của giao nhận vận tải, ngược lại sẽ kìm hãm nó.

3.2.4.3 Tình hình xuất nhập khẩu trong nước.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có quan hệ mật thiết với hoạt động giao nhận hàng hóa. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu có dòi dào, người giao nhận mới có hàng để giao nhận, sản lượng và giá trị giao nhận mới tăng, ngược lại hoạt động giao nhận không thể phát triển.

Ở đây giá trị giao nhận được hiểu là doanh thu mà người giao nhận có được từ hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy giá trị giao nhận không chịu ảnh hưởng của giá trị xuất nhập khẩu nhưng nó lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ sản lượng xuất nhập khẩu.

3.2.4.4 Các nhân tố nội tại của Công ty.

Hoạt động giao nhận vận tải biển của Hanjin Logistics còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân công ty, cơ

chế quản lý hoạt động kinh doanh, chính sách của Công ty đối với nhân viên, đối với khách hàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên.

3.3 Các giải pháp hoàn thiện công tác giao nhận hàng hóa tại Công ty TNHH Hanjin Logistics Việt Nam.

Trải qua một thời gian thực tập ở Công ty và cùng với những kiến thức tiếp nhận được em xin đưa ra một vài giải pháp hy vọng phần nào đóng góp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ giao nhận của Công ty.

3.3.1 Giải pháp 1: Giải pháp về thị trường.

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường giao nhận như hiện nay muốn tồn tại và phát triển đồng thời nâng cao thị phần, Hanjin Logistics cần phải mở rộng thị trường giao nhận. Đây là một biện pháp hữu hiệu để đạt được các mục tiêu về lợi nhuận, mục tiêu cũng cố, tăng cường vị thế và mục tiêu an toàn. Khi thị trường đã được mở rộng thì cho dù một khu vực thị trường nào đó có biến động cũng sẽ không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động giao nhận của toàn công ty.

Có 2 hình thức mở rộng thị trường, đó là mở rộng thị trường theo chiều rộng và mở rộng thị trường theo chiều sâu:

- Mở rộng thị trường theo chiều rộng được hiểu là mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý. Cho đến nay, Hanjin Logistics đã vươn ra nhiều thị trường quốc tế, hoạt động hầu hết các châu lục.

- Mở rộng thị trường theo chiều sâu là trên cùng một thị trường hiện có nhưng công ty có thể thu hút thêm nhiều khách hàng, cũng cố, thiết lập quan hệ lâu dài với các khách hàng truyền thống bằng chất lượng dịch vụ bằng việc mở rộng phạm vi dịch vụ của mình.

3.3.2 Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng dịch vụ.

Đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, việc nâng cao chất lượng dịch vụ là rất khó khăn bởi khái niệm “chất lượng dịch vụ” còn rất mơ hồ, chưa có một

tiêu chuẩn nào đánh giá. Trong hoạt động giao nhận hàng hóa, chất lượng của dịch vụ đem đến cho khách hàng sự tin tưởng, yên tâm là hàng hóa của mình đang được an toàn và đến đích chính xác trong tay những người giao nhận chuyên nghiệp nhất. Ta thấy rằng công ty mới chỉ chiếm được thị phần rất nhỏ trong thị trường giao nhận vận tải đường biển một phần là do chất lượng dịch vụ chưa cao, một số khách hàng khi ủy thác cho công ty giao nhận một lô hàng do gặp quá nhiều trục trặc đã không quay lại công ty nữa. Do vậy, việc cạnh tranh bằng chất lượng là rất cần thiết, nó giúp công ty bớt được gánh nặng cạnh tranh bằng giá vì trong cuộc chiến giá cả, Hanjin Logistics không thể đấu lại được với các công ty nước ngoài có tiềm lực về vốn.

Với loại hình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, chất lượng dịch vụ đôi khi thể hiện ở những việc đôi khi rất nhỏ. Chẳng hạn với những hàng hóa đặc biệt như hàng container treo cần yêu cầu vệ sinh cao thì công ty nên chọn container sạch, các trang thiết bị làm hàng cũng nên đảm bảo để hàng được xếp đều, không bị nhàu nát. Nếu chỉ cần chú ý những chi tiết nhỏ nhặt như thế thì cách nhìn nhận, đánh giá của khách hàng đối với dịch vụ của công ty sẽ khác hẳn.

Ngoài ra tạo dịch vụ tốt cũng tức là tư vấn cho khách hàng về tình hình cạnh tranh trên thị trường, tình hình hoạt động ngoại thương, luật pháp quốc tế. Cung cấp cho khách hàng những thông tin về đối tác xuất nhập khẩu, đưa ra các lời khuyên về các điều khoản hợp đồng mua bán ngoại thương, giải thích vụ thể các điều khoản phức tạp để khách hàng không hiểu sai, dẫn đên tranh cãi khi có tranh chấp xảy ra.

