2.2.1 Bài học về xin thực tập.
- Được sự giúp đỡ và hướng dẫn của nhà trường trong thời gian xin thực tập đã giúp sinh viên rất nhiều, đây là một điều rất quan trọng. Không chỉ có vậy, với sinh viên cũng rất cần chủ động, tự tin khi đi xin thực tập cũng như trong thời gian tại đây. Thái độ và trách nhiệm lúc thực tập cũng sẽ giúp sinh viên lấy được niềm tin của nơi thực tập và nhận được nhiều sự giúp đỡ tích cực.
- Việc nắm bắt thời gian thực tập và chuẩn bị sớm, chủ động bản thân sẽ giúp sinh viên không bị trễ khi tìm đơn vị và rèn luyện tác phong chuyên nghiệp khi tìm việc và đi làm sau này.
- Nhờ người quen giới thiệu : có thể nhờ bố, mẹ, anh, chị, em hoặc bạn bè của họ hoặc bất kỳ mối quan hệ nào có thể để có thể được xin vào thực tập ở một công ty hoặc ngân hàng nào đó. Đây là cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể xin được, và dễ dàng xin được số liệu hơn.
- Đăng ký thi tuyển vào một số công ty, ngân hàng đang tuyển thực tập hoặc part time : ta có thể cập nhật thông tin trên mạng internet hoặc là do ai đó giới thiệu nếu thấy nơi nào đó tuyển thì các bạn có thể nộp hồ sơ vào. Tuy nhiên rất không
may là thời điểm thực tập giữa khóa của sinh viên khoa quản trị đại học Bình Dương rơi vào dịp gần tết, lúc mà các công ty bận hồ sơ sổ sách nhất nhiều để tổng kết năm. Nên họ rất ít tuyển thực tập, nếu nhận vào họ cũng rất bận bịu trong công việc, không có thời gian hướng dẫn sinh viên, sinh viên dễ gây “vướng tay vướng chân” và gây nổi nóng cho họ vì công việc quá áp lực.
- Phải có kỹ năng sử dụng máy tính và chương trình WORD, EXCEL trước. Đánh văn bản nhanh là 1 lợi thế không chối bỏ. Vì khi vào thực tập, có thể anh chị nhờ mình đánh văn bản nào đó, hoặc làm file XLS nào đó.
2.2.2 Bài học về thu thập thông tin tại công ty.
Để thu thập được thông tin tại công ty là một điều không hề đơn giản. Phải có quan hệ tốt với các nhân viên trong phòng tại chỗ mà mình thực tập, vận dụng các kỹ năng mềm của mình giao tiếp với các phòng ban khác từ đó mới thu thập được thông tin của công ty. Ngoài xin số liệu có thể hỏi thêm từ các anh chị hướng dẫn, từ quan sát, lắng nghe…
- Vì các nơi đều ngại cho sinh viên thực tập số liệu nội bộ của công ty, cơ quan mình, vì nhiều lí do.
- Cái khó khi thực tập là xin số liệu. Nơi phòng ban mà em đang thực tập có bạn thực tập chung với em ở phòng khác còn không xin được số liệu, mặc dù bị sai việc vặt rất nhiều. Đặc biệt các phòng ban khác thì em không xin được số liệu, phòng thì trưởng phòng đi công tác rất lâu, mà chỉ có trưởng phòng là người nắm số liệu, phòng thì tự dưng vào hỏi xin không ai cho. Hầu hết khi xin số liệu các anh chị đều làm khó trước, có khi nổi nóng với mình.
- Nên tạo mối quan hệ tốt với nơi thực tập bởi khi viết báo cáo cũng cần một lần nữa làm việc với đơn vị để xin số liệu và chứng nhận cho báo cáo thực tập, tạo mối quan hệ và bắt chuyện với nhiều anh chị tại các phòng ban khác nhau để những việc này dễ dàng hơn.
2.2.3 Bài học về giao tiếp và tổ chức phỏng vấn.
- Hiện giờ, các công ty, cơ quan đang thực hiện quyết toán năm, kiểm tra kiểm soát, đẩy mạnh chỉ tiêu, . . . nên áp lực dồn vào mọi người tại công ty rất lớn. Do đó, việc thực tập, 1 người chẳng là đồng nghiệp, chẳng quen biết thì các anh chị khó mà nhiệt tình với mình được.
- Nhân dịp nào đó, có thể mua gì đó ăn vui vẻ với các anh chị ,sẽ được lòng họ hơn và họ sẽ dễ chịu với mình hơn. Phải biết khen đúng lúc đúng chỗ, chứ không phải hở cái gì cũng nịnh nót hết.
Trong lúc phỏng vấn:
Luôn luôn lắng nghe… Điều tuyệt diệu là khi bạn biết cách lắng nghe, mọi
người sẽ thấy bạn thật cuốn hút. Họ sẽ muốn tiếp xúc với bạn vì họ cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi có bạn bên cạnh. Đừng nói quá nhiều trong khi phỏng vấn, hãy để ứng viên trình bày càng nhiều càng tốt để bạn xác định khả năng thực sự của họ. Thông thường, người phỏng vấn dành 80% thời gian để nghe trình bày và chỉ 20% thời gian để hỏi, trả lời câu hỏi của người được phỏng vấn.
