Ảnh hưởng của hàm lượng phospho đến sự phát triển của tảo

Một phần của tài liệu Phân lập, lưu giữ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát triển của tảo Silic Navicula sp (Trang 64)

Phospho được coi là chìa khóa của quá trình trao đổi chất. Hàm lượng phospho không cần thiết phải cao, song nếu thiếu phospho thì tảo không phát triển được. Do đó, phospho được coi là một yếu tố giới hạn cho sự phát triển của tảo (Huckison, 1957, trích theo Phạm Thị Lam Hồng). Bố trí thí nghiệm với các tỉ lệ phospho thay đổi như sau: 0,00 mg/l; 0,64 mg/l; 1,14mg/l; 1,64mg/l; 2,14mg/l. Mật độ ban đầu: 5vạn tb/ml; Môi trường: F2; Nhiệt độ: 250C; Độ mặn: 25ppt; Cường độ ánh sáng là 3500lux. Hàm lượng Nitơ: 10,39mg nitơ/l. Kết quả thu được được trình bày ở hình 3.8, Bảng 3.17, Bảng 3.18.

Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Bích Mai (1995), khi phân tích hàm lượng muối dinh dưỡng trong môi trường nước biển tự nhiên ở vùng biển Nha Trang thu được kết quả với hàm lượng phospho như sau: PO4

3-

= 0,033 mg/l. Theo nghiên cứu của (Redfield và ctv, 1960 trích theo Lục Minh Diệp, 1999) môi trường nước biển tự nhiên vẫn có muối phospho nhưng với hàm lượng thấp và giữ tỉ lệ không ổn định giữa muối nitơ và muối phospho 16:1. Vì vậy mặc dù ở lô thí nghiệm 1 dù không bổ sung thêm lượng phospho nhưng tảo vẫn có khả năng phát triển được, tuy nhiên MĐCĐ của tảo là 274,7±17,4vạn tb/ml ở lô 1 thấp hơn nhiều so với các lô còn lại. Khi bổ sung thêm một lượng nhỏ phospho ở lô 2 thì mật MĐCĐ của tảo tăng hơn nhiều so với lô 1 là: 309,5±15,8vạn tb/ml và sự sai khác

này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Khi bổ sung đủ hàm lượng phospho vào môi trường dinh dưỡng chuẩn trong môi trường F2 là 1,14 mg/l thì mật độ cực đại tăng cao hơn là 349,7±23,6vạn tb/ml, sự khác biệt về MĐCĐ của tảo ở lô 3 so với lô 1 và lô 2 là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Bổ sung thêm phospho vào lô 4 là 1,64 mg/l; và lô 5 là 2,14 mg/l thì mật độ tảo có tăng một ít là 352,2±9,7vạn tb/ml đối với lô 4 là 350,7±6,6vạn tb/ml đối với lô 5. Qua kiểm định thống kê thì không có sự sai khác về MĐCĐ của tảo giữa lô 3, 4, 5.

Ghi chú: số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD)(Vạn tb/ml). Các chữ cái viết kèm minh họa bên trên khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Các hàm lượng phospho khác nhau(mgphospho/l)

Lô 1(0,00) Lô 2(0,64) Lô 3(1,14) Lô 4(1,64) Lô 5(2,14) Ngày Mật độ±SD Mật độ±SD Mật độ±SD Mật độ±SD Mật độ±SD 1 25,7±0,9 40,3±0,5 42,2±2,6 39,8±4,9 47,5±3,1 2 76,3±2,8 81,0±4,2 69,7±5,2 84,0±0,5 69,2±5,9 3 79,7±4,2 125,2±15,3 142,5±14,8 102,2±10,1 123,0±17,9 4 100,3±14,6 175,3±36,3 207,8±38,9 175,3±10,8 152,7±16,0 5 129,3±9,0 230,3±26,9 242,0±11,8 219,2±2,6 184,2±16,3 6 265,0±37,7 272,7±20,3 251,0±14,1 224,3±27,3 219,5±31,3 7 274,7±17,4a 309,5±15,8b 349,7±23,6c 352,2±9,7c 350,7±6,6c 8 191,2±10,1 233,8±51,6 327,5±17,2 344,3±33,9 302,3±34,4 9 137,3±15,6 104,7±13,7 114,8±19,6 167,2±45,0 136,5±6,8 10 110,0±15,6 87,2±6,4 96,5±18,6 111,0±2,8 88,7±4,7