3.3.3 Giải pháp 3: Đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình mới.

Trước hết là về trình độ nghiệp vụ, cho dù mỗi nhân viên phải tự trau dồi kiến thức, học hỏi thêm về nghiệp vụ nhưng vai trò của công ty trong việc đào tạo đội ngũ lao động của mình là không thể phủ nhận. Công ty cần thường xuyên tổ chức các khóa học về nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, giao tiếp khách hàng, đào tạo thêm về luật pháp cho các nhân viên kinh doanh.

Ngay từ khâu tuyển dụng, công ty cần nghiêm túc, khách quan để chọn được những nhân viên trẻ, tài năng, nhiệt tình. Có thế mới tạo lợi nhuận cho khâu đào tạo về sau. Hàng năm, công ty nên tổ chức các cuộc thi sát hạch về nghiệp vụ, đặc biệt là ngoại ngữ để mọi nhân viên luôn phải tự học tập, không lơ là việc trau dồi, làm giàu kiến thức, trình độ của mình.

Bên cạnh đó, việc nâng cao ý thức cho các nhân viên cũng rất quan trọng, góp phần giúp công ty nâng cao hiệu quả công việc. Đó là tinh thần trách nhiệm, tư duy sáng tạo trong công việc, ý thức tiết kiệm, giữ gìn bảo vệ tài sản của công ty.

3.3.4 Giải pháp 4: Hạn chế sự ảnh hưởng của tính thời vụ.

Như trên đã phân tích, mặc đặc thù mà cũng là một tồn tại cần khắc phục của Công ty TNHH Hanjin Logistics Việt Nam đó là tính thời vụ. Tính thời vụ của hoạt động giao nhận xuất phát từ tính thời vụ của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bởi lượng hàng hóa xuất nhập khẩu chính là đối tượng của hoạt động giao nhận. Tuy vậy khi nước ta đang ngày càng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì sự lưu thông hàng hóa sẽ ngày càng được đẩy mạnh. Dù có lúc lượng hàng hóa có sụt giảm nhưng không phải là không có hàng, nếu biết khai thác tốt, Hanjin Logistics có thể ổn định được nguồn hàng, tiến tới chủ động trong hoạt động kinh doanh.

Muốn hạn chế được ảnh hưởng của tính thời vụ, Hanjin Logitics phải có được sự tín nhiệm của khách hàng, hoặc phải ký được những hợp đồng ủy thác giao nhận dài hạn với lượng hàng lớn. Đây là một công việc đòi hỏi phải có chiến lược lâu dài nhưng trước mắt Hanjin Logistics có thể thực hiện một số biện pháp sau:

Giảm giá dịch vụ để thu hút khách hàng:

Khi tiến hành giảm giá dịch vụ, công ty có thể sẽ rơi vào tình trạng làm ăn không có lãi, thậm chí lỗ. Nhưng nếu không làm gì, công ty cũng sẽ vẫn phải trả lương nhân viên, khấu hao máy móc thiết bị. Còn nếu thực hiện chiến lược giảm giá, công ty có một cái lợi là duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng, điều này là các lợi tiềm năng, khó có gì mua được.

Khi tiến hành giảm giá, Công ty phải nghiên cứu một mức hợp lý, vừa thu hút được khách hàng vừa đảm bảo được lợi nhuận. Điều này không đơn giản chút nào vì mùa hàng xuống, các hãng tàu biển cũng như cơ quan cảng đồng loạt giảm giá khiến hầy hết các doanh nghiệp giao nhận cũng đều có khả năng giá.

Nâng cao chất lượng dịch vụ với giá không đổi

Đây là biện pháp mang tính chiến lược, mang tính lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Nhưng chất lượng dịch vụ không phải ngày một ngày hai mà có được, cũng không dễ dàng tạo điều ý niệm trong tâm tưởng của khách hàng. Nâng cao chất lượng dịch vụ tuy khó khăn nhưng phải được tiến hành đồng bộ sau một quá trình chuẩn bị chu đáo.

KIẾN NGHỊ

- Môi trường pháp lý và thủ tục hành chính về hàng nhập khẩu: Nhà nước nên có những điều chỉnh và các thủ tục về hải quan để rút ngắn thời gian cho các công ty giao nhận và trách được các rủi ro trong quá trình làm dịch vụ. Hiện

Một phần của tài liệu “ thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại công ty TNHH hanjin logistics việt nam” (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w