Ghi chú các thông tin cần thiết. Bạn cần chuẩn bị giấy bút để ghi lại những
thông tin quan trọng của ứng viên như thành tích nổi bật, các kỹ năng đặc biệt so với những ứng viên khác. Điều đó sẽ giúp bạn đánh giá ứng viên công bằng và chính xác hơn.
Tránh những câu hỏi “tế nhị”. Bạn chỉ nên đặt những câu hỏi liên quan
trực tiếp đến vị trí chuyên ngành và tuyệt đối tránh những câu hỏi có ý phân biệt chủng tộc, tôn giáo, vùng miền địa lý…
Đặt câu hỏi đúng lúc, hợp lí, tranh thủ mọi cơ hội: khi bắt đầu một cuộc
phỏng vấn, cần phải chuẩn bị một số vấn đề để thảo luận cũng như các câu hỏi có liên quan. Nếu bạn từng gặp một người nào đó từ trước đó, cố gắng
nhớ những thông tin về anh ấy, các thối quen, sở thích hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến cả bạn và họ.
2.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra từ hai lần phỏng vấn.
- Thời điểm phỏng vấn: nên đi sớm và phỏng vấn vào sáng sớm lúc anh chị còn rảnh chưa có việc để làm, anh chị sẽ vui vẻ chia sẻ hơn, chứ để khi vào giờ làm việc, nhiều hồ sơ chứng từ mà mình xen vào hỏi, anh chị vừa bị làm phiền, vừa không tập trung được, gây khó chịu, tạo khó khăn cho công việc phỏng vấn. - Phải chuẩn bị trước nội dung phỏng vấn.
- Gửi trước câu hỏi cho đối tượng phỏng vấn.
- Trong quá trình ghi nhận, để có hiệu quả cần ghi chép, nên dùng máy ghi âm để ghi lại những điểm nói quá nhanh.
2.2.5 Nguyện vọng về nghề nghiệp của sinh viên sau đợt thực tập.
Được làm đúng chuyên ngành. Được nhà trường giúp bảo đảm đầu ra với những sinh viên có thành tích học tập tốt.
Về Kiến thức
Có kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;
Có hiểu biết về ngoại thương nói chung xuất nhập khẩu nói riêng.
Về Kỹ năng
Tiếp cận thực tế ngay trong quá trình học từng môn chuyên ngành, nâng cao kỹ năng; nghiên cứu về các chính sách, hoạch định và phát triển ngành quản trị ngoại thương trong xu thế hội nhập quốc tế;
Phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nãy sinh trong thực tiễn ngành kinh tế, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo;
Có trình độ tiếng Anh ở mức độ thành thạo để giao tiếp xã hội và trong kinh doanh (đàm phán, soạn thảo văn bản, diễn thuyết…), làm việc theo nhóm.
Về Thái độ
Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;
Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;
Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.
2.3 Đề xuất cho ngành học tại trường Bình Dương.2.3.1 Đề xuất về các môn học. 2.3.1 Đề xuất về các môn học.
- Môn học nào thực tế, hay nên đưa vào chương trình giảng dạy, nhà trường nên có những buổi thực tế, ngoại khóa cho sinh viên tại chuyên ngành học;
- Thường xuyên kiểm tra năng lực của sinh viên, quản lí sinh viên chặt hơn để sinh viên có ý thức học tập hơn, không bị mất căn bản, tránh trường hợp” sinh viên đaị học cái gì cũng biết mà không biết cái gì”. Vì theo thời gian, được học rất nhiều môn học khác nhau, các kiến thức cũ không được ôn lại cũng dần bị sao lãng để thay vào những môn học mới. Sinh viên học nhiều nhưng phải có chất lượng.
2.3.2 Đề xuất về cách tổ chức thực tập.
Việc thực tập ngoài trường là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên. Qua quá trình thực tập, sinh viên được không chỉ tiếp thu thêm kiến thức mà còn được chủ động áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào môi trường làm việc thực tế tại cơ quan, doanh nghiệp: đồng thời tạo được những quan hệ mới, biết cách làm việc trong một tập thể đa dạng, trong đó, yếu tố “quan hệ giữa con người với con người” luôn luôn được trân trọng. Do đó, để có cách tổ chức thực tập hiệu quả, em xin đề xuất các ý kiến sau:
- Không nên để dồn đến năm cuối mới bắt đầu học các môn chuyên ngành, vì như vậy sẽ tạo áp lức lớn trong học tập tại trường, cũng như sẽ gây khó khăn, chi phối việc dành thời gian để tìm kiếm chỗ thực tập;
- Tránh tình trạng đổ dồn tìm kiến chỗ thực tập do việc sắp xếp thời gian thực tập gần dịp Tết đến các công ty khó chịu tiếp nhận sinh viên trong lúc này;
- Tránh để tình trạng lịch học, lịch thi, lịch thực tập chồng chéo lẫn nhau tạo tâm lí bất an, gây nhiều khó khăn cho sinh viên khi xin chỗ thực tập cũng như ảnh hưởng đến hiêu quả học tập tai trường.