Sau khi tảo đạt MĐCĐ ở lô 3, lô 4 thì mật độ không giảm mạnh như ở các lô còn lại (là những lô có hàm lượng phospho khá thấp và hàm lượng quá cao).

Vào ngày thứ 3 của chu kỳ phát triển do thiếu hụt về hàm lượng dinh dưỡng, cụ thể là hàm lượng phospho. Ở lô 1 nên tốc độ tăng trưởng là µ = 0,04 thấp hơn nhiều so với các lô còn lại là µ = 0,2÷0,72. Vào ngày tảo đạt MĐCĐ thì tốc độ tăng trưởng ở lô 1 là: µ = 0,04 cũng nhỏ hơn nhiều so với các lô còn lại là µ = 0,23÷0,47. Tốc độ tăng trưởng của tảo theo ngày ở lô có hàm lượng phospho cao tương đối ổn định (lô 3, 4). Tuy nhiên khi hàm lượng phospho quá cao (lô 5)thì có khả năng ức chế quá trình phát triển của tảo vì vậy sau ngày tảo đạt được MĐCĐ thì tốc độ tăng trưởng theo ngày của quần thể tảo giảm mạnh hơn µ = -0,15 so vơi lô 3 (µ =0,07), lô 4(µ =0,02).

Bảng 3.18: Tốc độ tăng trưởng của tảo Navicula sp. ở các nồng độ phospho khác nhau(mg/l) Ngày Lô 1(0,00) Lô 2(0,64) Lô 3(1,14) Lô 4(1,64) Lô 5(2,14)

1 1,64 2,09 2,13 2,08 2,25 2 1,09 0,70 0,50 0,75 0,38 3 0,04 0,44 0,72 0,20 0,58 4 0,23 0,34 0,38 0,54 0,22 5 0,25 0,27 0,15 0,22 0,19 6 0,72 0,17 0,04 0,02 0,18 7 0,04 0,23 0,33 0,45 0,47 8 -0,47 -0,39 -0,07 -0,02 -0,15 9 -0.33 -0,80 -1,05 -0,72 -0,80 10 -0,22 -0,18 -0,17 -0,41 -0,43

Ngày đầu tiên tảo phát triển ở các lô thí nghiệm là như nhau. Nhưng vào ngày thứ 3 trở đi thì mật độ tảo ở lô 1 (là lô không bổ sung thêm hàm lượng phospho) phát triển không tốt so với các lô còn lại. Đường cong sinh trưởng của lô 2, 3, 4, 5 là ổn định hơn. Tuy nhiên sau khi tảo đạt MĐCĐ thì ở lô 2, lô 5 mật độ tảo giảm mạnh hơn so với lô 3 và lô 4.

Từ hình 3.8, Bảng 3.17, Bảng 3.18 hàm lượng phospho thích hợp cho Navicula sp. là 1,14÷2,14 mg/l. Tuy nhiên, khi tăng hàm lượng phospho lên cao mà mật độ tảo cũng không tăng nhiều. Bên cạnh đó tuy không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về MĐCĐ ở lô 5 so với lô 3, 4. Vì vậy hàm lượng phospho thích hợp dao động trong khoảng 1,1,4÷1,64 mg/l và hạm lượng được lựa chọn để bố trí thí nghiệm sau là 1,14mg/l để tiết kiệm chi phí trong khi không ảnh hưởng đến MĐCĐ của tảo.

Một phần của tài liệu Phân lập, lưu giữ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát triển của tảo Silic Navicula sp (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)