Dịch tảo thuần được thu ở cuối pha logarit khi sức sống và chất lượng tảo là tốt nhất. Tảo được nuôi trong ống nghiệm hoặc bình tam giác 250ml ở các độ mặn 25ppt, môi trường lưu giữ là F2.
Kiểm tra chất lượng tảo lưu sau 1 tuần cho thấy: màu sắc và chất lượng tảo rất tốt, nguyên sinh chất khá rõ ràng, dịch tảo không bị nhạt màu tế bào bám chắc vào đáy nhưng rời và không bám vào nhau thành từng đám. Sau 4 tuần lưu giữ thấy chất lượng tảo vẫn tốt, tuy nhiên màu sắc của dịch tảo nhạt hơn so với sau 1, 2, 3 tuần lưu giữ. Sau 6, 7, 8 tuần lưu giữ thì tế bào tảo không còn đẹp như trước, nguyên sinh chất ít rõ ràng hơn, tuy nhiên tảo vẫn rời nhau và không có hiện tượng bám dính.
Kiểm tra sự phát triển của tảo sau khi lưu giữ với thời gian khác nhau bằng cách đưa tảo lưu giữ ra nhân sinh khối, kết quả được thể hiện ở Hình 3.1, Bảng 3.3, Bảng 3.4
Bảng 3.3. Sự phát triển của tảo Navicula sp. sau khi lưu giữ trong các khoảng thời gian khác nhau
Thời gian lưu giữ tảo Navicula sp.
Ngày
2 tuần lưu giữ 4 tuần lưu giữ 6 tuần lưu giữ 8 tuần lưu giữ
1 21,3±2,1 25,7±2,4 17,2±1,1 20,2±2,5 2 60,2±5,1 54,3±13,1 49,7±7,9 39,7±4,7 3 84,2±11,3 71,5±6,7 77,8±29,6 88,8±14,5 4 170,7±12,4 148,8±24,4 123,3±25,4 133,3±15,5 5 237,5±6,4 220,5±21,8 215,7±36,7 155,7±26,4 6 310,5±29,5 273,5±21,3 255,8±21,5 257,8±11,4c 7 317,8±5,9a 293,5±7,7ab 276,7±12,9b 193,4±11,2 8 261,2±24,6 269,2±14,5 134,0±11,2 104,0±10,4 9 187,0±21,2 181,7±21,0 104,2±11,2 84,2±7,5 10 145,3±17,2 127,8±22,3 96,0±11,0 86,0±12,3
Ghi chú: Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD)(Vạn tb/ml). Các chữ cái khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Vào 4 ngày đầu tiên, mật độ của tảo không có sự sai khác nhiều ở các lô thí nghiệm. Nhưng qua ngày thứ 5 thì sự phát triển này có sự sai khác rõ, mật độ tảo sau 8 tuần lưu giữ là 155,7±26,4vạn tb/ml so với mật độ tảo sau 2 tuần lưu giữ là 237,5±6,4vạn tb/ml, mật độ tảo sau 4 tuần lưu giữ là 220,5±21,8vạn tb/ml, mật độ
tảo sau 6 tuần lưu giữ là 215,7±36,7vạn tb/ml. MĐCĐ của tảo được lưu giữ sau 8 tuần cũng thấp hơn nhiều so với MĐCĐ của tảo ở các lô còn lại. Thời gian lưu giữ ngắn hơn thì tảo đạt MĐCĐ cao hơn, ngày đạt MĐCĐ là ngày thứ 7 chậm hơn so với tảo lưu giữ trong thời gian dài. Tuy nhiên, MĐCĐ của tảo được lưu giữ sau 8 tuần chỉ tương đương thập chí còn thấp hơn so với mật độ của tảo ở các lô còn lại vào ngày thứ 6(ngày các lô còn lại chưa đạt cực đại). Theo kiểm định thống kê thì không có sự sai khác về MĐCĐ của tảo giữa tảo sau 2 tuần lưu giữ và sau 4 tuần lưu giữ, MĐCĐ của tảo lần lượt là 317,8±5,9vạn tb/ml và 293,5±7,7vạn tb/ml,
nhưng có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê so với MĐCĐ của tảo sau 6 tuần lưu giữ và 8 tuần lưu giữ, và MĐCĐ lần lượt là 276,7±12,9vạn tb/ml và 257,8±11,4vạn tb/ml. MĐCĐ của tảo ở lô sau 4 tuần lưu giữ và 6 tuần lưu giữ không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê.
Ở lô tảo được lưu giữ trong 8 tuần tốc độ tăng trưởng theo ngày của tảo cho đến lúc tảo đạt MĐCĐ dao động trong khoảng µ = 0,15÷0,81 nhỏ hơn so với những lô thí nghiệm còn lại: lô tảo được lưu giữ trong 6 tuần là µ = 0,16÷1,06; lô tảo được lưu giữ trong 4 tuần là µ = 0,22÷1,92; lô tảo lưu giữ trong 2 tuần là µ = 0,27÷1,05. Tốc độ tăng trưởng của tảo theo ngày nhỏ hơn 0 vào ngày thứ 7 ở lô tảo lưu giữ trong 8 tuần và những lô còn lại tảo lưu giữ trong 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần tốc độ tăng trưởng âm vào ngày thứ 8.
Sau khi đạt MĐCĐ vào ngày thứ 7, sang đến ngày thứ 8 tốc độ tăng trưởng âm của lô tảo được lưu trong 2 tuần và tảo được lưu trong 4 lần lược là µ = -0,19 và µ = -0,09 nhỏ hơn nhiều so với lô tảo lưu giữ trong 6 tuần là µ = -0,72. Điều này chứng tỏ rằng sau khi đạt MĐCĐ thì mật độ của tảo ở lô 2 tuần và 4 tuần thời gian tàn lịu cũng như tốc độ tàn lịu của tảo chậm hơn so với lô tảo được lưu giữ trong 6 tuần.
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng của tảo Navicula sp. sau khi lưu giữ trong các khoảng thời gian khác nhau
Ngày 2 Tuần 4 Tuần 6 Tuần 8 Tuần 1 0,74 0,92 0,53 0,69 2 1,05 0,77 1,06 0,67 3 0,34 0,27 0,45 0,81 4 0,70 0,73 0,47 0,41 5 0,33 0,40 0,56 0,15 6 0,27 0,22 0,17 0,51 7 0,02 0,07 0,08 -0,29 8 -0,19 -0,09 -0,72 -0,62 9 -0,33 -0,40 -0,25 -0,21 10 -0,25 -0,35 -0,08 0,02
Đồ thị cho thấy tảo được lưu giữ trong 8 tuần kể từ ngày phát triển thứ 4 trở đi sinh trưởng chậm hơn nhiều so với tảo được lưu giữ ở thời gian ngắn hơn sau 2, 4, 6 tuần. Đường cong sinh trưởng của tảo được lưu giữ trong 2 tuần và 4 tuần phát triển đều, tảo không tăng trưởng đột ngột và tàn lụi sớm như lô tảo được lưu giữ trong 6 tuần và 8 tuần. Bên cạnh đó cũng nhận thấy rằng tảo lưu giữ trong thời gian càng lâu thì MĐCĐ của tảo đạt được càng giảm.