3.1 Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.3.1.1 Giới thiệu về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu. 3.1.1 Giới thiệu về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu.
3.1.1.1 Khái niệm.
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: “dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán,, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”
Theo luật Thương mại Việt Nam thì: “giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác”.
Nói tóm lại, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi) tới người nhận hàng (người nhận). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa nhập khẩu là hàng loạt các công việc liên quan đến vận chuyển, phân phối hàng hóa…đưa hàng từ cảng sau khi làm các thủ tục hải quan để lấy hàng giao cho nhà nhập khẩu sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, nhà xuất khẩu thực hiện việc giao hàng cho nhà nhập khẩu.
3.1.1.2 Người giao nhận.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về người giao nhận nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất nào về người giao nhận được quốc tế chấp nhận.
Theo điều 164 Luật Thương mại Việt Nam: người giao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch vụ giao nhận hàng hóa.
- Chủ hàng: khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình.
- Chủ tàu: khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận. - Đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên
nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Vậy người giao nhận là người:
- Hoạt động theo hợp đồng ủy thác với chủ hàng, bảo vệ lợi ích chủ hàng. - Lo việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải. Anh ta có thể là người có
hoặc không có phương tiện vận tải, có thể sử dụng, thuê mướn người vận tải hoặc trực tiếp tham gia vận tải. Nhưng anh ta ký hợp đồng ủy thác giao nhận với chủ hàng là người giao nhận chứ không phải là người vận tải.
- Làm một số việc khác trong phạm vi ủy thác của chủ hàng.
- Ở các nước khác nhau tên gọi của người giao nhận có khác nhau (Forwarder, Freight forwarding Agent) nhưng đều có chung một tên giao dịch quốc tế là: người giao nhận hàng hóa quốc tế (International freight forwarder) và cùng làm dịch vụ giao nhận.
3.1.2 Phân loại hoạt động giao nhận.
3.1.2.1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động.
- Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ cho các tổ chức chuyên chở quốc tế.
- Giao nhận nội địa (giao nhận truyền thống) : là hoạt động giao nhận chỉ chuyên chở hàng hóa trong phạm vi một nước.
3.1.2.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh.
- Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng đi hoặc gửi hàng đến.
- Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài hoạt động thuần túy còn bao gồm việc xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng háo, vận chuyển đường ngắn, lưu kho, lưu bãi,…
3.1.2.3 Căn cứ vào phương tiện vận tải.
- Giao nhận hàng hóa bằng đường biển; - Giao nhận hàng không;
- Giao nhận đường thủy; - Giao nhận đường sắt; - Giao nhận ô tô; - Giao nhận bưu điện; - Giao nhận đường ống;
- Giao nhận vận tải liên hợp (Combined Transportation – CT), vận tải đa phương thức (Montimodal Transportation – MT).
3.1.3 Vai trò của dịch vụ giao nhận.
Từ trước đến nay các “Forwaders” vẫn được coi như những người trung gian trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Nhiều người cho rằng sự tồn tại của nghề này không còn được bao lâu nữa bởi lẽ công nghệ thông tin trên mạng toàn cầu phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến, các chủ hàng có thể giao dịch trực tiếp với các nhà vận chuyển lớn.
Tuy nhiên nhận định như vậy còn quá sớm vì người giao nhận vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Họ là người điều phối làm sao đề toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa được thông suốt. Chúng ta biết thương mại điện tử là rất tốt, nhưng người ta phải cần một ai đó thực hiện giao nhận món hàng. Các hãng tàu chỉ quan tâm làm sao cho các Container của họ được đầy hàng. Các nhà cung cấp háng hóa đôi khi cũng có thể chấp nhận vận chuyển một container đầy hàng của họ cho một khách hàng nào đó. Nhưng nếu một container lại chức hàng của rất nhiều người mua thì có
lẽ chẳng ai khác ngoài người giao nhận có thể đưa chúng đến tay người mua hàng. Có thể nói, người giao nhận đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế.
Hiện nay sự trao đổi giao thương giữa các nước ngày càng phát triển, số lượng hàng ngày càng lớn và đa dạng, và Việt Nam cũng đang trên đường hòa nhập từng bước với sự phát triển nền kinh tế Thế Giới. Đường lối đúng đắn của chính phủ đã và đang khuyến khích các công ty trong nước xuất nhập khẩu, do đó lượng hàng xuất nhập khẩu ngày càng tăng và chủng loại ngày càng phong phú hơn, số lượng các công ty đăng ký kinh doanh ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa trong và ngoài nước được ký kết thúc đẩy nền